Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 31 (671)

06:53 | 14/11/2017 Print
- Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 31/2017 gồm nội dung chính sau:

Trong những năm qua, Việt Nam đã tiến hành thực hiện các chính sách tài chính hướng đến tăng trưởng xanh dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các chính sách tài chính liên quan đến tăng trưởng xanh của Việt Nam chưa thực sự phát huy hiệu quả, chưa xử lý được các hành vi đi ngược lại mục tiêu tăng trưởng xanh, cũng như thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa xu hướng tăng trưởng này nhằm đảm bảo tốt nhất cho phát triển bền vững. Tác giả Phan Tú Anh với bài "Hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam" sẽ làm rõ hơn vấn đề này.

Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 03/06/2017 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII đề ra mục tiêu: “Cơ cấu lại, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2017-2020... Phấn đấu hoàn thành thoái vốn tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ, tham gia góp vốn”. Bài viết "Đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước để cơ cấu lại khu vực DNNN" của tác giả Phạm Đức Trung và Vũ Đoàn Minh Thúy sẽ làm rõ thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước trong giai đoạn 2017-2020, nhằm huy động nguồn lực cho cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp nhà nước.

Mục tiêu nhanh chóng xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trở thành vùng trọng điểm phát triển kinh tế của cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đã được đặt ra từ chục năm trước trong các quy hoạch, kế hoạch. Tuy vậy, vấn đề là làm sao có thể thực hiện thành công mục tiêu đó khi mà biến đổi khí hậu và nước biển dâng là một thực tế hiện hữu đã, đang và sẽ xảy ra theo chiều hướng nhanh. Tác giả Hoàng Ngọc Phong với bài "Bàn về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu" sẽ phần nào gợi mở được lối ra cho vùng ĐBSCL để phát triển nhanh, bền vững phải gắn với vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu.

Không chỉ ở Việt Nam, mà nhiều nước đang phát triển trên thế giới đều phải đối mặt với những thách thức lớn về sự thiếu hụt lao động có trình độ cao và kỹ năng chuyên nghiệp để đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để đào tạo ra nguồn nhân lực lao động đáp ứng nhu cầu phát triển trong bối cảnh mới của thế giới? Để đáp ứng yêu cầu đó, giáo dục trong các trường đại học bắt buộc phải đổi mới cả về tư duy và phương pháp dạy và học. Câu trả lời phần nào sẽ có trong bài viết "Cách mạng Công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức đối với giáo dục đại học Việt Nam" của nhóm tác giả Nguyễn Hữu Trinh, Ngô Công Bình và Lê Văn Đại.

Cây công nghiệp dài ngày, nhiều năm nay đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, việc tự phát mở rộng hay thu hẹp diện tích cây trồng ngoài quy hoạch tại nhiều địa phương gây ra rủi ro lớn về kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Thực trạng “phá rào” quy hoạch như thế nào? Nguyên nhân do đâu và cần làm gì để khắc phục? Bài viết "Giải pháp phát triển ổn định một số cây công nghiệp dài ngày" của tác giả Hoàng Hào sẽ phân tích chi tiết hơn.

Cùng với một số bài viết trên, Tạp chí số này còn nhiều bài viết với nội dung phong phú trên nhiều lĩnh vực sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Phan Tú Anh: Hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam

Lê Hồng Minh, Nguyễn Thị Hồng Minh, Nguyễn Thị Ngọc Huyền: Chính sách ưu đãi và đảm bảo đầu tư theo hình thức PPP trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Phạm Đức Trung, Vũ Đoàn Minh Thúy: Đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước để cơ cấu lại khu vực DNNN

Trần Hồng Quang: Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên thích ứng với biến đổi khí hậu

Hoàng Ngọc Phong: Bàn về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Nguyễn Anh Quyền: Để hướng tới một nền công nghiệp xanh

Đỗ Anh Đức, Nguyễn Thị Hoan: Giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Ngô Văn Điểm: Muôn màu hậu kiểm

Nguyễn Hữu Trinh, Ngô Công Bình, Lê Văn Đại: Cách mạng Công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức đối với giáo dục đại học Việt Nam

Nguyễn Thị Thanh Huyền: Đổi mới cơ chế quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập

Ngô Thị Hồng Hạnh: Vấn đề quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4

Hoàng Hào: Giải pháp phát triển ổn định một số cây công nghiệp dài ngày

NHÌN RA THẾ GiỚI

Lương Văn Khôi, Lý Hoàng Bách: Chiến lược “Made in China 2025”: Tác động tới thế giới và Việt Nam

Dương Thị Yến: Áp dụng kế toán quản trị môi trường: Kinh nghiệm thế giới và đề xuất cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Vũ Bích Nguyệt: Vai trò nguồn nhân lực đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội trong bối cảnh hội nhập

Lương Đức Danh: Chi ngân sách nhà nước nhằm đẩy mạnh thu hút FDI của tỉnh Thanh Hóa

Lê Thị Thu Hà, Đinh Thị Thu Thủy: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay dự án đầu tư tại Agribank Thanh Hóa

Nguyễn Văn Song, Nguyễn Quốc Oánh, Lê Văn Sỹ, Nguyễn Xuân Hữu: Phát triển nuôi cá nước ngọt trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương

Nguyễn Văn Tuấn: Quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Tĩnh

KHOẢNG LẶNG

Chẫu Chàng: Vận may

-----------------------------------------------------

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Phan Tu Anh: Formulating financial policies for green growth in Vietnam

Le Hong Minh, Nguyen Thi Hong Minh, Nguyen Thi Ngoc Huyen: Preferential policies and investment guarantee in construction of transport infrastructure in form of PPP

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Pham Duc Trung, Vu Doan Minh Thuy: Stepping up the equitization and pestment of state capital to restructure SOE sector

Tran Hong Quang: Central Highlands to boost sustainable development in response to climate change

Hoang Ngoc Phong: Discussion on socio-economic development of the Mekong Delta in response to climate change

RESEARCH - DISCUSSION

Nguyen Anh Quyen: Towards a green industry

Do Anh Duc, Nguyen Thi Hoan: Solutions for implementation of environmental criterias in new rural construction

Ngo Van Diem: Diversity of post-inspections

Nguyen Huu Trinh, Ngo Cong Binh, Le Van Dai: The 4th Industrial Revolution: Opportunities and challenges for higher education in Vietnam

Nguyen Thi Thanh Huyen: Renovation of financial management mechanism at public vocational trainings

Ngo Thi Hong Hanh: Management of state budget revenues and expenditures in the context of the 4th Industrial Revolution

Hoang Hao: Schemes for stable development of some long-term industrial crops

WORLD OUTLOOK

Luong Van Khoi, Ly Hoang Bach: “Made in China 2025” strategy: Impact on the world and Vietnam

Duong Thi Yen: Application of environmental management accounting: Global experience and proposals for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Vu Bich Nguyet: The role of human resources for the development of Hanoi Capital in the context of integration

Luong Duc Danh: State budget expenditure to promote FDI attraction into Thanh Hoa province

Le Thi Thu Ha, Dinh Thi Thu Thuy: To minimize the credit risk for investment projects at Agribank Thanh Hoa

Nguyen Van Song, Nguyen Quoc Oanh, Le Van Sy, Nguyen Xuan Huu: Expanding freshwater fish culture in Gia Loc district, Hai Duong province

Nguyen Van Tuan: Management of investment capital from state budget in Ha Tinh province

THE WANDERING MIND

Chau Chang: A fortune

KTDB

© Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư