Chiều ngày 31/10, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội nghị bàn tròn Việt Nam – Cộng hòa Liên bang Đức đã diễn ra nhân dịp Bộ trưởng Ngoại giao Đức Frank-Walter Steinmeier có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Hội nghị có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, các lãnh đạo trong bộ, cùng đại diện từ Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ. Về phía nước bạn, ngoài Bộ trưởng Ngoại giao Đức còn có sự hiện diện của các quan chức chính phủ Đức, đại sứ quán Đức tại Việt Nam cùng lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Đức trong các lĩnh vực xây dựng, cơ khí máy móc, dệt may, du lịch và xử lý nước.

Toàn cảnh hội nghị

Tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng vui mừng cho biết, sau hơn 40 năm hợp tác, Đức đã tham gia 278 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đạt khoảng 2,63 tỷ USD trong năm 2015, đứng thứ 20/112 quốc gia và vũng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam và là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam trong khối EU. Về thương mại, trong năm 2015, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Đức đạt 9 tỷ USD.

Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam và Đức đang đứng trước nhiều cơ hội hợp tác mới, đặc biệt sau khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức được thông qua trong năm 2015.

Mặc dù vậy, theo đánh giá, kết quả đạt được này vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và quan hệ giữa hai nước. Vì vậy, Bộ trưởng Dũng lưu ý, Việt Nam đang khuyến khích hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) gắn với đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực, như: vận tải, hạ tầng, lương thực thực phẩm, xây dựng… Đây là cơ hội lớn để các nhà đầu tư, doanh nghiệp Đức tìm kiếm đối tác chiến lược trong các lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển.

Ngoài ra, Bộ trưởng Dũng cũng mong muốn sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư Đức có mặt tại Việt Nam trong các lĩnh vực mà Đức có thế

Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Đức Angela Merkel vào tháng 10/2011, một dự án xây dựng Ngôi nhà Đức tọa lạc tại khu vực trung tâm kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã được ký kết giữa Cộng hòa Liên bang Đức và Việt Nam.

Nền tảng của dự án là nguyện vọng của hai bên về phát triển mối quan hệ sâu rộng và đa dạng giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế và văn hóa theo tinh thần của Hợp tác đối tác chiến lược Việt Nam – Đức.

mạnh, cũng như Việt Nam đang rất khuyến khích đầu tư như lĩnh vực công nghệ cao, cơ khí máy móc, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế tạo… trong thời gian tới.

Bộ trưởng Ngoại giao Đức Frank-Walter Steinmeier khẳng định, doanh nghiệp Đức không đầu tư theo hình thức ăn xổi, mà luôn mong muốn đầu tư ổn định và đặc biệt, luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng lao động để gắn bó lâu dài tại Việt Nam.

Bằng chứng của sự hợp tác lâu dài này là việc triển khai xây dựng Ngôi nhà Đức tại TP. Hồ Chí Minh. Ngôi nhà Đức không chỉ là trụ sở của Tổng lãnh sự quán Đức, mà còn là nơi để các doanh nghiệp Đức, các hiệp hội kinh tế Đức, các tổ chức văn hóa và khoa học Đức có điều kiện gia tăng các họat động của mình tại thị trường Việt Nam. Dự kiến trong năm 2017, Ngôi nhà Đức sẽ được hoàn thành và trở thành biểu tượng cho nền công nghiệp Đức tại Việt Nam.

Ngoài ra, cả hai bên đều mong muốn xây dựng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – Đức trong thời gian tới. Về phía Chính phủ Đức đã có sự bàn thảo và đang chờ đợi sự thống nhất từ phía Việt Nam./.