Tăng trưởng đang gặp vấn đề gì?

GDP quý I/2017 tăng trưởng chậm ở mức thấp của ba năm qua, chỉ đạt 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong bối cảnh các ngành đều tăng trưởng chậm, lực cản của ngành khai thác đá và quặng càng xấu thêm trong ba tháng đầu năm, có thể là do tập hợp nhiều nguyên nhân như than giảm giá và thuế suất áp cho các nguồn nguyên liệu tự nhiên cao hơn (chính thức áp dụng vào ngày 1/7/2016), sản lượng từ các mỏ dầu đang giảm sút cũng như chi phí sản suất cao hơn do các lớp than dễ tiếp cận đang ngày càng cạn kiệt.

Mức tăng trưởng chậm của các ngành này đang được ngành sản xuất phát triển tốt bù đắp lại, mặc dù vẫn không thực sự tốt như đã từng thấy trong các quý trước một phần là do tập đoàn Samsung đã ngưng sản suất các mặt hàng điện thoại.

Sản lượng của tập đoàn Samsung tại Việt Nam sụt giảm đã góp phần làm giảm 10,7% hoạt động xuất khẩu mặt hàng điện thoại và phụ kiện, kéo ngành sản xuất điện tử đi xuống (Bloomberg, 29/3/2017)

Bảng 1: GDP theo ngành

% y-o-y

% đóng góp vào GDP

Jun 16

Sep 16

Dec 16

Mar 17

Jun 16

Sep 16

Dec 16

Mar 17

GDP

5.6

6.6

6.8

5.1

5.6

6.6

6.8

5.1

Nông lâm ngư nghiệp

0.1

2.5

3.0

1.9

0.0

0.4

0.5

0.2

Nông nghiệp

-0.2

2.1

2.2

1.4

0.0

0.2

0.3

0.1

Lâm nghiệp

4.0

6.9

5.9

4.2

0.0

0.1

0.0

0.0

Ngư nghiệp

0.7

2.6

5.1

3.3

0.0

0.1

0.2

0.1

Công nghiệp và xây dựng

7.6

8.1

7.4

4.6

2.5

2.7

2.6

1.6

Khai mỏ và khai thác đá

-2.8

-5.1

-5.6

-9.1

-0.2

-0.4

-0.6

-0.7

Sản xuất

11.9

13.1

13.6

9.3

1.9

2.1

1.9

1.6

Điện và Gas

10.1

12.8

10.6

8.6

0.4

0.5

0.4

0.4

Cung cấp nước, Quản lý chất thải

8.5

3.6

10.1

6.9

0.1

0.0

0.1

0.0

Xây dựng

8.9

8.0

11.5

4.8

0.5

0.5

0.8

0.2

Dịch vụ

6.6

7.0

7.8

6.4

2.3

2.8

3.0

2.6

Bán sỉ, Dịch vụ bán lẻ, & phương tiện xe

7.8

9.0

8.2

7.4

0.6

0.8

0.8

0.8

Vận chuyển & Kho bãi

5.3

6.4

7.4

6.0

0.1

0.2

0.2

0.2

Lưu trú & hoạt động dịch vụ ăn uống Service Activities

8.7

2.8

12.4

6.0

0.3

0.1

0.4

0.3

Thông tin & Truyền thông

8.5

9.2

7.2

7.7

0.1

0.1

0.1

0.1

Tài chính, Ngân hàng & Bảo hiểm

6.2

8.6

8.4

7.8

0.2

0.6

0.6

0.3

Bất động sản

3.2

4.2

4.9

3.4

0.2

0.2

0.2

0.2

Khoa học và Kỹ thuật

7.0

7.0

7.2

6.8

0.1

0.1

0.1

0.1

Dvu quản lý và hỗ trợ

6.5

5.5

8.8

7.2

0.0

0.0

0.0

0.0

Quản lý công, , Tổ chức

7.0

7.3

7.1

6.6

0.2

0.2

0.2

0.2

Giáo dục & Đào tạo

7.0

7.4

7.2

6.8

0.2

0.2

0.2

0.2

Sức khỏe con người, hoạt động XH

7.3

7.6

7.4

7.0

0.1

0.1

0.1

0.1

Nghệ thuật, giải trí

6.7

7.5

7.7

6.6

0.0

0.1

0.1

0.0

Hoạt động dịch vụ khác

6.5

6.5

6.6

5.9

0.1

0.1

0.1

0.1

Các hoạt động gia đình

6.8

7.8

7.7

6.5

0.0

0.0

0.0

0.0

Cho đến năm 2016, nhờ có ngành sản xuất và xuất khẩu mà kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, những dữ liệu gần đây cho thấy, trong khi ngành sản xuất duy trì hoạt động tốt, ngành xuất khẩu lại bị ảnh hưởng nặng nề trong tháng Ba khi các lô hàng xuất khẩu chủ chốt là điện thoại và phụ tùng thay thế đã giảm mạnh.

Các điều kiện hoạt động của ngành sản xuất tiếp tục được cải thiện trong suốt tháng Ba. Ở mức 54,6 điểm, chỉ số PMI toàn phần cao hơn một chút so với kết quả tháng Hai (54,2 điểm) và mạnh nhất kể từ tháng 5/2015. Sản lượng và đơn hàng xuất khẩu tăng nhanh trong tháng, trong khi tổng lượng đơn đặt hàng mới tăng chậm hơn một chút. Số lượng công việc tăng lên đã dẫn tới chỉ số nhân công việc làm tăng nhanh nhất kể từ tháng 9/2016. Số lượng công việc còn tồn động tiếp tục tăng, mặc dù với tốc độ chậm hơn.

Về mặt giá cả, giá cả đầu vào đã tăng nhanh nhất trong vòng sáu năm qua trong bối cảnh giá đầu vào của các nguyên vật liệu thô khác tăng cao và sự suy yếu của đồng tiền. Tuy nhiên, chi phí đầu vào cao hơn đã được chuyển cho người tiêu dùng, chỉ một phần do lạm phát chi phí (tăng trong giá đầu ra) đã tăng với tóc độ chậm hơn, đồng nghĩa với việc giảm biên lợi nhuận. Điều này được phản ánh trong chỉ số sản lượng tương lai đã giảm nhẹ từ mức đỉnh của tháng Hai mặc dù vẫn còn ở mức cao.

Cùng với việc luôn duy trì gia tăng các đơn đặt hàng xuất khẩu, như đã thấy trong báo cáo PMI gần đây, hoạt động xuất khẩu trong tháng Ba đã tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi có mức tăng trưởng khoảng 30% trong tháng trước.

Sự sụt giảm xuất khẩu so với đỉnh điểm của tháng Hai đã diễn ra trên diện rộng cả ở khối nội địa lẫn các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Hoạt động xuất khẩu không mạnh mẽ là do sự sụt giảm kỷ lục (24,3% so với năm trước) ở mảng xuất khẩu điện thoại và phụ tùng - mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Trong khi đó, hoạt động nhập khẩu tăng chậm nhưng vẫn duy trì ở mức cao 21% trong tháng Ba so với cùng kỳ năm ngoái, làm tăng thâm hụt thương mại

Lạm phát toàn phần đã hạ nhiệt thêm từ mức 5% trong tháng trước xuống còn 4,6% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái.

Khoảng một nửa mức tăng (tương ứng 2,3 điểm) có được là nhờ chi phí dịch vụ chăm sóc sức khỏe tăng do Chính phủ lên lịch tăng phí dịch vụ y tế và giáo dục. Yếu tố vận chuyển đã giảm phát trong hai năm qua cho đến tháng 12/2016 đã tăng 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái do chi phí năng lượng tăng cao.

Trong khi đó, lạm phát cơ bản đã tăng mạnh 1,6% so với năm ngoái từ mức tăng 1,5% trong tháng trước. Nói tóm lại, lạm phát lương thực thực phẩm giảm đang giữ cho tình hình lạm phát nói chung nằm trong vòng kiểm soát.

Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê GSO kỳ vọng CPI tháng Tư sẽ tăng cao hơn do chi phí thực phẩm, bia rượu và quần áo tăng cao. Một số tỉnh thành có thể cũng sẽ tăng tiền học phí theo đúng lộ trình của Chính phủ đề ra.

Tăng trưởng sẽ tốt hơn trong quý tới

Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu kinh tế ngân hàng HSBC, GDP quý I/2017 của Việt Nam không hẳn là một kết quả tốt.

Tăng trưởng ở Việt Nam đã chậm lại ở mức chậm nhất trong vòng ba năm qua, chỉ đạt 5,1% so với năm ngoái do có một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động.

Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến tình hình thời tiết khắc nghiệt đã làm giảm sản lượng của ngành nông nghiệp. Sau đó là tăng trưởng ngành xây dựng chậm đáng kể trong suốt ba tháng đầu năm.

Mặc dù ngành khai thác mỏ và đá đã suy yếu một thời gian, nhưng việc mất giá than gần đây nhiều khả năng làm tăng lực cản từ ngành này. Nguyên nhân chủ yếu là do các lớp than dễ tiếp cận đang ngày càng cạn kiệt đẩy chi phí khai thác gia tăng. Cho đến tận thời điểm này, ngành sản xuất luôn phát triển mạnh mẽ đã che giấu những yếu điểm này.

Thực tế cho thấy, mức độ tác động của ngành sản xuất đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Các lô hàng xuất khẩu điện thoại và phụ kiện – mặt hàng đem lại doanh thu xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam – trong tháng Ba đã giảm 24,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên nhân do tập đoàn sản xuất điện thoại hàng đầu ngừng các dây chuyền sản xuất đã gây ảnh hưởng mạnh đến ngành sản xuất điện tử.

Tuy nhiên, các chuyên gia của HSBC cũng kỳ vọng ngành sản xuất sẽ sớm hồi phục nhờ vào việc tung sản phẩm mới và nhu cầu toàn cầu sẽ dần hồi phục – thông tin này đang được thể hiện trong kết quả khảo sát chỉ số PMI về việc đơn hàng xuất khẩu mới tiếp tục gia tăng. Theo đó, đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã đạt mức tăng nhanh nhất trong năm 2017.

Thêm nữa, các nhà sản xuất vẫn còn rất tự tin vào tình hình sản lượng sẽ tăng trong 12 tháng tới nhờ vào kỳ vọng đơn hàng mới sẽ nhiều hơn và các kế hoạch mở rộng kinh doanh.

Điều quan trọng là mức tăng nhân công việc làm gần đạt mức kỷ lục báo hiệu ngành sản xuất sẽ tốt hơn khi chỉ số này thể hiện mức độ lạc quan về công việc sẽ tiếp tục tăng trong thời gian ngắn. Ngành sản xuất vì vậy sẽ có thể đưa nền kinh tế quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng trong những quý tới đây.

Ngoài ra, lạm phát đang dần hạ nhiệt do lạm phát giá lương thực thực phẩm không tăng ngay cả khi giá nhiên liệu và chi phí chăm sóc sức khỏe và giáo dục đang tăng cao.

Vì thế, các chuyên gia của HSBC nhận định rằng, việc tăng trưởng GDP chậm lại trong quý I/2017 chỉ là một bước lùi nhỏ và lĩnh vực sản xuất sẽ có nhiều khả năng thúc đẩy tăng trưởng trong những quý sắp tới.

Như đã nói, kết quả tăng trưởng GDP thể hiện mức độ nhạy cảm của nền kinh tế đối với quy trình sản xuất, đặc biệt là là lĩnh vực công nghệ cao. Để gia tăng việc mở rộng tăng trưởng và giúp làm giảm tình hình biến động sản lượng kinh tế thì Chính phủ cần phải có nhiều cuộc cải tổ, đặc biệt là liên quan đến hiệu quả của các doanh nghiệp có vốn nhà nước và sự ra đời các chính sách tài khóa. /.

Việt Nam: Chỉ số kinh tế vĩ mô

4Q16e

1Q17f

2Q17f

3Q17f

4Q17f

1Q18f

2Q18f

3Q18f

4Q18f

GDP, % năm

6,8

6,3

6,4

6,7

6,8

6,4

6,6

6,8

6,5

CPI, % năm, cuối năm

4,5

4,9

4,5

4,7

3,5

3,0

3,5

4,2

5,1

Tỷ giá USD/VND

22159

23000

23300

23200

23200

23200

23200

23200

23200

Nguồn: CEIC, dự đoán của HSBC