Tuy nhiên, vẫn còn 45% doanh nghiệp cho rằng, lạm phát có tác động căn bản đến công việc kinh doanh của họ trong trung hạn. Các doanh nghiệp châu Âu đang đầu tư ở Việt Nam cũng nhận định rằng, mức lạm phát năm nay sẽ ở mức 5,12%. Đây là con số này giảm mạnh so với năm trước khi mức lạm phát được dự doán trước đó là 7,83%.

Đánh giá về tình hình kinh tế vĩ mô, các phản hồi đều cho biết, tình hình đã được cải thiện.Năm ngoái, 72% dự đoán sẽ có sự suy thoái, nhưng chỉ số này cho năm nay chỉ còn 57%. Mặc dù phần lớn sự phản hồi cho thấy lo ngại của các doanh nghiệp về việc tiếp tục suy thoái và chỉ có 43% kỳ vọng về sự ổn định và phát triển.

So với cuộc khảo sát quý trước, số lượng doanh nghiệp đánh giá tốt về tình hình kinh doanh hiện tại đã tăng từ 26% lên 40%, 36% người được khảo sát có cái nhìn trung lập, và số còn lại có đánh giá tiêu cực. Điều này có thể liên quan đến việc phát triển kinh doanh mà thường xảy ra với hầu hết doanh nghiệp trong giai đoạn Tết

Viễn cảnh kinh doanh được cải thiện đôi chút: những phản hồi đánh giá trung lập vẫn giữ nguyên 42%, đánh giá tích cực là 30%, còn lại 28% đánh giá tiêu cực.

Báo cáo về các dự án đầu tư vẫn ổn định. Số lượng công ty có các dự án mở rộng kinh doanh giảm từ 11% xuống 7%. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp muốn cắt giảm đầu tư cũng giảm từ 27% xuông 24%. Phần lớn doanh nghiệp (73%) muốn giữ nguyên quy mô hoạt động kinh doanh như năm 2012 hoặc tăng ít đầu tư.

Nhìn chung, với 78% phản hồi cho rằng, họ đang duy trì hoạt động như cũ hoặc tăng đầu tư, Việt Nam vẫn giữ một sự tin tưởng về mặt trung hạn.

Khi được hỏi khía cạnh nào của biện pháp giám sát gây cản trở mạnh mẽ nhất tới họ, câu trả lời trong quý trước là vấn đề lao động với 39% phản hồi đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, những chính sách thuế và kiểm toán lại trở thành nỗi lo chính với 85% phản hồi.

Dù đây là thời gian cao điểm để kiểm toán, nhưng EuroCham cảnh báo, số liệu trên vẫn rất đáng lo ngại. EuroCham sẽ tiếp tục hỗ trợ để xóa bỏ các thanh tra không có cơ sở và đảm bảo việc thanh tra được thực hiện công bằng cho tất cả công ty hoạt động tại Việt Nam.

“Điều đó rất quan trọng đối với Việt Nam trong việc đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho tất cả các nhà đầu tư để tiếp tục khuyến khích đầu tư từ các công ty nước ngoài và địa phương”, EuroCham khẳng định.

Báo cáo của EuroCham cũng cho biết, sự suy thoái của nền kinh tế đã ảnh hưởng đến nguồn thu thuế của Chính phủ. Điều đó dẫn đến việc tăng các mức phạt, các cuộc kiểm toán, các nghĩa vụ hải quan và 70% phản hồi đã trải qua các cuộc tăng cường thanh tra. 36% phản hồi cho rằng, điều này đe dọa công việc kinh doanh của họ tại Việt Nam.

EuroCham đã từng đưa ra ý kiến rằng tình trạng này nếu không có cơ sở hoặc nhắm mục tiêu vào một số công ty một cách thiên vị sẽ cản trở khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong mắt của doanh nghiệp châu Âu. Mặc dù, có một số cải tiến trong báo cáo, môi trường kinh doanh vẫn còn khó khăn, và thêm áp lực thông qua giám sát chính thức gia tăng và mức phạt điều đó chắc chắn không giúp cho việc thu hút thêm FDI.

Chủ tịch EuroCham, ông Preben Hjortlund nhấn mạnh: “Chúng ta phải nhớ rằng số liệu này vẫn ở dưới mức trung bình 50 điểm trong khi 2 năm trước chỉ số này là 79 điểm.Chúng ta cần nhìn thấy sự cố gắng liên tục của Chính phủ để cải thiện các vấn đề về cấu trúc cơ bản của nến kinh tế. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp cho các vấn đề cơ cấu khó khăn nếu như muốn quay trở lại với sự lạc quan của quá khứ”.

“Việc giảm rào cản thương mại là mục tiêu trong các cuộc đám phán FTA giữa Việt Nam và EU mới bắt đầu gần đây cũng có một tác động tích cực nếu đàm phán thành công.”,Giám đốc điều hành EuroCham, ông Paul Jewell giải thích thêm về nhận định của ông Preben Hjortlund