Số phận đồng Bảng Anh, EUR ra sao?

Trước khi cuộc trưng cầu dân ý diễn ra, các nhà cái đưa ra tỷ lệ Anh rời EU vào khoảng 25%; tỷ lệ này thực tế đã dần giảm xuống khi càng tiến gần ngày trưng cầu và tỷ giá đồng Bảng Anh (GBP)/USD đã tăng lên mức đỉnh điểm 1,5. Cặp tỷ giá GBP/USD sẽ vẫn chịu áp lực kéo dài và có thể giảm 15-20% từ mức cao 1,5.

Tình hình tỷ giá trước cuộc trưng cầu dân ý cũng cho thấy GBP/USD sẽ giảm mạnh. Trong suốt chiến dịch vận động Brexit, tỷ giá GBP/USD giao dịch trung bình ở mức thấp hơn 6% so với mức do chênh lệch lãi suất. Mức rủi ro chính trị 6% này có liên hệ đến tỷ lệ 30% khả năng “rời EU”. Xác suất “rời EU” này đã thành hiện thực, khiến GBP thay đổi khoảng 15% so với mức trước cuộc bầu cử, nhưng không thểloại trừ khả năng đồng GBP trượt giá mạnh.

Trong bối cảnh đó, ngân hàng HSCB đã hạ mức dự báo tỷ giá GBP/USD. Theo đó, cặp tỷ giá này sẽ giảm về 1,25 vào cuối quý III và còn 1,20 vào cuối năm 2016 vì tình trạng bất ổn sẽ vẫn kéo dài đến cuối năm. Chúng tôi cũng nghĩ đồng EUR cũng sẽ chịu tác động tiêu cực.

Cùng với việc hạ mức dự báo tỷ giá của GBP/USD, HSBC cũng hạ dự báo tỷ giá EUR/USD vào cuối năm nay từ mức 1,2 xuống 1,1.

Cụ thể, tỷ giá EUR/GBP được dự báo sẽ ở mức 0,92 vào cuối năm 2016 so với mức dự kiến 0,75 trước đây.

Theo HSBC, đồng EUR sẽ phải đối mặt với tình trạng ảnh hưởng chính trị và kinh tế. Việc Anh quyết định rời khỏi EU đã gây ra hai trở ngại cho đồng EUR. Thứ nhất, sự kiện này đã dẫn đến rủi ro ảnh hưởng chính trị. Thị trường có thể tiên lượng được những cuộc trưng cầu dân ý tương tự diễn ra ở EU hay tại các quốc gia sử dụng đồng tiền chung EUR nhưng hiện đang bất mãn với EU. Những quốc gia đang có thái độ tiêu cực về EU bao gồm Cộng hòa Síp (Cyprus), Áo, Hy Lạp và Cộng hòa Séc.

Brexit cũng dẫn đến nguy cơ hoạt động kinh tế EU đi xuống. Anh có nhu cầu tiêu thụ hàng được sản xuất tại châu Âu rất lớn và là quốc gia đóng góp ròng vào ngân sách EU. Tốc độ tăng trưởng của EU vốn đã chậm lại, nay nếu nguy cơ kinh tế châu Âu suy yếu thêm nữa, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) buộc phải kéo dài thời gian thực hiện chính sách “bồ câu” (thúc đẩy các chính sách tiền tệ có liên quan đến việc duy trì lãi suất thấp với lòng tin lạm phát và tác động tiêu cực của nó sẽ có tác động tối thiểu đến xã hội).

Nếu biến động lan sang thị trường trái phiếu của các quốc gia thứ yếu, ECB có thể phải đẩy nhanh quá trình mua vào trái phiếu nhằm kiểm soát lợi nhuận. Điều này đồng nghĩa với việc EUR sẽ trở thành dấu hiệu chính của tình hình căng thẳng trên thị trường.

Trong tương lai gần, tỷ giá EUR/USD sẽ có nhiều biến động và có thể dẫn đến tình trạng sụt giá quanh mức 1,08 như đầu năm nay. Hơn nữa, tình hình sẽ phụ thuộc rất nhiều vào những cuộc đàm phán trong vài tháng tới giữa Anh và cộng đồng EU cũng như hệ lụy chính trị từ những sự thay đổi này.

Trên cơ sở đó, HSBC hạ dự báo tỷ giá EUR/USD từ 1,2 xuống 1,1 và tỷ giá EUR/GBP xuống mức 0,92 vào cuối năm nay.

Yên Nhật và franc Thụy Sỹ sẽ thống lĩnh thị trường?

Tình hình bất ổn hiện nay sau Brexit khiến hành vi “đầu tư an toàn” (risk off) lan rộng khắp các thị trường.

Chỉ số “Risk On – Risk Off” (RORO – đầu tư theo mức độ chấp nhận rủi ro) của HSBC đã tăng cao trong vài tháng gần đây, nhưng chỉ số này thậm chí có thể trở thành động lực mạnh hơn cho các biến động ngoại hối trong những tháng sắp tới.

Những loại tiền tệ trong khối G10 nhạy cảm nhất đối với RORO là Đô la Úc (AUD) và Đô la Canada (CAD) so với đồng USD và đồng Krone Na Uy (NOK) và đồng Krona Thụy Điển (SEK) so với EUR. Những đồng tiền này có thể sẽ chịu áp lực mất giá lớn nhất trong khối G10.

USD/JPY và EUR/CHF cũng khá nhạy cảm với mô hình RORO nhưng theo một cách riêng. Nói cách khác, JPY và CHF sẽ tăng giá trước tình hình bất ổn do Anh rời EU.

Thực tế, những đồng tiền này từng hưởng lợi từ hệ quả của việc Anh rời Cơ chế tỷ giá hối đoái ERM vào năm 1992. Điều này có thể gia tăng áp lực đối với ngân hàng trung ương tại Nhật và Thụy Sỹ, cả hai nước đều từng nỗ lực rất nhiều trong quá khứ nhằm ngăn chặn sức mạnh đồng tiền vượt ngoài vòng kiểm soát.

Vàng cũng sẽ hoạt động tốt và không bị đe dọa can thiệp bởi thị trường ngoại hối ở những nền kinh tế mới nổi: RORO sẽ thống trị; nhưng đồng nhân dân tệ sẽ vẫn ổn định.

Thị trường ngoại hối của các nền kinh tế mới nổi sẽ bị đe dọa

Các chuyên gia của HSBC nhận định, tác động của lá phiếu “rời EU” nhìn chung khá tiêu cực đối với thị trường ngoại hối của những nền kinh tế mới nổi.

Tình hình thị trường toàn cầu bất ổn sẽ khiến hầu hết các loại tiền tệ ở những quốc gia mới nổi chịu áp lực nặng nề trong thời điểm hiện tại.

Cụ thể, tiền tệ ở các nước Trung và Đông Âu CEE (zloty của Ba Lan-PLN và forint của Hungary-HUF) sẽ chịu tác động lớn nhất vì các nước này có quan hệ thương mại và đầu tư mạnh mẽ với Anh và các nước khác trong khối EU. Nếu đồng CHF tiếp tục được giá do trở thành lựa chọn an toàn của các nhà đầu tư thì đồng PLN sẽ chịu áp lực lớn hơn do rủi ro về các khoản thế chấp của nước này được tính bằng đồng franc Thụy Sỹ.

Hơn nữa, các đơn vị tiền tệ có rủi ro danh mục đầu tư nước ngoài lớn và sự mất cân bằng trong hoạt động kinh tế đối ngoại trên diện rộng cũng sẽ chịu nguy cơ sụt giá cao. Những đồng tiền này, bao gồm Rupiah Indonesia (IDR), Ringgit Malaysia (MYR), Lira Thổ Nhĩ Kỳ (TRY), Rand Nam Phi (ZAR), Real Brazil (BRL) và Peso Mexico (MXN), cũng là những đơn vị tiền tệ “đầu tư ít rủi ro” nhất.

Những đơn vị tiền tệ có cân bằng trong hoạt động kinh tế đối ngoại mạnh mẽ hơn vẫn sẽ suy yếu so với đồng USD do tác động xấu tiếp tục lan rộng, nhưng những đồng tiền này sẽ được bù đắp nhờ vào nguồn thặng dư và tình trạng của các đồng tiền này có thể sẽ tốt hơn xét trong tương quan với những nền kinh tế mới nổi.

Những đồng tiền này bao gồm những đơn vị tiền tệ ở Bắc Á, như: Won Hàn Quốc (KRW), Đô la Đài Loan (TWD) và Đô la Singapore (SGD) hay Bath Thái (THB). Tiền tệ ở các nước Bắc Á có thể được hỗ trợ bởi sự ổn định của đồng RMB.

Tình trạng suy yếu của GBP và EUR sẽ khiến RMB mạnh hơn so các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ. Đồng RMB vì thế sẽ hạ giá so với đồng USD nhằm cân bằng lại và duy trì trạng thái ổn định cho rổ tiền tệ. Cuối cùng, đồng GBP chiếm 3,86% và đồng EUR sẽ chiếm 21,39% trong rổ CFETS RMB.

Do bản chất của cơ chế điều chỉnh, biến động giá của những đồng tiền trên có khả năng sẽ dẫn đến tình trạng RMB biến động cao hơn. Vì vậy, nếu đồng GBP và EUR giảm 10% so với USD, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) sẽ nâng tỷ giá điều chỉnh USD/CNY thêm 1.600 pip so với cùng kỳ, giả định tỷ giá của những đồng tiền khác trong rổ so với USD không đổi, và việc điều chỉnh bám sát hoàn toàn mô hình rổ CFETS.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia của HSBC, nhiều khả năng chính sách ngoại hối của Trung Quốc sẽ thay đổi khi gặp phải sự gián đoạn ở thị trường tiềm năng.

Bởi theo Bloomberg, 27/04/2016, cơ chế sửa đổi mới sẽ “chọn lọc một cách hợp lý” những yếu tố biến động thị trường bên ngoài. Nếu đồng GBP và EUR mất giá mạnh, PboC có thể sẽ can thiệp nhằm giúp ổn định tỷ giá và bơm thêm nguồn USD vào thị trường như đã từng thực hiện hồi tháng Một.

Mặc dù có khoảng lặng trong liên kết giữa việc điều chỉnh tỷ giá với rổ RMB đánh dấu giai đoạn “thắt chặt” trong chính sách ngoại hối của Trung Quốc, thị trường cần nhận thức rằng đây là một “động thái cẩn trọng” cần thiết nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu trung hạn về tự do hóa ngoại hối ở Trung Quốc.

Vàng tăng giá, trở thành kênh đầu tư ít rủi ro

Sau Brexit, HSBC nhận định, một sự đầu tư an toàn khá lớn sẽ nhắm vào vàng. Tình trạng bất ổn do kết quả bỏ phiếu vừa qua ở Anh sẽ khiến lực mua vàng tăng để giúp cân bằng giá. Mối liên hệ ở đây là sợi dây liên kết toàn cầu giữa vàng và những thị trường tài chính rộng lớn. Trong giai đoạn bất ổn, vàng thường là một trong số ít tài sản được đánh giá là kênh trú ẩn an toàn.

Điều này có thể sẽ có một tác động tăng giá ảnh hưởng lên vàng.

“Dù chúng tôi chỉ kỳ vọng giá vàng sẽ tăng 10%, giá vàng thực tế có thể tăng cao hơn nếu thị trường ngày càng lo ngại về tương lai EU sau cuộc trưng cầu dân ý vừa qua”, các chuyên gia HSBC nhận định.

Đối với những đơn vị tiền tệ có khả năng tăng giá sau khi Anh quyết định rời EU như CHF và JPY, ngân hàng trung ương của hai loại tiền tệ này có nguy cơ sẽ phải can thiệp nhằm kiểm soát việc tăng giá của đồng tiền mình.

“Vàng không liên quan hay phụ thuộc vào bất kỳ cơ quan quản lý tiền tệ hoặc chính sách kinh tế nào; do đó, vàng sẽ gần như hoàn toàn không có những nguy cơ bị can thiệp”, các chuyên gia của HSBC lý giải./.