Đó là nhận định được nêu bật tại Báo cáo Triển vọng kinh tế vĩ mô do HSBC vừa công bố.

Nhiều điểm sáng, nhưng thiếu sự bền vững

Một điểm sáng trong chỉ số PMI là chỉ số phụ nhân công việc làm tăng cao hơn từ mức 51,5 điểm trong tháng 10 lên đến 51,8 điểm trong tháng 11.

Nguyên nhân là do dòng vốn FDI tăng cao (lượng vốn giải ngân từ đầu năm đến nay đạt 10,5 tỷ USD trong khi vốn đăng ký là 13,8 tỷ USD) đã thúc đẩy nhu cầu đối với các lao động bán chuyên nghiệp mạnh hơn và hỗ trợ cho lĩnh vực xuất khẩu.

Xuất khẩu đã tăng từ mức lên 18,9% trong tháng 11 so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu trong tháng 11 đã tăng 23,1% so với cùng kỳ năm ngoái do nhu cầu thiết bị nguyên vật liệu tăng.

Thâm hụt thương mại từ đầu năm đến nay đã giảm từ mức 187 triệu USD xuống còn 95 triệu USD trong tháng 11. HSBC cũng nhận định, khả năng năm 2013 sẽ khép lại với mức thặng dư thương mại nhỏ.

Tuy vậy, các chuyên gia HSBC cũng cảnh báo, tiêu dùng và đầu tư giảm chậm lại thực sự là điều cần thiết để hạ nhiệt nền kinh kế quá nóng, nhưng đổi lại phải trả giá bằng việc mất sản lượng, đặc biệt là sự tồn tại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong khi các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam sở hữu đa phần lực lượng lao động của đất nước (86%). Khối Nhà nước chiếm 1/3 nền kinh tế lại chỉ sử dụng khoảng 10% lực lượng lao động hiếm hoi.

Mặc dù Nhà nước đã thực hiện một số cải cách tích cực, nhưng vẫn còn rất cần những cải tiến về chất lượng giáo dục, cơ sở hạ tầng đô thị, hệ thống năng lượng và giao thông vận tải, chuỗi cung ứng để tăng cường liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài, chất lượng sản xuất nông nghiệp và thị trường tài chính.

“Những kinh nghiệm từ các quốc gia khác cho thấy không sớm thì muộn những vướng mắc của nền kinh tế phải được giải quyết rõ ràng”, báo cáo chỉ rõ.

Cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

"Nếu như các doanh nghiệp tư nhân trong nước được đánh giá là bộ phận hoạt động hiệu quả nhất Việt Nam và có nhu cầu trọng yếu về lực lượng nhân viên, sức khoẻ của lĩnh vực này rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam trong tương lai. Điều này có nghĩa là lực lượng lao động cần phải hiệu quả hơn khi những nguồn lực được phân bổ cho những bộ phận đầu tư hiệu quả nhất”, báo cáo nhấn mạnh.

Báo cáo cho biết, với đa số lực lượng lao động chỉ có thu nhập dưới 100 USD/tháng, các nhà làm chính sách cần khẩn trương thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá.

Hiện tại, 70% lực lượng lao động Việt Nam đang sống ở khu vực nông thôn với mức thu nhập 60 USD chỉ hơn một nửa so với các lao động thành thị. Khu vực Đông Nam Bộ có thu nhập cao nhất ở Việt Nam nhưng cũng chỉ ở mức 120USD/tháng.

Thực tế, các doanh nghiệp nước ngoài có thể là chất xúc tác giúp Việt Nam thay đổi tích cực theo hai hướng:

(1) Đem lại cơ hội cho các doanh nghiệp Việt được học hỏi kỹ thuật và cung cấp các linh kiện cho các công ty đa quốc gia nước ngoài;

(2) Gia tăng nhu cầu cho các lao động kỹ thuật cao, thêm lực đẩy cho hệ thống giáo dục để cung cấp lao động có trình độ tay nghề cao hơn.

Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là, dù lĩnh vực đầu tư có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về việc làm, nhưng lĩnh vực này chỉ sử dụng 3,3% lực lượng lao động.

Hiện tại, một trong những vấn đề lớn nhất mà các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam phải đối mặt là những vướng mắc về việc cung cấp lao động trình độ cao.

Hơn nữa, lợi thế nhân công rẻ chỉ mang tính tạm thời khi dân số Việt Nam đến tuổi trưởng thành trong ba thập niên tới.

Hiện trạng này đòi hỏi một hệ thống giáo dục cao cấp hơn để đáp ứng với những nhu cầu đang thay đổi của nền kinh tế.

Mặc dù Việt Nam đang dành một ngân sách khá lớn cho giáo dục (6,6% GDP cho giáo dục công), nhưng chất lượng giáo dục chỉ đứng ở hàng thấp nhất trong khu vực.

Trong 273.000 sinh viên Việt Nam tốt nghiệp ra trường mỗi năm (Thái Lan 534.000 sinh viên và Indonesia 811.000 sinh viên), đa số các bạn trẻ đều không làm những công việc liên quan đến ngành đào tạo cũng như có những kỹ năng đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu.

“Trong khi Chính phủ từ bỏ việc ưu tiên tăng trưởng nhanh so với đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định hơn, về cơ bản thì Việt Nam vẫn chưa thay đổi những ưu tiên của mình là xem lĩnh vực Nhà nước vẫn lực lượng chiến lược quan trọng nhất cho nền kinh tế”, báo cáo chỉ rõ.

Báo cáo cũng chỉ rõ, sự tồn tại của các doanh nghiệp điện tử nước ngoài như Samsung và Canon là cơ hội cho các doanh nghiệp điện tử Việt Nam để hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thế nhưng, những nghiên cứu gần đây nhất của JETRO cho thấy các doanh nghiệp Nhật Bản đã gặp khó khăn lớn nhất trong việc thu mua các nguyên liệu từ Việt Nam trong khu vực châu Á (chỉ đánh giá Việt Nam cao hơn Lào và Bangladesh).

Điều đáng nói là, các doanh nghiệp nhà nước chiếm ưu thế trong ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, nhưng họ thiếu sự liên kết với các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp vừa và nhỏ tư nhân.

“Nếu không làm vậy, nhu cầu cho lao động bán chuyên của Việt Nam sẽ bị giới hạn đối với các doanh nghiệp nước ngoài, những đơn vị có thể sẽ rời bỏ Việt Nam một khi lao động ở đây không còn mang tính cạnh tranh nữa”, báo cáo cảnh báo./.