Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 1+2 (719+720)

15:14 | 13/01/2020 Print
- Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 1+2/2020 gồm các nội dung sau:

Nhân dịp năm mới 2020, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng có thư Chúc mừng năm mới dành cho cán bộ phóng viên, biên tập viên cộng tác viên và bạn đọc của Tạp chí Kinh tế và Dự báo. Đồng thời, Bộ trưởng có bài phóng vấn trên Tạp chí về những thành tựu của đất nước trong năm 2019 và đưa ra một số nhận định trong năm 2020, cũng như những điểm nhấn quan trọng trong Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030, Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 2021-2025 để chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Mời bạn đọc đón đọc.

Năm 2019 đã qua với nhiều mốc sự kiện quan trọng, ghi dấu ấn của ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê trong công tác tham mưu, hoạch định chính sách, đóng góp không nhỏ vào ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi tăng trưởng kinh tế, tiến tới một giai đoạn mới của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025, Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030… Nhân dịp bước sang năm mới 2020, Tạp chí Kinh tế và Dự báo bình chọn 10 sự kiện nổi bật của Ngành trong năm 2019 (các sự kiện được sắp xếp theo thứ tự thời gian). Mời bạn đọc đón đọc.

Với phương châm “Tiên phong đổi mới, nắm bắt cơ hội”, ngay từ đầu năm 2019, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành Kế hoạch và Đầu tư nói chung và Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói riêng đã khẩn trương, quyết liệt tổ chức thực hiện một cách hiệu quả các nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực vào kết quả chung thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 của đất nước. Thông qua bài viết, “Thành quả ngành Kế hoạch và Đầu tư năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020”, tác giả Nguyễn Đức Tâm đưa ra một số kết quả đạt được của ngành Kế hoạch và Đầu tư trong năm 2019 và định hướng nhiệm vụ trong năm 2020.

Năm 2019 đánh dấu những thành công to lớn trong phát triển ngành Công Thương với việc hoàn thành đạt và vượt mức tất cả các chỉ tiêu, mà Quốc hội và Chính phủ giao. Kết quả này là nhờ việc tập trung thực hiện một cách quyết liệt và có hiệu quả công tác cải cánh một cách toàn diện theo chỉ đạo của Đảng và Chính phủ theo hướng Chính phủ kiến tạo và hành động, vì nhân dân phục vụ trên tất cả các lĩnh vực; tập trung thực hiện một cách đồng bộ, quyết liệt triển khai thực hiện việc tái cơ cấu các ngành công nghiệp để tạo ra nhiều dư địa hơn cho tăng trưởng; tái cơ cấu thị trường xuất - nhập khẩu gắn với phát triển thị trường nội địa; tăng cường công tác hội nhập và đàm phán các FTA thế hệ mới để mở rộng và đa dạng hóa thị trường. Chào mừng năm 2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Anh Tuấn có bài viết “Dấu ấn ngành Công Thương năm 2019 và định hướng năm 2020” nhằm đánh giá những kết quả đạt được của ngành Công Thương trong năm 2019 và định hướng 2020.

Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, ngày 19/10/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định thành tựu của Chương trình xây dựng nông thôn mới là To lớn, Toàn diện và Lịch sử. Qua đó, tiếp tục đưa nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lên một tầm cao mới, khẳng định nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng, lợi thế để phát triển mạnh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường có bài viết “Nhìn lại 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới - Thành tựu đạt được và những vấn đề đặt ra”. Mời bạn đọc đón đọc.

Đảng khóa XII (10/2019) đã cho ý kiến bước đầu về nội dung cơ bản của Chiến lược 10 năm (2021-2030), trong đó có đặt ra mục tiêu hướng đến một nền kinh tế có mức thu nhập trung bình cao vào 2030 - năm kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng và hướng đến nước có mức thu nhập cao vào năm 2045 - năm kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mục tiêu phát triển nêu trên là sự thể hiện quan điểm phát triển nhanh và bền vững, để vừa đảm bảo chống lại nguy cơ tụt hậu, vừa đảm bảo xu hướng chung của thế giới, thực hiện mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững; đồng thời, thể hiện rõ ý chí, khát vọng vươn lên của dân tộc. Thông qua bài viết, “Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030: Đổi mới, sáng tạo để hướng tới mục tiêu xây dựng đất nước thịnh vượng, hùng cường”, tác giả Bùi Tất Thắng đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện thành công các mục tiêu này.

Bám sát các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội, Chính phủ cho giai đoạn 2016-2020 và năm 2019, Ngân hàng Nhà nước đã đặt mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ năm 2019 chủ động, linh hoạt và thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác, nhất quán mục tiêu xuyên suốt là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Thông qua bài viết, “Điều hành chính sách tiền tệ năm 2020 chủ động, linh hoạt”, tác giả Nguyễn Đức Long đánh giá một số kết quả đạt nước của ngành Ngân hàng năm 2019 và một số định hướng trong năm 2020.

Luật Đầu tư công sửa đổi (Luật Đầu tư công 2019) được thông qua tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XIV gồm 6 chương, với 101 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020. Luật được ban hành nhằm bảo đảm quản lý chặt chẽ, hiệu quả các hoạt động và nguồn vốn đầu tư công, khắc phục thêm một bước tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, đẩy mạnh phân cấp trong phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công. Hiện nay, Luật Đầu tư công 2019 đã có hiệu lực, do thời điểm chuyển giao giữa luật cũ (năm 2014) và luật mới (năm 2019) lại khá ngắn (chỉ khoảng 6 tháng), nên có một khối lượng công việc lớn cần triển khai để Luật 2019 có thể đi vào cuộc sống. Thông qua bài viết, “Những công việc cần triển khai để đưa Luật Đầu tư công 2019 vào cuộc sống”, tác giả Cao Thị Minh Nghĩa đưa ra một số điểm mới trong Luật Đầu tư công 2019, cũng như một số việc cần làm để thực hiện thành công Luật mới này.

Chính sách tài chính quốc gia có vai trò vô cùng quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Lịch sử kinh tế của các quốc gia cho thấy, thành tựu có được đều xuất phát từ cách thức hoạch định và thực thi hiệu quả chính sách tài chính quốc gia, tạo nền tảng huy động hiệu quả mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển đất nước. Sự thật là không khó để tìm ra lý luận và bài học cho vấn đề này trong tài liệu kinh tế. Đối với Việt Nam, thành tựu phát triển kinh tế - xã hội có được cũng không ngoài nhận thức trên, tuy nhiên, thực tế điều hành chính sách tài chính còn nhiều hạn chế so với tiềm năng Việt Nam có thể đạt được. Thông qua bài viết, “Hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế ở Việt Nam”, nhóm tác giả Đào Văn Hùng, Phùng Thế Đông đánh giá một số rào cản trong chính sách tài chính, cũng như định hướng giải quyết các vấn đề này.

Cùng với những nội dung trên, Tạp chí số đầu tiên của năm 2020 còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong năm 2019 sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

MỪNG XUÂN CANH TÝ 2020

Thư Chúc mừng năm mới 2020 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Lan tỏa sâu rộng các thành quả kinh tế để người dân nào cũng đều được thụ hưởng

10 sự kiện ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê năm 2019

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Nguyễn Đức Tâm: Thành quả ngành Kế hoạch và Đầu tư năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020

Trần Tuấn Anh: Dấu ấn ngành Công Thương năm 2019 và định hướng năm 2020

Nguyễn Xuân Cường: Nhìn lại 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới - Thành tựu đạt được và những vấn đề đặt ra

Bùi Tất Thắng: Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030: Đổi mới, sáng tạo để hướng tới mục tiêu xây dựng đất nước thịnh vượng, hùng cường

Nguyễn Đức Long: Điều hành chính sách tiền tệ năm 2020 chủ động, linh hoạt

Cao Thị Minh Nghĩa: Những công việc cần triển khai để đưa Luật Đầu tư công 2019 vào cuộc sống

Phan Đức Hiếu: Sửa đổi Luật Doanh nghiệp năm 2014: Cổ đông nhỏ sẽ được bảo vệ ở mức độ tốt so với các quốc gia trong khu vực và thế giới

Đào Văn Hùng, Phùng Thế Đông: Hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế ở Việt Nam

Đặng Hùng Võ: Hoàn chỉnh thị trường quyền sử dụng đất đáp ứng yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Ngọ Duy Hiểu: Những thay đổi chính sách tiền lương sau năm 2021

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Trần Thị Hồng Minh: Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2019 và triển vọng năm 2020

Ngô Thắng Lợi: Định vị phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay

Đặng Đức Anh, Đinh Thị Hảo: Kinh tế Việt Nam nhìn lại giai đoạn 2016-2020 và triển vọng 2021-2030

Trần Hồng Quang, Nguyễn Hoàng Hà: Chuẩn bị tốt các điều kiện để lập quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Nguyễn Mại: FDI 2019 và dự báo năm 2020

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Lê Việt Anh: Nhìn lại 5 năm thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam: Thành tựu và những cơ hội xanh hóa nền kinh tế

Nguyễn Bích Lâm: Ngành Thống kê: Nhìn lại năm 2019 và định hướng năm 2020

Lê Mạnh Hùng: Vị trí, vai trò của lực lượng DNNN trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh cải cách

Bùi Anh Tuấn: Nhìn lại bức tranh về đăng ký doanh nghiệp Việt Nam năm 2019 và những kỳ vọng năm 2020

Nguyễn Thanh Dương, Nguyễn Hữu Nhuần: Bức tranh nông nghiệp năm 2019, định hướng phát triển 2020

Nguyễn Đức Độ: Năm 2020 - Có nên lo ngại về lạm phát?

Nguyễn Văn Đoàn: Phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, hợp tác xã trong bối cảnh mới

Trần Toàn Thắng, Lê Thị Minh: Tác động của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến kinh tế Việt Nam

NHÌN RA THẾ GIỚI

Nguyễn Anh Dương, Đinh Thu Hằng: Kinh tế thế giới 2019-2020: Cơ hội và thách thức đan xen

Nguyễn Thị Kim Hồng, Hoàng Bích Thủy: Kinh nghiệm phát triển kinh tế tri thức ở Nhật Bản, Hàn Quốc và gợi ý cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Hoàng Thanh Tùng, Nguyễn Thị Vân Anh, Ngô Thị Hồng Hạnh: Đánh giá mức độ hoàn thành thu, chi và cân đối ngân sách của TP. Hà Nội giai đoạn 2010-2018

Trần Thị Mỹ Liên: Giải pháp hạn chế giải thể doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương

Triệu Văn Huấn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các vùng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1988-2017

IN THIS ISSUE

HAPPY NEW YEAR 2020 - THE YEAR OF THE RAT

Happy New Year 2020 letter from Minister of Ministry of Planning and Investment

Minister Nguyen Chi Dung: Spread out the economic achievements so that everyone can get benefits from them

10 events in Planning, Investment and Statistics sector in 2019

FROM POLICY TO PRACTICE

Nguyen Duc Tam: Achievements of Planning and Investment sector in 2019 and directions and missions of 2020

Tran Tuan Anh: The outstanding gains of Industry and Trade sector in 2019 and orientation of 2020

Nguyen Xuan Cuong: Looking back on 10-year implementation of the National Targeted Programs for new rural construction - Achievements and problems

Bui Tat Thang: Socio-economic Development Strategy for the period of 2021-2030: Be innovative and creative to attain the goal of building a prosperous and powerful nation

Nguyen Duc Long: Management of monetary policy in 2020: Active and flexible

Cao Thi Minh Nghia: Tasks to be implemented to bring the Law on Public Investment 2019 to life

Phan Duc Hieu: Amendment of Law on Enterprise 2014: Small shareholders will be protected at a good level compared to other countries in the region and the world

Dao Van Hung, Phung The Dong: Improving financial policies to promote economic development in Vietnam

Dang Hung Vo: Complete land use right market to meet the requirements of Vietnam’s growth model renewal

Ngo Duy Hieu: The changes in wages policy after 2021

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Tran Thi Hong Minh: Overview of Vietnam’s economy in 2019 and prospects for 2020

Ngo Thang Loi: Positioning Vietnam’s current socio-economic development

Dang Duc Anh, Dinh Thi Hao: Vietnam’s economy: Looking back on the period 2016-2020 and prospects for 2021-2030

Tran Hong Quang, Nguyen Hoang Ha: Fulfil requirements for making a national master plan for the period 2021-2030 with a vision to 2050

Nguyen Mai: FDI in 2019 and forecast for 2020

RESEARCH - DISCUSSION

Le Viet Anh: Looking back on 5-year implementation of green growth in Vietnam: Achievements and opportunities for greening the economy

Nguyen Bich Lam: Statistics sectors: Looking back at 2019 and orientations of 2020

Le Manh Hung: Position and role of SOEs in Vietnam’s socio-economic development and the task to continue accelerating reforms

Bui Anh Tuan: Looking back on the picture of Vietnam business registration in 2019 and expectations for 2020

Nguyen Thanh Duong, Nguyen Huu Nhuan: Agricultural picture in 2019, development orientation of 2020

Nguyen Duc Do: Should we be concerned about inflation in 2020?

Nguyen Van Doan: Develop and improve the efficiency of collective and cooperative economy in the new context

Tran Toan Thang, Le Thi Minh: Impact of new-generation free trade agreements on Vietnam’s economy

WORLD OUTLOOK

Nguyen Anh Duong, Dinh Thu Hang: Global economy 2019-2020: Opportunities and challenges

Nguyen Thi Kim Hong, Hoang Bich Thuy: Experiences of Japan and South Korea in knowledge-based economy development and suggestions for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Hoang Thanh Tung, Nguyen Thi Van Anh, Ngo Thi Hong Hanh: Assessing the completion level of Hanoi’s budget collection, expenditure and balance over the period 2010-2018

Tran Thi My Lien: Schemes to minimize the dissolution of enterprises in Binh Duong province

Trieu Van Huan: FDI into economic regions in Vietnam over the period 1988-2017

KTDB

© Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư