Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 2 (756)

16:27 | 19/01/2021 Print
- Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 2/2021 gồm các nội dung sau:

Những năm gần đây, loại hình kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) trên nền tảng công nghệ ngày càng sôi động. Tuy nhiên, cũng như rất nhiều quốc gia khác trên thế giới, việc quản lý các mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng số ở Việt Nam chưa được chặt chẽ, còn có nhiều kẽ hở, dẫn đến tình trạng thất thu thuế rất lớn. Tình trạng này cần được khắc phục trong tương lai, bởi thực tế phát triển của Cách mạng Công nghiệp 4.0, cũng như bối cảnh đại dịch Covid-19 đã cho thấy sự pht triển mạnh mẽ v trở thnh xu thế khơng thể thay đổi của TMĐT. Bài viết, “Bàn về chính sách thuế cho hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam”, tác giả Trần Đoàn Hạnh phân tích xu hướng TMĐT trên thế giới, cũng như thực trạng phát triển tại Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp trong thời gian tới.

Rửa tiền là một hành vi phạm tội nguy hiểm phá hoại nghiêm trọng nền kinh tế và đẩy lùi sự phát triển của một quốc gia. Một trong những biện pháp hiệu quả trong phòng, chống rửa tiền chính là xây dựng hệ thống pháp luật về phòng, chống rửa tiền chặt chẽ và hiệu quả. Thực tế cho thấy, Việt Nam đang có nhiều nỗ lực trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến phòng, chống rửa tiền, tiệm cận với chuẩn mực quốc tế, tuy nhiên trong quá trình xây dựng không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế cần được khắc phục. Để hiểu rõ hơn những nội dung này, mời bạn đọc đón đọc bài viết “Những tồn tại trong quy định pháp luật Việt Nam về phòng, chống rửa tiền và một số kiến nghị, đề xuất” của tác giả Vũ Thị Phương Thảo

Trong giai đoạn 2016-2020, mặc dù chịu tác động của đại dịch Covid-19 từ đầu năm 2020, nhưng thu ngân sách nhà nước (NSNN) của Việt Nam vẫn đạt được nhiều thành tựu, như: quy mô thu càng tăng, cơ cấu thu theo hướng hợp lý hơn... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thu NSNN cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Bài viết “Thu ngân sách nhà nước: Thực trạng và giải pháp trong thời gian tới”, tác giả Đào Thị Hồ Hương đánh giá thực trạng thu NSNN giai đoạn 2016-2020, từ đó có định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo nguồn thu NSNN luôn phát triển ổn định, bền vững.

Cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công là để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn góp phần phát triển kinh tế nhanh, bền vững, bao trùm và không bỏ lại ai ở phía sau. Nghiên cứu về cấu trúc hệ thống quản lý tài chính công và xem xét sự vận động nó trong tính thực tiễn của một số quốc gia trên thế giới sẽ cho thấy những phương pháp quản lý tốt để đảm bảo nền tài chính công vận hành an toàn, bền vững. Thông qua bài viết, “Nghiên cứu một số hệ thống quản lý tài chính công và hàm ý chính sách cho Việt Nam”, tác giả Nguyễn Đức Thuận đưa ra một số hàm ý chính sách đối với hoạt động quản lý tài chính công tại Việt Nam.

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào cuối năm 2015, đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho sự thay đổi về chất trong hợp tác, hội nhập của các quốc gia ASEAN để trở thành một thị trường thống nhất, năng động và cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, chính vì gia tăng mức độ hội nhập sâu rộng, nên AEC cũng tạo ra áp lực rất lớn lên các ngành kinh tế, trong đó có nông nghiệp. Bài viết “Ảnh hưởng của Cộng đồng Kinh tế ASEAN đối với ngành nông nghiệp Việt Nam”, Lê Tuấn Anh phân tích những tác động của AEC đến ngành nông nghiệp Việt Nam, qua đó gợi mở giải pháp để ngành nông nghiệp hội nhập hiệu quả.

Năm 2020 chứng kiến nhiều biến động của ngành nông nghiệp cả về cơ hội phát triển, hội nhập và thách thức thích nghi, ứng phó. Trong đó, thiên tai khốc liệt, như: mưa đá, hạn mặn, lũ lụt, đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất; còn đại dịch toàn cầu Covid-19 đã làm đứt gãy kết nối thương mại nông sản giữa hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy vậy, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn đạt được những thành quả đáng kể trên cả lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu, mở ra nhiều kỳ vọng phát triển mới cho những năm tiếp theo. Bài viết, “Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19: Thực trạng và giải pháp” tác giả Lê Văn Thơi sẽ làm rõ hơn những nội dung này.

Hiện nay, một trong những phương pháp đánh giá thực hiện công việc được sử dụng rộng rãi ở nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam đó là phương pháp KPI (Key Performance Indicator - chỉ số hoạt động chính) với góc độ tiếp cận của chỉ số đánh giá thực hiện công việc, đo lường, đánh giá hiệu quả công việc thông qua số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ánh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng hay cá nhân. Mục đích của việc sử dụng chỉ số KPI trong đánh giá thực hiện công việc nhằm đảm bảo cho người lao động thực hiện đúng các trách nhiệm trong bảng mô tả công việc của từng vị trí chức danh cụ thể. Mặc dù vậy, việc triển khai thành công chỉ số này ở các DN vẫn đang gặp nhiều khó khăn và cần một quá trình tiếp thu và vận dụng nhuần nhuyễn các kiến thức về KPI vào thực tiễn DN. Thông qua bài viết “Hoàn thiện công tác áp dụng công cụ chỉ số hoạt động chính (KPI) tại các doanh nghiệp Việt Nam”, tác giả Nguyễn Xuân Minh đánh giá tình hình triển khai KPI tại Việt Nam trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp trong thời gian tới.

Cùng với đó, trong số tạp chí kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Trần Đoàn Hạnh: Bàn về chính sách thuế cho hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam

Vũ Thị Phương Thảo: Những tồn tại trong quy định pháp luật Việt Nam về phòng, chống rửa tiền và một số kiến nghị, đề xuất

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Đào Thị Hồ Hương: Thu ngân sách nhà nước: Thực trạng và giải pháp trong thời gian tới

Nguyễn Đức Thuận: Nghiên cứu một số hệ thống quản lý tài chính công và hàm ý chính sách cho Việt Nam

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Bùi Tiến Phúc, Vũ Đức Vĩnh, Nguyễn Đức Trí: Bảo đảm lợi ích kinh tế trong nền KTTT định hướng XHCN: Từ chủ trương đến giải pháp thực hiện

Lê Tuấn Anh: Ảnh hưởng của Cộng đồng Kinh tế ASEAN đối với ngành nông nghiệp Việt Nam

Lê Văn Thơi: Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19: Thực trạng và giải pháp

Nguyễn Xuân Minh: Hoàn thiện công tác áp dụng công cụ chỉ số hoạt động chính (KPI) tại các doanh nghiệp Việt Nam

Nguyễn Lê Nhân: Những tác động và thách thức trong việc sử dụng ngôn ngữ kế toán toàn cầu IFRS

đến doanh nghiệp Việt Nam

Tô Quang Long: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Vũ Đình Thuận: Phát triển du lịch làng nghề ở vùng Đồng bằng sông Hồng hiện nay

Vũ Thị Thu Huyền: Ứng dụng công nghệ trong đánh giá chất lượng hướng dẫn viên du lịch

Phạm Công Minh: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá KVA

Ngô Thị Hồng Nhung: Thực trạng hành vi vi phạm tham gia giao thông đường bộ ở Việt Nam

NHÌN RA THẾ GIỚI

Đỗ Thị Bình: Cam kết về thuỷ sản bền vững của các tác nhân trong chuỗi cung ứng thủy sản Mỹ: Hàm ý đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

Sisomphou Singdala, Đỗ Hoài Linh, Lương Thái Bảo, Vongphakone Vongsouphanh: Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Lào: Thực trạng và giải pháp

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Đỗ Huy Thắng: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

Đỗ Thị Thúy Yến: Cung - cầu nhân lực sư phạm ở TP. Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp

Trần Minh Thuy: Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

tại thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

Lê Thành Quý, Nguyễn Hoàng Phương: Thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương

Nguyễn Văn Tiến, Trần Thị Thanh Phương: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai

Trần Nha Ghi, Vũ Văn Đông, Phạm Vũ Phi Hổ, Nguyễn Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Anh Thư, Nguyễn Thị Diễm Em, Trần Nguyễn Khánh Hải, Lý Minh Khôi: Khai thác hệ sinh thái ven biển và tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Tuyết Hoa Niê Kdăm, Y Thanh Hà Niê Kdăm: Giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản tỉnh Đắk Lắk

Phạm Hùng Dũng: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu tại Bảo hiểm xã hội huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng

Trần Hoàng Hiểu, Lê Minh Đồng: Hoàn thiện và nhân rộng mô hình “hội quán” của tỉnh Đồng Tháp

Nguyễn Thị Thúy Ngân, Phạm Văn Tài: Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Hậu Giang.

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Tran Doan Hanh: Discussion on e-commerce tax policies in Vietnam

Vu Thi Phuong Thao: Shortcomings in Vietnamese regulations on preventing and combating money laundering and some proposals to address

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Dao Thi Ho Huong: State budget revenue: Current situation and solutions in the coming time

Nguyen Duc Thuan: A study on public financial management systems and policy implications for Vietnam

RESEARCH - DISCUSSION

Bui Tien Phuc, Vu Duc Vinh, Nguyen Duc Tri: Ensuring economic benefits in the socialist-oriented market economy: From policy to practice

Le Tuan Anh: Impact of ASEAN Economic Community on Vietnam’s agriculture sector

Le Van Thoi: Agricultural development in Vietnam in the context of Covid-19 pandemic: Current situation and solutions

Nguyen Xuan Minh: Completing the application of key performance indicators (KPIs) in Vietnamese enterprises

Nguyen Le Nhan: Impacts and challenges in using the global accounting language IFRS on Vietnamese businesses

To Quang Long: Social responsibility of businesses in hospitality industry in the context of international economic integration

Vu Dinh Thuan: Current development of craft village tourism in the Red River Delta

Vu Thi Thu Huyen: Application of technology to assess quality of tour guiding

Pham Cong Minh: Schemes to improve the quality of human resources of KVA Auditing and Valuation Company Limited

Ngo Thi Hong Nhung: Actual situation of road traffic violations in Vietnam

WORLD OUTLOOK

Do Thi Binh: Sustainable seafood commitment of actors in the US seafood supply chain: Implications for Vietnamese seafood exporters

Sisomphou Singdala, Do Hoai Linh, Luong Thai Bao, Vongphakone Vongsouphanh: Restructuring Laos’ commercial banking system: Current situation and solutions

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Do Huy Thang: To boost high-quality human resources in Vinh Phuc province-based industrial zones

Do Thi Thuy Yen: Supply - demand for human resources in education in Ho Chi Minh City: Current situation and solutions

Tran Minh Thuy: Completing spending management of capital construction investment from the state budget in Duyen Hai town, Tra Vinh province

Le Thanh Quy, Nguyen Hoang Phuong: Attracting investment for industrial development in Bau Bang district, Binh Duong province

Nguyen Van Tien, Tran Thi Thanh Phuong: Schemes to improve the quality of human resources at Dong Nai Social Insurance Agency

Tran Nha Ghi, Vu Van Dong, Pham Vu Phi Ho, Nguyen Thi Phuong Anh, Nguyen Thi Anh Thu, Nguyen Thi Diem Em, Tran Nguyen Khanh Hai, Ly Minh Khoi: Exploiting the coastal ecosystem and economic growth in Ba Ria - Vung Tau province

Tuyet Hoa Nie Kdam, Y Thanh Ha Nie Kdam: Schemes to boost agricultural and forest products processing industries in Dak Lak province

Pham Hung Dung: Solutions for improving the efficiency of revenue management at Social Insurance Agency in Tran De district, Soc Trang province

Tran Hoang Hieu, Le Minh Dong: Complete and replicate “Assembly Hall” model of Dong Thap province

Nguyen Thi Thuy Ngan, Pham Van Tai: Improve human resource management at Hau Giang province’s Investment and Development Fund

KTDB

© Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư