Trong nhiều năm, các công ty Trung Quốc đã bơm lượng tiền lớn vào Mỹ, làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai quốc gia này.

Tuy nhiên, đầu tư của Trung Quốc chỉ đạt 1,8 tỷ USD từ tháng 1 đến tháng 5, giảm 92% so với cùng kỳ năm 2017 và đạt mức thấp nhất trong 7 năm trở lại đây, theo một báo cáo được công bố bởi Rhodium Group, hãng nghiên cứu theo dõi đầu tư nước ngoài của Trung Quốc.

Sự suy giảm mạnh mẽ xảy ra khi cuộc chiến giữa Washington và Bắc Kinh về thương mại leo thang, và các giới chức Mỹ tăng cường giám sát các vụ mua bán của Trung Quốc.

Thilo Hanemann, một trong những tác giả của báo cáo nhận xét: “Quan điểm tiếp cận của ông Trump trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc ngày càng theo hướng đối đầu. Việc này khiến các công ty càng ngờ vực về vị trí của họ tại đây”.

Tổng thống Donald Trump đã hành động chống lại những chính sách của Trung Quốc mà ông cho là “không công bằng”. Ông tuyên bố sẽ đưa thuế quan đối với các sản phẩm Trung Quốc trị giá ít nhất 50 tỷ USD, và cho biết ông có thể áp đặt mức thuế đối với hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD nếu Trung Quốc không nhượng bộ. Trung Quốc tuyên bố Hoa Kỳ đã châm ngòi một cuộc chiến thương mại và nói rằng họ có kế hoạch tấn công trở lại.

Trung Quốc đã trả đũa các mức thuế của Mỹ đối với thép và nhôm, đòn trả đũa này có hiệu lực vào đầu năm nay.

Trong khi đó, môi trường pháp lý cho đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ đã trở nên khó khăn hơn nhiều.

Ủy ban đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS), là một ban điều hành liên ngành trực thuộc Bộ Tài chính. Nó hỗ trợ một số giao dịch có thể cung cấp cho một nhà đầu tư nước ngoài quyền kiểm soát doanh nghiệp Mỹ vì rủi ro an ninh quốc gia.

Các chuyên gia cho rằng CFIUS đã kiểm tra một số lượng lớn các giao dịch, trong khi kiểm tra chặt chẽ các ràng buộc có thể cho các công ty nước ngoài tiếp cận với các công nghệ nhạy cảm hoặc dữ liệu cá nhân của người Mỹ.

Một số giao dịch lớn liên quan đến các nhà đầu tư Trung Quốc đã bị hủy bỏ trong nửa đầu năm 2018 bởi các công ty báo cáo vấn đề với CFIUS. Ant Financial của Alibaba đã không thể mua dịch vụ chuyển tiền Moneygram với 1,2 tỷ USD. Tập đoàn đa ngành HNA cũng thất bại khi muốn mua quỹ đầu tư mạo hiểm Skybridge Capital.

Tóm lại, CFIUS được cho là đã chặn lại những vụ mua bán trị giá hơn 2 tỷ USD trong năm tháng đầu năm 2018, theo phân tích của Rhodium Group.

"CFIUS và các giới chức Mỹ cũng là một trở ngại lớn đối với các nhà đầu tư Trung Quốc", báo cáo cho biết.

Hạn chế của Trung Quốc về đầu tư ra nước ngoài cũng là một yếu tố, Hanemann nói.

Từ một năm rưỡi trước, Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp kiểm soát dòng vốn để ngăn các tập đoàn lớn nhất nước này mở rộng hoạt động quá đà. Năm ngoái, Bắc Kinh cho biết sẽ hạn chế tiền đầu tư ra nước ngoài của các công ty trong ngành bất động sản, khách sạn và giải trí.

Rất nhiều công ty Trung Quốc “bị ràng buộc” bởi các quy định này, báo cáo của Rhodium cho biết. Trên thực tế, một số tập đoàn đa ngành lớn nhất Trung Quốc đang cấp tốc bán tài sản tại Mỹ để trả nợ.

“Doanh nghiệp Trung Quốc không chỉ đầu tư ít đi, mà còn bán bớt tài sản với tốc độ chưa từng có trong năm 2018”, báo cáo nhận xét.

Các công ty Trung Quốc đã bán khoảng 9,6 tỷ USD tài sản của Mỹ trong 5 tháng đầu năm 2018, theo Rhodium Group. Danh sách 4 tỷ USD khác vẫn đang chờ xử lý.

Đầu năm nay, Tập đoàn Rhodium đã chỉ ra những hạn chế liên tục của Trung Quốc là lý do chính mà đầu tư tại Mỹ giảm 36% từ năm 2016 đến năm 2017.

Các cuộc đàn áp tiếp theo của Mỹ sẽ gây khó khăn cho việc hồi phục đầu tư của Trung Quốc trong những tháng tới.

CFIUS đã sẵn sàng để trở nên mạnh mẽ hơn. Pháp luật sẽ mở rộng thẩm quyền của CFIUS có hỗ trợ lưỡng đảng tại Quốc hội và sự ủng hộ của các quan chức hàng đầu của chính quyền Trump.

Chính phủ Mỹ cho biết ngày 30/6 sẽ công bố các biện pháp mới nhằm hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ. Đến nay, các chi tiết vẫn được giấu kín, nhưng rủi ro tiềm tàng của nó cũng đủ khiến nhà đầu tư chùn chân.

Dịch từ nguồn:

http://money.cnn.com/2018/06/20/investing/chinese-investment-united-states-falls/index.html