e-ISSN: 2734-9365

Trang chủ/Dự báo kinh tế

“Bắt bệnh” ngành đường sắt

16:43 | 06/01/2016 Print
- Trong khi các ngành vận tải khác đang dần phát triển để thích ứng với quá trình hội nhập thì ngành đường sắt vẫn đang rất “ung dung” bất chấp ngành này đang mất dần lợi thế.

“Hài lòng với chính mình”

Báo cáo của ngành đường sắt tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016 của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phần nào nhận thấy được căn bệnh của Ngành này. Năm 2015, lợi nhuận của toàn ngành đạt 65 tỷ đồng và phấn đấu năm 2016 tăng lên 69 tỷ đồng. Riêng năm 2015, Công ty Vận tải Đường sắt Sài Gòn - một đơn vị chủ lực của ngành đường sắt, nhưng lợi nhuận chỉ “vọn vẹn” 5 tỷ đồng. Và, mục tiêu trong năm 2016 là “phấn đấu” lên 10 tỷ đồng. Nhìn vào những con số này có thể thấy rằng, mặc dù lợi nhuận năm 2016 tăng 100% so với năm 2015, tuy nhiên so với quy mô thì đây là một con số quá khiếm tốn.

Có thể thấy rằng, tư duy về chiến lược phát triển của ngành đường sắt đang đi theo một lối mòn từ Tổng Công ty đến các đơn vị chủ chốt trong Ngành. Chứng tỏ, có một thực tế đang diễn ra đó là ngành đường sắt vẫn đang bằng lòng với những gì mình làm được.

Điều này cũng được Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng nêu ra tại Hội nghị tổng kết. “Trong tư duy của ngành đường sắt tôi hình dung ra sự bình thản với những bản báo cáo và con số. Thế này thì chết! Thế này thì bao giờ đường sắt mới cạnh tranh được với các phương thức vận tải khác? Bao giờ đường sắt mới phát triển được”. Bộ trưởng Thăng nhấn mạnh. Đồng thời, ông cũng cho rằng: “Lâu nay ngành đường sắt mắc căn bệnh “cố hữu” là hài lòng với những việc mình đang làm, hài lòng rồi thì tức là đã hết động lực để cố gắng và phát triển”

Nếu ngành đướng săt tự hài lòng với những gì mình có sẽ thiếu đi động lực để phát triển

Tuy nhiên, nếu tư duy này trong điều kiện ngành đường sắt đang phát triển mạnh mẽ thì lại không có gì đáng bàn, trong khi sức cạnh tranh của ngành đường sắt trong lĩnh vực vận tải đang còn nhiều hạn chế. Bởi thực tế cho thấy, 2 yếu tố quan trọng trong lĩnh vực vận tải đó là giá và mức độ an toàn thì đây cũng đang là 2 yếu tố bất lợi cho ngành đường sắt.

“Trong khi cả nước 5 năm liên tục giảm tai nạn giao thông, thì đường sắt tai nạn tăng rất cao. So với năm 2014, năm 2015 tăng 96 vụ tai nạn, tăng 75 người chết, số người bị thương tăng 43 người. Đường sắt tăng đều cả 3 tiêu chí về tai nạn giao thông.... Bên cạnh đó, giá vé bình quân của ngành đường sắt hiện vẫn cao hơn ngành hàng không.” Bộ trưởng Đinh La Thăng thẳng thắn đưa ra trong hội nghị tổng kết ngành đường sắt.

Khảo sát thực tế của Báo Lao Động cũng cho thấy, trong khi các hãng hàng không đua nhau giảm giá, khuyến mãi với những mức giá cực sốc, ngành đường sắt hiện vẫn duy trì mức giá cao ngang bằng thậm chí hơn hàng không ở một số tuyến. Chẳng hạn với tuyến Hà Nội - Đà Nẵng, giá vé tàu SE1 dao động từ 490.000-975.000 đồng tùy theo loại ghế trong khi giá vé máy bay Vietjet Air cùng thời điểm (ngày 06/01/2016) dao động từ 166.000 đồng đến 2,25 triệu đồng (Khánh Hòa, 2016).

Cần thay đổi mạnh mẽ

Có thể thấy rằng, trong lĩnh vực vận tải thì ngành đường sắt đang yếu thế hơn so với các ngành khác. Chính vì vậy, để tồn tại ngành đường sắt phải có sự cải tổ mạnh mẽ. Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải tại Hội nghị tổng kết, trong thời gian tới ngành đường sắt cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Một là, cần phối hợp với các cơ quan để xây dựng và trình Quốc hội Luật Đường sắt sửa đổi. Bên cạnh đó, ngành đường sắt phải thay đổi theo thị trường, tăng cường chất lượng dịch vụ nhằm thu hút hành khách, thu hút đầu tư để thúc đẩy thị trường đường sắt phát triển.

Hai là, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải để chuẩn bị phương án đầu tư đường sắt tốc độ cao. Trong thời gian sớm nhất trình Chính phủ, Quốc hội xin chủ trương đầu tư đường sắt đôi khổ 1,435 m, với việc lựa chọn các đoạn đầu tư, như: Hà Nội - Vinh, Sài Gòn - Nha Trang, TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ, Vũng Tàu, Hà Nội, Hạ Long… Đồng thời, thực hiện chạy chung tàu hàng và tàu khách để tăng năng lực chuyên chở đồng thời đẩy mạnh kết nối phát triển logistic nhằm tăng thị phần trong ngành vận chuyển hàng hóa.

Ba là, khẩn trương chuyển các công ty sang mô hình công ty cổ phần, tạo cơ chế chính sách để doanh nghiệp, người dân thuận lợi hơn. Tuy nhiên, cổ phần hóa nhưng không phải để cho xong, bán lấy tiền mà phải thay đổi tư duy, bắt đầu từ người lãnh đạo.

Bốn là, ngành đường sắt cần quan tâm nhiều đến công tác an toàn, không thể có thái độ thơ ơ vô cảm với các vụ tai nạn.

Tài liệu tham khảo:

1. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (2015). Báo cáo tổng công tác năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016

2. Khánh Hòa (2015). Nghịch lý giá vé tàu đắt hơn vé máy bay, truy cập từ, http://laodong.com.vn/xa-hoi/nghich-ly-gia-ve-tau-dat-hon-ve-may-bay-412793.bld

Anh Quyền

© Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư