e-ISSN: 2734-9365

Trang chủ/Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo

Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 25 (743)

15:03 | 11/09/2020 Print
- Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 25/2020 gồm các nội dung sau:

Trong không khí hào hùng và xúc động của những ngày mùa Thu Hà Nội, kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã có buổi trao đổi với phóng viên Tạp chí Kinh tế và Dự báo về những thành tựu chính của đất nước sau gần 35 năm đổi mới và những định hướng trong xây dựng Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, với “biến số” Covid-19 đang có diễn biến phức tạp cả trong nước và thế giới hiện nay.

Tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã nhất tề đứng lên tạo thành cơn bão táp cách mạng, lật nhào ách thống trị tàn bạo của phát xít Nhật, giành độc lập cho dân tộc. Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, chính thức khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã tạo động lực để dân tộc ta đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Bài viết, “Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 trong xây dựng và phát triển đất nước”, tác giả Nguyễn Danh Tiên phân tích ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

Kể từ khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đất nước ta đã trải qua những thăng trầm trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước và phát triển kinh tế - xã hội. Chiến thắng trong các cuộc kháng chiến cứu quốc, tiếp đến là hàn gắn vết thương chiến tranh và tìm cơ chế, mô hình phát triển, đến nay Việt Nam đã đạt được nhiều dấu ấn quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực. Từ một quốc gia thuần nông, đại đa số người dân sống ở nông thôn, trình độ phát triển thấp, Việt Nam đã chuyển mình trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình trên thế giới. Cùng với tăng trưởng kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì, giúp cho nước ta chủ động hơn trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Thông qua bài viết, “Những dấu ấn quan trọng về kinh tế - xã hội trong hành trình 75 năm thành lập và phát triển đất nước qua số liệu thống kê”, tác giả Nguyễn Thị Hương đánh giá tổng quan bức tranh công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội đất nước ta 75 năm qua.

75 năm đã qua sau Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9/1945. Trong 75 năm ấy, Việt Nam đã 4 lần và kỳ vọng 5 lần chuyển vị thế, vượt qua 3 cuộc khủng hoảng và kỳ vọng sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng thứ 4 này. Để hiểu rõ hơn những dấu mốc quan trọng này, mời bạn đọc đón đọc bài viết “75 năm - Kỳ vọng 5 lần chuyển vị thế và vượt qua 4 cuộc khủng hoảng” của tác giả Trần Đào.

Luật Quy hoạch 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019 đã tạo dựng hệ thống quy hoạch quốc gia thống nhất, thay đổi cơ bản tư duy, phương pháp và nội dung lập quy hoạch, cũng như quy định hệ thống theo dõi, giám sát và thực hiện quy hoạch theo hướng gắn kết chặt chẽ chu trình chiến lược - quy hoạch - kế hoạch - đầu tư, giảm thiểu sự cát cứ, cục bộ trong quản lý kinh tế - xã hội, tăng cường tính liên kết vùng và tăng cường phân bổ nguồn lực dựa trên các tín hiệu thị trường. Trên nhiều phương diện, việc triển khai thành công Luật Quy hoạch và các văn bản có liên quan sẽ góp phần quan trọng hoàn thiện vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, qua đó mở ra các cơ hội phát triển mới, không gian phát triển mới, cơ hội đầu tư mới cho nền kinh tế. Bài viết, “Triển khai thi hành Luật Quy hoạch và các giải pháp trọng tâm trong thời gian tới”, tác giả Đinh Trọng Thắng tóm tắt kết quả triển khai thực hiện Luật Quy hoạch trong 8 tháng đầu năm 2020 vàkiến nghị các giải pháp trong thời gian tới.

Trong bối cảnh nguồn lực cho đầu tư từ ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, việc phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, hiệu quả, công bằng giữa các vùng, miền, địa phương, bảo đảm an sinh, xã hội của người dân, mà vẫn tập trung được nguồn lực xây dựng các công trình lớn, các dự án quan trọng quốc gia… có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, là yêu cầu tất yếu để bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Đứng trước yêu cầu đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với chức năng là cơ quan tham mưu tổng hợp của Chính phủ trong lĩnh vực quản lý đầu tư công, đã, đang và tiếp tục những tư tưởng đổi mới trong việc hoạch định các chính sách về xây dựng Kế hoạch Đầu tư công trong giai đoạn 2021-2025. Thông qua bài viết, “Những điểm đổi mới trong xây dựng Kế hoạch Đầu tư công giai đoạn 2021-2025”, tác giả Đỗ Thành Trung khái quát định hướng phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016- 2020 và yêu cầu phải đổi mới, đồng thời đưa ra một số điểm mới trong các nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư nsnn giai đoạn 2021-2025

Cùng với những nội dung trên, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

KỶ NIỆM 75 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG 8 VÀ QUỐC KHÁNH 2/9

Trần Quốc Phương: Định hướng phát triển kinh tế - xã hội 2021-2025 cần tính toán đến “biến số” Covid-19

Nguyễn Danh Tiên: Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 trong xây dựng và phát triển đất nước

Nguyễn Thị Hương: Những dấu ấn quan trọng về kinh tế - xã hội trong hành trình 75 năm thành lập và phát triển đất nước qua số liệu thống kê

Trần Đào: 75 năm - Kỳ vọng 5 lần chuyển vị thế và vượt qua 4 cuộc khủng hoảng

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Đinh Trọng Thắng: Triển khai thi hành Luật Quy hoạch và các giải pháp trọng tâm trong thời gian tới

Đỗ Thành Trung: Những điểm đổi mới trong xây dựng Kế hoạch Đầu tư công giai đoạn 2021-2025

Nguyễn Hồng Lâm: Bộ Tổng Tham mưu trong thực hiện chủ trương phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Nguyễn Thị Kim Chung: Đầu tư công, lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 1995-2019: Thực trạng và khuyến nghị

Nguyễn Văn Minh: Tác động của EVFTA và ứng xử của doanh nghiệp Việt Nam

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Đào Thị Thu Hiền: Phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam “hậu” đại dịch Covid-19

Phạm Minh Đức, Đỗ Minh Ngọc: Thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Phạm Văn Kiệm: Cơ hội Cách mạng Công nghiệp 4.0 cho các doanh nghiệp Việt Nam: Nhu cầu phát triển chuỗi cung ứng số

Lâm Thanh Hà, Bùi Văn Huyền: Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2010-2020

Phạm Văn Hùng, Triệu Văn Huấn: Tiềm năng, lợi thế của vùng Đồng bằng sông Hồng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Bùi Thị Thảo: Giải pháp phát triển thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0

Phùng Huy Vinh, Ngô Thị Thuận, Ninh Xuân Trung: Giải pháp phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm ở nước ta hiện nay

NHÌN RA THẾ GiỚI

Phạm Thị Tuý: Kinh nghiệm bảo đảm an ninh năng lượng của một số nước trên thế giới trong kỷ nguyên kỹ thuật số và bài học cho Việt Nam

Lưu Tuấn Hiếu: Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nông nghiệp thông minh và một số đề xuất cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Trần Thị Diệp Tuyền: Phát triển nguồn nhân lực tại TP. Hà Nội trong thời kỳ mới: Thực trạng và giải pháp

Bùi Thị Hoàng Lan: Giải pháp xây dựng TP. Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh

Lê Văn Vũ, Nguyễn Khắc Hiếu: Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nhằm thu hút vốn đầu tư tại tỉnh Đồng Tháp

Y Thanh Hà Niê Kdăm: Tăng trưởng kinh tế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015-2019

Lại Tiến Dĩnh: Phát triển bền vững kinh tế tập thể, hợp tác xã tại tỉnh Kiên Giang

Nguyễn Thị Thanh Vân: Ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Phú Yên: Thực trạng và những vấn đề đặt ra

IN THIS ISSUE

CELEBRATION OF 75th ANNIVERSARY OF THE AUGUST REVOLUTION

AND THE NATIONAL DAY

Tran Quoc Phuong: Orientation for socio-economic development in the period 2021-2025 needs to take account of the “variable” Covid-19

Nguyen Danh Tien: Promote the spirit of the August Revolution and National Day in national construction and development

Nguyen Thi Huong: Milestones in the socio-economic development in the 75-year journey of national establishment and development through statistics

Tran Dao: 75 years - Expectation for 5 times of changing positions and overcoming 4 crises

FROM POLICY TO PRACTICE

Dinh Trong Thang: Implement the Law on Planning and key solutions in the coming time

Do Thanh Trung: Innovations in building the Public Investment Plan for the period 2021-2025

Nguyen Hong Lam: The General Staff to implement the policy of socio-economic development associated with national defense and security

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Nguyen Thi Kim Chung: Public investment, inflation in Vietnam in the period 1995-2019: Situation and recommendations

Nguyen Van Minh: The impact of EVFTA and behavior of Vietnamese businesses

RESEARCH - DISCUSSION

Dao Thi Thu Hien: Development of supporting industries in Vietnam after the Covid-19 pandemic

Pham Minh Duc, Do Minh Ngoc: To boost creative and innovative startup in Vietnam: Situation and solutions

Pham Van Kiem: Opportunity of the Fourth Industrial Revolution for Vietnamese enterprises: The need for developing digital supply chain

Lam Thanh Ha, Bui Van Huyen: State management of Vietnam’s agricultural exports to China in the period 2010-2020

Pham Van Hung, Trieu Van Huan: Potential and advantages of the Red River Delta region in attracting foreign direct investment

Bui Thi Thao: Schemes to improve Vietnam’s labor market in the context of the Fourth Industrial Revolution

Phung Huy Vinh, Ngo Thi Thuan, Ninh Xuan Trung: Solutions to the sustainable development of poultry farming in our country today

WORLD OUTLOOK

Pham Thi Tuy: Experience in ensuring energy security of some countries over the world in the digital era and lessons for Vietnam

Luu Tuan Hieu: International experience in smart agricultural development and some recommendations for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Tran Thi Diep Tuyen: Development of Hanoi’s human resources in the new context: Current situation and solutions

Bui Thi Hoang Lan: Solutions for transforming Ho Chi Minh City into smart city

Le Van Vu, Nguyen Khac Hieu: Strengthen the provincial competitiveness index to attract investment in Dong Thap province

Y Thanh Ha Nie Kdam: Economic growth in Dak Lak province over the period 2015-2019

Lai Tien Dinh: Sustainable development of collective economy and cooperatives in Kien Giang province

Nguyen Thi Thanh Van: Application of science and technology to production in order to develop hi-tech agriculture in Phu Yen province: Current situation and problems

KTDB

© Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư