Chủ đề phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 là đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển thu nhập cao.

Các thông tin có liên quan

Các thông tin có liên quan có nhiều, nhưng cần quan tâm tới 9 vấn đề chủ yếu.

Thứ nhất là dấu mốc phát triển. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới được chia thành 4 nhóm với thu nhập bình quân đầu người. (1) Thu nhập thấp từ 1.025 USD/năm trở xuống. (2) Thu nhập trung bình thấp từ 1.026-4.035 USD/năm. (3) Thu nhập trung bình cao từ 4.046-12.535 USD/năm. (4) Thu nhập cao từ 12.535 USD/năm trở lên.

Thứ hai, thu nhập bình quân đầu người được đề cập ở trên là thu nhập quốc gia (GNI). GNI khác với GDP, bởi GNI bằng GDP cộng với chênh lệch giữa thu nhập của người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về và thu nhập của người nước ngoài ở Việt Nam gửi ra nước ngoài, cộng với chênh lệch giữa thu nhập sở hữu nhận được từ nước ngoài với thu nhập sở hữu trả cho nước ngoài. Nếu chênh lệch mang dấu dương thì GNI lớn hơn GDP; nếu chênh lệch mang dấu âm thì GNI nhỏ hơn GDP. Đối với Việt Nam, trong những năm qua, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chênh lệch đều mang dấu âm, nên GNI đều nhỏ hơn GDP. Tỷ lệ giữa GNI/GDP ngày một thấp xuống (năm 2005 là 98,16%, năm 2010 là 96,19%, năm 2015 là 94,87%, năm 2018 là 93,8%, năm 2019 cao hơn, nhưng cũng chỉ đạt 94,2%). Khả năng năm 2020, tỷ lệ này được dự báo sẽ giảm xuống còn 94% (do kiều hối giảm, xuất khẩu dịch vụ du lịch giảm…).

Thứ ba, xét về thời gian, theo số liệu thống kê lịch sử của WB, thời gian (tính bằng số năm) mà một nước bị coi là “rơi” vào bẫy thu nhập trung bình là (1) Rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp là 28 năm, nếu thu nhập bình quân đầu người không vượt qua mốc 4.035 USD; (2) Rơi vào bẫy thu nhập trung bình cao là 14 năm, nếu thu nhập bình quân đầu người không vượt qua mốc 12.475 USD. Tính chung, nếu thu nhập nằm ở trung bình (gồm trung bình thấp và trung bình cao) mà kéo dài 42 năm thì sập bẫy thu nhập trung bình.

Vấn đề thứ tư, mức thu nhập theo phân loại của WB là tính theo giá USD ở năm hiện tại. CPI bình quân 1 năm của Mỹ trong thời kỳ 2011-2018 là 1,78%. Do vậy, khi tính GNI bình quân đầu người phải được điều chỉnh theo sự mất giá của USD qua các năm. Theo đó, mức GNI bình quân đầu người sau 28 năm sẽ phải tăng lên 51,7% (hay đạt trên 9.286 USD mới chuyển sang trung bình cao) và sau 14 năm tiếp sau nữa sẽ phải tăng thêm 28% (hay đạt trên 15.972 USD mới chuyển sang thu nhập cao).

Vấn đề thứ năm, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá VND/USD năm 2008 của Việt Nam đạt 1.145 USD. Cũng theo Tổng cục Thống kê, GNI/GDP năm 2008 của Việt Nam là 97,02%, tính ra GNI/người năm 2008 đạt 1.111 USD. Theo đó, Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp, chuyển sang nhóm nước có thu nhập trung bình thấp từ năm 2008. Mốc này được đánh giá về hai mặt. Về mặt tích cực, đó là ước mơ từ rất lâu (cách đó 10 năm GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ đạt 86 USD - nằm trong mấy nước và vùng lãnh thổ có mức thu nhập thấp nhất thế giới, sau 10 năm đã ra khỏi nhóm nước thu nhập thấp; cũng không có nhiều người nghĩ đến chỉ 11 năm sau - năm 2019 - đã đạt 2.715 USD và GNI bình quân đầu người đạt 2.557 USD. Về mặt chưa tích cực, còn hạn chế, mức GNI bình quân đầu người năm 2019 của Việt Nam mới bằng gần 63,4% mức thấp nhất của nhóm có thu nhập trung bình cao; hy vọng sẽ đạt cao hơn, nhưng năm 2020 lại bị tác động của đại dịch Covid-19, cộng hưởng và khủng hoảng chu kỳ của thế giới.

Từ khi chuyển vào nhóm nước có thu nhập trung bình thấp tính đến năm 2019 là 12 năm. Năm 2020, tác giả ước tính, tốc độ tăng GDP theo giá so sánh vào khoảng 2,2%, chỉ số giảm phát GDP khoảng 4%, tính ra GDP theo giá thực tế sẽ tăng 6,29%, hay đạt 6,42 triệu tỷ đồng. GDP giá thực tế bình quân đầu người đạt 65,76 triệu đồng. Tỷ giá VND/USD tăng, hay đạt 23.278 VND/USD, tính ra GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái trung tâm đạt 2.825 USD; hệ số GNI/GDP là 94%, thì GNI bình quân đầu người đạt 2.656 USD, chỉ bằng khoảng 65,6% mức thấp nhất của nhóm nước thu nhập trung bình cao và bằng khoảng 21,5% mức thấp nhất của nhóm nước thu nhập cao!

Thứ sáu, theo trình độ phát triển, các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới được chia thành 3 nhóm: Nhóm kém phát triển (gồm các nước có thu nhập thấp); nhóm đang phát triển (gồm các nước có thu nhập trung bình - kể cả trung bình thấp và trung bình cao); nhóm phát triển (gồm những nước có thu nhập cao).

Thứ bảy là nước công nghiệp. Theo Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), nước công nghiệp (nước công nghiệp mới nổi) có tiêu chí: giá trị gia tăng của công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân đầu người từ 1.000-2.500 USD hoặc giá trị chiếm trên 0,5% giá trị tương ứng của toàn cầu; nước công nghiệp phát triển (nước đã công nghiệp hóa) có giá trị gia tăng công nghiệp chế biến chế tạo bình quân đầu người trên 2.500 USD hoặc GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương trên 20 nghìn USD. Trong khu vực ASEAN, nước công nghiệp phát triển có Malaysia, Singapore; công nghiệp công nghiệp có Indonesia, Thái Lan. Giá trị gia tăng công nghiệp chế biến chế tạo bình quân đầu người của Việt Nam ước đến năm 2020 khoảng 900 USD, dự kiến đến năm 2030 đạt trên 2.000 USD - đã trở thành nước công nghiệp.

Thứ tám, GDP được tính lại, nên các chỉ tiêu có liên quan cũng sẽ được tính lại và nên tính lại cho các năm từ 2020 trở về trước. Cần lưu ý, với GDP tính lại, việc đánh giá nợ công/GDP… gây ra dư địa ảo, các chỉ số, hệ số có liên quan đến mức độ rủi ro của Việt Nam sẽ được giảm thiểu hàng chục điểm phần trăm. Do vậy, cần có thêm số tuyệt đối.

Thứ chín, cần có sự kết hợp thứ bậc trên thế giới. Năm 2019, Việt Nam đạt 2.750 USD/người; đứng thứ 129/187. Để vượt thu nhập trung bình thấp thì Việt Nam phải lọt TOP 100. Để vượt trung bình cao phải lọt TOP 40-50 (tương đương Slovakia 19.582 USD/người, đứng thứ 40 hoặc Palau 16.091 đứng thứ 50). Để thu nhập cao phải lọt TOP 30 (tương đương Kawait hiện nay đạt 30.839 USD/người, đứng thứ 30 và Úc 56.352 USD/người, đứng thứ 10).

Về dự thảo các chỉ tiêu

Các chỉ tiêu chủ yếu 2011-2020, 2021-2025, 2021-2030

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Ước thực hiện 2011-2020

Mục tiêu 2011-2025

Mục tiêu 2021-2031

1. Kinh tế

- Tốc độ tăng GDP (bình quân năm)

%

5,9

6,5-7,0

7,0

- GDP bình quân đầu người (năm cuối thời kỳ)

USD

3.490

4.700-5.000

7.500

- Tỷ trọng trong GDP (năm cuối thời kỳ)

+ Của CN chế biến, chế tạo

%

16,58

>25

30

+ Của kinh tế số

%

20

30

- Tỷ trọng đóng góp của TFP vào tốc độ tăng GDP (bình quân năm)

%

3,9

45

50

- Tốc độ tăng năng suất lao động (bình quân năm)

%

5,8

>6,5

>6,5

- Tỷ lệ đô thị hóa (đến năm cuối thời kỳ)

%

39,3

45

>50

- So với GDP

+ Tích lũy tài sản (bình quân)

%

26,7

27-28

+ Tiêu dùng cuối cùng (bình quân)

%

74,6

≥73-74

+ Vốn đầu tư toàn xã hội (bình quân)

%

33,5

32-34

33-35

+ Huy động ngân sách (bình quân)

%

24,5

15-16

+ Nợ công (năm cuối)

%

56,8

47,5

≤ 60

+ Nợ chính phủ (năm cuối)

%

50,8

43,8

+ Bội chi ngân sách (bình quân)

%

3.7

3,7

- Giảm tiêu hao năng lượng trên đơn vị GDP (bình quân năm)

1-1,5

2. Xã hội

- Chỉ số phát triển con người (HDI) (năm cuối)

>0,7

- Tuổi thọ trung bình (năm cuối)

Năm

73,7

74,5

75

Số năm sống khỏe đạt tối thiểu (năm cuối)

Năm

67

68

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ (năm cuối)

%

24,5

28-30

35-40

- Tỷ trọng lao động nông nghiệp (năm cuối)

%

34

25

<20

- Tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm hàng năm

%

1,4

1-1,5

……

- Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị

%

4,39

<4

……

- Bình quân 1 vạn dân (năm cuối)

……

+ Bác sĩ

Bác sĩ

9

10

……

+ Giường bệnh

Giường

28

30

……

- Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế

%

9,5

……

- Tỷ lệ xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (năm cuối)

%

Khoảng 75

……

Trong đó: đạt kiểu mẫu

%

≥ 10

……

3. Môi trường

- Tỷ lệ che phủ rừng (năm cuối)

%

42

42

42-43

- Tỷ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh (năm cuối)

……

+ Của dân cư thành thị (nước sạch)

%

90

95-100

……

+ Của dân cư nông thôn (nước hợp vệ sinh)

%

90,2

93-95

……

- Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn (năm cuối)

%

90

……

- Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đến năm 2025

%

90

92

……

- Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đến năm 2025

%

100

……

- Tỷ lệ xử lý và tái sử dụng nước thải ra môi trường lưu vực các sông (năm cuối)

%

>70

- Giảm lượng phát thải khí nhà kính (năm cuối)

%

≥8

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt quy chuẩn về môi trường (năm cuối)

%

….

100

- Tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển/diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia (năm cuối)

%

….

3,5

Nguồn: Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII; Ước tính theo GDP đã tính lại

Đánh giá tổng quát. Bộ chỉ số/chỉ tiêu trong kế hoạch 5 năm (2021-2025) và Chiến lược 10 năm (2021-2030) có nhiều điểm tích cực hơn các thời kỳ tương ứng trước.

(1) Chỉ số/chỉ tiêu đa dạng, phong phú hơn các kỳ trước. Một mặt bổ sung thêm một số chỉ tiêu, như tỷ trọng kinh tế số/GDP cho phù hợp với cách mạng công nghiệp 4.0, tỷ trọng đóng góp của TFP, tốc độ tăng năng suất lao động, các tỷ lệ so với GDP về tích lũy tài sản, tiêu dùng cuối cùng, giảm tiêu hao năng lượng trên đơn vị GDP…, thời gian sống khỏe đạt tối thiểu; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế; tỷ lệ xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý… Đây là những chỉ tiêu thể hiện chất lượng tăng trưởng kinh tế, chất lượng cuộc sống. Mặt khác, cũng giảm một số chỉ tiêu hoặc do đã đạt ở mức cao, không cần quá tập trung, nhất là thời kỳ 2021-2030.

(2) Phạm vi trong thời kỳ 2021-2025 và 2021-2030 đã bao phủ các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường; trong mỗi lĩnh vực đã mở rộng phạm vi và được lượng hóa cụ thể. Đặc biệt đã mở rộng từ số lượng, chiều rộng sang chất lượng, chiều sâu, từ mô hình cũ sang mô hình mới.

(3) Quy mô và tốc độ tăng so với các thời kỳ trước về nhiều chỉ tiêu lớn hơn, cao hơn.

(4) Việc chuyển dịch vị thế mà chưa thực hiện được trong Chiến lược 2011-2020 sẽ được thực hiện trong 5 năm tới và trong Chiến lược tiếp theo, như: nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thoát khỏi mức thu nhập thấp sang mức thu nhập trung bình cao và khát vọng đến năm 2045 sang mức thu nhập cao.

(5) Về thời gian, theo mục tiêu Dự thảo, nếu đạt được thì thời gian nằm ở mức thu nhập trung bình thấp tính từ năm 2008 đến năm 2025 chỉ có 18 năm, thấp hơn nhiều so với mức 28 năm nguy cơ “sập bẫy thu nhập trung bình thấp” theo thống kê lịch sử của WB; thời gian nằm ở mức thu nhập trung bình (tính từ năm 2008 đến 2045) chỉ có 37 năm, thấp hơn mức 42 năm theo thống kê lịch sử của WB.

Tuy nhiên, xét về tổng quát, cũng có một số điểm cần có sự rà soát xem xét lại.

(1) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần được xác định cụ thể hơn. Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã có lúc nói chủ nghĩa xã hội đến cuối thế kỷ này đã đạt được chưa; nếu cộng hòa xã hội lâu nay được hiểu là công hữu, là chuyên chính vô sản… Do vậy, vẫn là kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”, vừa thực chất, vừa dễ hiểu, rõ ràng, mềm mại hơn. Quan hệ giữa “bàn tay hữu hình” (Nhà nước) và “bàn tay vô hình” (thị trường cũng thực tế hơn).

(2) Về loại hình kinh tế: Theo Dự thảo Văn kiện, phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực. Nên coi kinh tế nhà nước là nòng cốt, kinh tế tư nhân là động lực…

(3) Những chỉ tiêu hiện chưa có trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia cần được bổ sung và giao cho Tổng cục Thống kê chủ trì cùng với các bộ/ngành thu nhập, tổng hợp, cung cấp để phục vụ cho việc đánh giá, kiểm tra, giám sát (như: Giảm lượng phát thải khí nhà kính; Tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển; HDI; GNI; Đóng góp TFP; Đóng góp kinh tế số; Giảm lượng tiêu hao năng lượng/GDP…). Cần bổ sung một số chỉ tiêu rất quan trọng là CPI bình quân, GNI bình quân đầu người, ICOR, HDI cho thời kỳ 2021-2025; Cơ cấu ngành kinh tế, NDI…

Về một số chỉ tiêu cụ thể cần tham gia ý kiến

Dân số trung bình tuy không có trong dự thảo, nhưng lại là cơ sở cho nhiều chỉ tiêu quan trọng khác (chẳng hạn để tính GDP bình quân đầu người, số bác sĩ, số giường bệnh…).

GDP bình quân đầu người phụ thuộc không chỉ về tổng GDP, mà còn phụ thuộc vào dân số trung bình, phụ thuộc vào tỷ giá VND/USD; nếu tính bằn tỷ giá sức mua tương đương (PPP), còn phụ thuộc vào “cánh kéo” tỷ giá giữa tỷ giá hối đoái và tỷ giá PPP (năm 2019, “cánh kéo”- chênh lệch là 2,9 lần). Theo Dự thảo Văn kiện, tổng GDP năm 2020 được dự kiến 340 tỷ USD (hay 7,99 triệu tỷ VND); GDP bình quân đầu người là 3490 USD. Nếu vậy, dân số trung bình năm 2020 chỉ có 97.421 nghìn người, chỉ tăng 0,97% so với năm 2019, thấp xa so với tốc độ tăng 1,15% của năm 2019. Nếu twang với tốc độ tăng như năm 2019, thì dân số trung bình năm 2020 phải là 97.600 nghìn người. Với mức dân số này thì GDP bat đầu người năm 2020 sẽ là gần 3.484 USD. Cũng từ số liệu trong Dự thảo, tỷ giá bình quân VND/USD năm 2020 đạt 23,5 nghìn (bằng 7,99 triệu tỷ VND/340 tỷ USD). Theo đó, tỷ giá VND/USD năm 2020 sẽ tăng 1,97% so với năm 2019, trong khi theo Tổng cục Thống kê, bình quân 9 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước không tăng, cũng không giảm và thực tế tỷ giá trên thị trường đến cuối tháng 10 (giá bán) mới đạt 23,27 nghìn/USD.

Tỷ trọng trong GDP của cn chế biến, chế tạo năm 2025 lên đến 25%, cao hơn năm 2020 tới gần 8 điểm phần trăm là quá cao; đến năm 2030 lên tới 30% (còn đâu cho các ngành khác), cũng là quá cao, tron gkhi dịch vụ cũng phải tăng và hiện đã chiếm khá cao (năm 2019 đã đạt 41,64%, còn cả nhóm ngành công nghiệp - xây dựng cũng mới chiếm chưa tới 34,5%).

Tỷ trọng kinh tế số/GDP có 2 điểm đáng lưu ý. (1) Cần rõ ràng về khái niệm, phạm vi và nguồn tính toán. (2) Xem lại mức 20% đến năm 2025 và 30% đến năm 2030 - tương đương với công nghiệp chế biến, chế tạo- có thể là khát vọng quá cao.

Thời gian sống khỏe đạt tối thiểu cần được đưa vào Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, quy định nội dung và giao cho Tổng cục Thống kê chủ trì chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp.

Tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1%-1,5% cần quy định rõ, có thể là số người nghèo đa chiều giảm 1%-1,5%, nếu không thì với tỷ lệ nghèo đa chiều hiện nay thì chỉ mấy năm sau là hết nghèo đa chiều?

Tỷ lệ xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo kiểu mẫu cần có tiêu chí cụ thể.

Tỷ lệ nước sạch, nước hợp vệ sinh - không nên dùng từ nước sạch, bởi nước máy chưa thể uống trực tiếp được.

Một số tỷ lệ về môi trường, như giảm lượng phát thải khí nhà kính, tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển/diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia cần đưa vào Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy định cơ quan chủ trì thu thập, tổng hợp…

Tài liệu tham khảo

1. Ban Chấp hành Trung ương (2020). Dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

2. Tổng cục Thống kê (2009-2020). Niên giám thống kê các năm, từ 2008 đến 2019, Nxb Thống kê