Ngày 25-26/8 tại Hội An, tỉnh Quảng Nam, Ban Điều phối trung ương phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức chuỗi Hội nghị liên quan đến việc triển khai thực hiện Dự án này, bao gồm: Diễn đàn Hướng dẫn viên cộng đồng; Hội nghị hỗ trợ thực hiện Dự án; và Hội thảo hướng dẫn kết thúc Dự án.

Đến hết quý II/2019, tổng số hộ được hưởng lợi trực tiếp của dự án khoảng 134 nghìn hộ

Với sự giúp đỡ của Ngân hàng Thế giới, dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên (2013-2019) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam và Quảng Ngãi làm cơ quan chủ quản Dự án, Vụ Kinh tế Địa phương và lãnh thổ là Chủ Dự án, thực hiện theo hình thức Phát triển theo định hướng từ Cộng đồng tại 130 xã thuộc 26 huyện khó khăn nhất của 6 tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam và Quảng Ngãi trong giai đoạn 2014 – 2019.

Với tổng mức đầu tư là 165 triệu USD (trong đó 150 triệu USD vốn vay và 15 triệu USD vốn đối ứng), Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng cấp xã và thôn/bản, phát triển sinh kế bền vững, phát triển cơ sở hạ tầng kết nối nhằm nâng cao mức sống thông qua cải thiện cơ hội sinh kế ở các xã nghèo thuộc vùng dự án.

Dự án gồm 4 hợp phần:

- Hợp phần 1: Phát triển cơ sở hạ tầng cấp xã và thôn bản, có tổng giá trị ước tính khoảng 45 triệu USD (chưa bao gồm vốn đối ứng của chính quyền địa phương, tương đương 945 tỷ đồng, gồm 2 tiểu hợp phần (THP): (i) Phát triển CSHT cấp xã và thôn bản, (ii) Vận hành và bảo trì. Dự án đẩy mạnh phân cấp cho xã làm chủ đầu tư đối với các tiểu dự án trong hợp phần này và không khuyến khích các công trình CSHT đồi hỏi phải thu hồi đất và GPMB. Các TDA sẽ được lựa chọn thông qua quá trình lập kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng.

- Hợp phần 2: Phát triển sinh kế bền vững, có tổng giá trị ước tính khoảng 30,24 triệu USD, tương đương 635 tỷ đồng gồm 02 THP: (i) Tự chủ và Đa dạng hóa thu nhập và (ii) Phát triển kết nối thị trường. THP Tự chủ và Đa dạng hóa thu nhập bao gồm các hoạt động củng cố an ninh lương thực và dinh dưỡng và đa dạng hóa thu nhập cho người hưởng lợi thông qua cải thiện và thúc đẩy các mô hình sinh kế. THP Phát triển kết nối thị trường bao gồm các hoạt động tập trung vào phát triển liên kết thị trường cho một số loại hình sinh kế tiềm năng, thúc đẩu mối quan hệ đối tác giữa nông dân với các doanh nghiệp thông qua các hỗ trợ của dự án. Các hỗ trợ của dự án cho người dân trong HP này được thực hiện thông qua hình thức hỗ trợ cho các tổ nhóm cải thiện sinh kế (LEG), gồm: (i) LEG an ninh lương thực, (ii) LEG đa dạng hóa sinh kế, (iii) LEG kết nối thị trường. Mỗi LEG có quy mô từ 10-20 hộ, được thành lập trên cơ sở tham gia tự nguyện của các hộ thành viên. . Giá trị ước tính của hợp phần là 33 triệu USD. Các hỗ trợ của Dự án cho người dân trong Hợp phần 2 được thực hiện thông qua hình thức hỗ trợ cho các tổ nhóm cải thiện sinh kế (LEG), gồm: (i) LEG an ninh lương thực, (ii) LEG đa dạng hóa sinh kế, (iii) LEG kết nối thị trường. Mỗi LEG có quy mô từ 10-20 hộ, được thành lập trên cơ sở tham gia tự nguyện của các hộ thành viên.

- Hợp phần 3: Phát triển cơ sở hạ tầng kết nối cấp huyện, nâng cao năng lực và truyền thông, có giá trị ước tính khoảng 44,2 triệu USD, tương đương 928 tỷ đồng, gồm 03 THP: (i) Phát triển cơ sở hạ tầng kết nối cấp huyện, (ii) Nâng cao năng lực, (iii) Truyền thông. Xây dựng năng lực cấp huyện và cơ sở hạ tầng liên kết, bao gồm các lựa chọn cơ sở hạ tầng liên xã và cấp huyện mà nó sẽ hỗ trợ việc liên kết sản xuất nội tại và liên quan đến các khu vực kinh tế địa phương. Hợp phần cũng sẽ hỗ trợ quy hoạch tổng hợp kinh tế xã hội huyện và xây dựng năng lực kỹ thuật cho cán bộ cấp huyện để hỗ trợ lập kế hoạch và thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng ở cấp xã.

- Hợp phần 4: Quản lý dự án, có giá trị ước tính khoảng 8,4 triệu USD tương đương 176,4 tỷ đồng, có các mục tiêu cơ bản: (i) đảm bảo quản lý hiệu quả các hoạt động của Dự án theo đings thiết kế và (ii) hệ thống giám sát và đánh giá cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động, kết quả và tác động của Dự án.Đến nay, Dự án đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, thể hiện sự nỗ lực của toàn Dự án.

Theo báo cáo từ các tỉnh dự án, đến hết quý II/2019, tổng số hộ được hưởng lợi trực tiếp của dự án khoảng 134 nghìn hộ, tương đương với 88% kế hoạch. Có 1.220 tiểu dự án cơ sở hạ tầng cấp thôn/xã đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng (chiếm 81,06% tổng số công trình được phê duyệt theo kế hoạch). Được duyệt 165 tiểu dự án cơ sở hạ tầng kết nối, trong đó đã hoàn thành 147 công trình, đang thực hiện 15 công trình. Tổng số 4.199 nhóm sinh kế và 55 đối tác liên kết thị trường được thành lập, và 10.196 lượt người, trong đó có 7.522 lượt phụ nữ được Dự án đào tạo, bồi dưỡng.

So với mục tiêu đã cam kết, tính đến thời điểm 30/6/2019, theo hệ thống kế toán, toàn Dự án đã giải ngân được hơn 2.224 tỷ đồng vốn ODA, tương đương với 81,81% tổng vốn vay. Dự án cũng đã giải ngân được 554,127 tỷ đồng, đạt 83% tổng vốn đối ứng.

Đối với các chỉ số kết quả đo được sự thay đổi cuộc sống của người dân, tính đến thời điểm báo cáo, dự án tuy chưa có khảo sát độc lập để đo các chỉ số kết quả và tác động dự án trên diện rộng, các tỉnh cũng đã thu thập được bằng chứng về những thay đổi trong sản xuất và thu nhập của một số hộ dân tham gia các nhóm sinh kế, cũng như những lợi ích mà các công trình cơ sở hạ tầng của dự án mang lại cho cộng đồng.

Dự án đã phân cấp và trao quyền làm chủ đầu tư cho các cấp huyện/xã nên khả năng quản lý của các cấp này đã được nâng cao trong quá trình thực hiện Dự án. Qua đó, sự phối hợp, trao đổi giữa các cấp đã được gắn kết và hiệu quả hơn.

Các mô hình phát triển sinh kế bền vững của dự án đều được triển khai theo đúng thiết kế dự án ban đầu, gồm: các tiểu dự án đa dạng hóa sinh kế, an ninh lương thực và dinh dưỡng, tiểu dự án liên kết thị trường. Một số mô hình sinh kế cũng đã đạt được những kết quả nhất định như các tiểu dự án nuôi heo đen, heo thịt, trồng lúa, trồng chuối mốc…

Tại nhiều địa phương, người dân thường có xu hướng chọn một vài loại hình sinh kế chính, nhất là các mô hình sinh kế có suất đầu tư lớn như nuôi bò, dê hoặc các loại cây trồng mới. Các tỉnh Dự án cũng đã xem xét kỹ hơn việc đề xuất các tiểu Dự án để tránh tình trạng huy động vốn lớn cho một loại hình sinh kế hoặc cây trồng, vật nuôi mới không phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, và người dân chưa có kinh nghiệm và ý thức chăm sóc... Việc tập huấn kỹ thuật của đa số các mô hình khá tốt, thể hiện ở việc các hộ dân cũng bước đầu nắm bắt được kỹ thuật và thực hiện các mô hình trồng trọt chăn nuôi tại địa phương.

Mặc dù Dự án đến nay đã đạt được nhiều kết quả tích cực, song bên cạnh đó vẫn còn nhiều vướng mắc chủ quan như việc giao vốn chậm, khả năng cân đối nguồn vốn trung hạn bị hạn chế … và khách quan như thời tiết không thuận lợi, tình hình dịch bệnh tả lợn Châu phi, thủ tục rút vốn, thanh quyết toán còn phức tạp… ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các tiểu dự án đã phê duyệt.

Theo cam kết tại Hiệp định của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới, Dự án chỉ còn 04 tháng để thực hiện các hoạt động cuối cùng. Do vậy, Hội nghị lần này là một bước quan trọng để rà soát kết quả, tiến độ thực hiện dự án, những cam kết mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết để từ đó, có cơ sở đề xuất những can thiệp kịp thời góp phần thúc đẩy toàn diện các hoạt động dự án, đảm bảo hoàn thành đúng hướng, đạt được mục tiêu đề ra.

Thay mặt Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Chủ Dự án tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan tham mưu, điều phối thực hiện Dự án này, Vụ trưởng Trần Duy Đông, Giám đốc Ban Điều phối Dự án Trung ương đã bày tỏ sự quyết tâm đồng hành cùng 06 tỉnh Dự án, đẩy nhanh tiến độ và đến đích đúng cam kết, đạt được mục tiêu đề ra. /.