Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 11 (729)

17:06 | 27/04/2020 Print
- Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 11/2020 gồm các nội dung sau:

Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngày 05/02/2018, trong đó có yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai lập quy hoạch từ ngày 01/03/2018, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước 31/12/2020. Còn theo Nghị quyết số 751/2019/ NQ-UBTVQH14, ngày 16/08/2019, các quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017 và các luật, pháp lệnh đã được sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến quy hoạch có thể lập đồng thời. Thông qua bài viết, “Một số giải pháp cấp bách khắc phục các rào cản trong việc thực hiện tích hợp quy hoạch hiện nay”, tác giả Ngô Công Thành đánh một số tồn tại một số rào cản gây trở ngại cho việc lập quy hoạch theo phương pháp tích hợp. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp.

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp quy định trong Luật Việc làm năm 2013 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015) được xây dựng dựa trên cơ sở kế thừa và phát triển chính sách BHTN trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2009). Đây là một chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội, công cụ quản trị thị trường lao động chống lại những rủi ro do mất việc làm gây ra đối với người lao động trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã bộc lộ những hạn chế nhất định, cần những giải pháp khắc phục để nâng cao tác dụng và hiệu quả của chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Để hiểu rõ hơn các nội dung này, mời bạn đọc đón đọc bài viết, “Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp: Những hạn chế và gợi ý hướng khắc phục” của tác giả Bùi Thị Nhung, Phạm Thị Phương.

Dịch Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc đã nhanh chóng lan ra toàn cầu với những diễn biến rất phức tạp. Đặc biệt, dịch bệnh đang lây lan mạnh trên thế giới và có nguy cơ biến một cuộc khủng hoảng y tế thành một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tồi nhất kể sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 (1934-1945). Dịch bệnh kéo dài có thể gây ra suy thoái, khủng hoảng kinh tế và các vấn đề an sinh xã hội lớn, nếu không có sự chuẩn bị và các chính sách ứng phó phù hợp. Vậy đại dịch này đã ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam? Nước ta sẽ cần phải đối phó như thế nào? Thông qua bài viết “Thách thức kinh tế của đại dịch Covid-19 và giải pháp ứng phó của Việt Nam”, tác giả Nguyễn Ngọc Toàn sẽ phần nào làm rõ các nội dung này?

Cũng liên quan đến dịch bệnh Covid, trong bài viết Thị trường bất động sản trước bối cảnh đại dịch Covid-19”, nhóm tác giả Mai Công Quyền, Nguyễn Thị Tùng Phương tổng hợp, phân tích một số vấn đề về thị trường bất động sản Việt Nam trong bối cảnh có những tác động của đại dịch Covid -19. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp đối với các doanh nghiệp kinh doanh BĐS và dịch vụ BĐS nhằm duy trì hoạt động của các doanh nghiệp, cũng như chuẩn bị cho giai đoạn trở lại sản xuất, kinh doanh sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Thời gian qua, phát triển hợp tác du lịch giữa Trung Quốc và Việt Nam đạt được kết quả hợp tác đáng kể. Thông qua bài viết, “Một số kết quả nghiên cứu về thương mại dịch vụ du lịch Việt Nam - Trung Quốc”, tác giả Trần Anh Chung đánh giá hiện trạng và năng lực cạnh tranh của thương mại dịch vụ du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc; sau đó, kết hợp mô hình lực hấp dẫn và mô hình thương mại dịch vụ du lịch không hiệu quả để phân tích các yếu tố ảnh hưởng; cuối cùng, đưa ra phân tích hiệu quả và năng lực cạnh tranh cho thương mại dịch vụ du lịch của hai nước.

Từ năm 1988 đến nay, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam có nhiều biến động, nhưng tổng số vốn FDI có xu hướng tăng lên theo thời gian. Tuy vậy, dòng vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam không ổn định, chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng vốn FDI vào nền kinh tế. Thông qua bài viết, “Những thuận lợi và khó khăn của đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam” nhóm tác giả Lê Thị Kim Thanh, Nguyễn Thị Sơn phân tích những thuận lợi cùng khó khăn, thách thức trong thu hút FDI vào ngành nông nghiệp, qua đó gợi mở giải pháp nhằm thúc đẩy nguồn vốn này vào lĩnh vực nông nghiệp trong thời gian tới.

Cùng với những nội dung trên, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong năm 2019 sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Ngô Công Thành: Hướng dẫn tích hợp quy hoạch theo Luật Quy hoạch năm 2017 Bài 3: Một số giải pháp cấp bách khắc phục các rào cản trong việc thực hiện tích hợp quy hoạch hiện nay

Phan Hải Hồ: Phương thức quản lý đất đô thị - Khía cạnh nghiên cứu các giá trị và công cụ quản lý từ thực tiễn TP. Hồ Chí Minh

Bùi Thị Nhung, Phạm Thị Phương: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp: Những hạn chế và gợi ý hướng khắc phục

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Nguyễn Ngọc Toàn: Thách thức kinh tế của đại dịch Covid-19 và giải pháp ứng phó của Việt Nam

Mai Công Quyền, Nguyễn Thị Tùng Phương: Thị trường bất động sản trước bối cảnh đại dịch Covid-19

Trần Anh Chung: Một số kết quả nghiên cứu về thương mại dịch vụ du lịch Việt Nam - Trung Quốc

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Nguyễn Thị Minh Hằng: Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến người lao động tại các doanh nghiệp dịch vụ

Lê Thị Kim Thanh, Nguyễn Thị Sơn: Những thuận lợi và khó khăn của đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam

Lê Đình Cảnh: Phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam

Nguyễn Ngọc Tuấn, Nguyễn Trọng Hòa: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Nguyễn Hữu Nhuần, Lưu Ngọc Lương, Lê Thị Long Vỹ: Giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tích tụ và tập trung đất đai trong sản xuất nông nghiệp

Nguyễn Phương Nga: Tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

Lê Đình Chiều, Đặng Huy Thái, Nguyễn Ngọc Khánh, Phan Thị Thùy Linh: Công tác kế hoạch tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

NHÌN RA THẾ GiỚI

Orlady Chanthavong: Đánh giá thực trạng thu hút đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào

Vũ Ngọc Tú: Hỗ trợ thuế nhằm phát triển hệ thống quỹ tín dụng: Kinh nghiệm của Canada và Mỹ - Gợi ý cho Việt Nam

Phạm Chu Thùy Dương: Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở một số nước và đề xuất cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Đỗ Văn Trịnh: Phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững ở TP. Hà Nội: Thành tựu và những vấn đề đặt ra

Thanh Hà: Bắc Ninh phấn đấu hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020

Trịnh Hữu Thắng: Bắc Giang tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư bền vững

Phạm Văn Minh: Thu hút vốn FDI vào các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Nguyễn Thị Thanh Tâm, Đào Thị Hương, Nguyễn Minh Huệ: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với vùng chè đặc sản Tân Cương, Thái Nguyên

Phùng Chí Cường: Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Vĩnh Phúc

Triệu Văn Huấn, Trần Thị Phương Thảo: Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Nguyên

Nguyễn Quốc Tuấn, Trần Xuân Văn: Kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ của TP. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh và gợi ý cho TP. Hải Phòng

Cồ Huy Lệ: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Nam Định trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0

Trịnh Thị Hằng, Đặng Thành Cương: Lợi thế và thách thức của Nghệ An trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Ngo Cong Thanh: Guidance on integrated planning under the Law on Planning 2017. Lesson 3: Some urgent solutions to overcome barriers in the current implementation of integrated planning

Phan Hai Ho: Urban land management method - Aspects of studying values and management tools from the practices of Ho Chi Minh City

Bui Thi Nhung, Pham Thi Phuong: Implementation of unemployment insurance policies: Limitations and suggestions for remedial measures

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Nguyen Ngoc Toan: The economic challenge resulting from the Covid-19 pandemic and Vietnam’s response

Mai Cong Quyen, Nguyen Thi Tung Phuong: Real estate market in the context of the Covid-19 pandemic

Tran Anh Chung: Several research results on trade in tourism services between Vietnam - China

RESEARCH - DISCUSSION

Nguyen Thi Minh Hang: Impact of the Covid-19 pandemic on workers in service enterprises

Le Thi Kim Thanh, Nguyen Thi Son: Advantages and disadvantages of foreign investment into Vietnam’s agricultural sector

Le Dinh Canh: To boost hi-tech agriculture in Vietnam

Nguyen Ngoc Tuan, Nguyen Trong Hoa: Schemes to improve the efficiency of public investment in capital construction in the Mekong Delta

Nguyen Huu Nhuan, Luu Ngoc Luong, Le Thi Long Vy: Solutions to remove difficulties, promote land accumulation and concentration in agricultural production

Nguyen Phuong Nga: Influence of the Fourth Industrial Revolution on small and medium-sized enterprises in Vietnam

Le Dinh Chieu, Dang Huy Thai, Nguyen Ngoc Khanh, Phan Thi Thuy Linh: The planning in coal mining enterprises under Vietnam National Coal and Mineral Industries Group

WORLD OUTLOOK

Orlady Chanthavong: Assessing the situation of attracting investment in tourism industry in Cham Pa Sac, Lao People’s Democratic Republic

Vu Ngoc Tu: Tax support to boost credit fund system: Experiences from Canada and the US - Suggestions for Vietnam

Pham Chu Thuy Duong: Experiences in developing retail banking services in some countries and recommendations for Vietnamese commercial banks

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Do Van Trinh: Sustainable development of supporting industry in Hanoi city: Achievements and problems raised

Thanh Ha: Bac Ninh strives to fulfill the socio-economic development plan for 2020

Trinh Huu Thang: Bac Giang continues to promote sustainable investment attraction

Pham Van Minh: Drawing FDI into the Northern Midland and Mountainous provinces

Nguyen Thi Thanh Tam, Dao Thi Huong, Nguyen Minh Hue: Developing community-based tourism in association with specialty tea areas in Tan Cuong, Thai Nguyen

Phung Chi Cuong: Current development of sustainable agricultural in Vinh Phuc province

Trieu Van Huan, Tran Thi Phuong Thao: Situation of attracting foreign direct investment into Thai Nguyen province

Nguyen Quoc Tuan, Tran Xuan Van: Experience in developing supporting industries of Ho Chi Minh City, Bac Ninh province and suggestions for Hai Phong city

Co Huy Le: Improve high-quality human resources of Nam Dinh province in the context of the Fourth Industrial Revolution

Trinh Thi Hang, Dang Thanh Cuong: Advantages and challenges of Nghe An in attracting foreign direct investment

KTDB

© Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư