e-ISSN: 2734-9365

Trang chủ/Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo

Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 1 (683)

09:53 | 15/01/2019 Print
- Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 1/2019 gồm các nội dung sau:

Tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 (tháng 08/2018), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá, công tác đối ngoại đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, trở thành một điểm sáng trong toàn bộ những thành tựu chung của đất nước. Với phương châm chủ động, sáng tạo trong cách làm và hiệu quả trong hành động, công tác đối ngoại đã vươn mình khẳng định thêm nhiều dấu ấn mới, góp phần nâng cao thế và lực của đất nước. Nhân dịp bước sang năm mới, đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có bài viết “Đối ngoại năm 2018: Chủ động, sáng tạo, hiệu quả”. Bài viết điểm lại một số kết quả của công tác ngoài giao trong năm 2018.

Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 18/06/2014 tại Kỳ họp thứ 7 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. Sau hơn 3 năm thực hiện Luật Đầu tư công, tuy đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc, cần có những sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình mới của đất nước. Thông qua bài viết ‘Những nội dung chính trong dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi)”, tác giả Trần Quốc Phương sẽ làm rõ hơn những vấn đề này.Năm 2018 cũng là năm ngành Công Thương đạt được những kết quả quan trọng. Trong đó, công tác chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng được ngành Công Thương chú trọng. Tuy nhiên, cầu nâng cao chất lượng công tác quản lý thị trường (QLTT) trong điều kiện hội nhập sâu rộng kinh tế khu vực và thế giới, năm 2018, Cục Quản lý thị trường được nâng cấp thành Tổng cục. Thông qua bài viết “Ngành công thương nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý thị trường”, Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ gửi đến bạn đọc rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Quản lý Thị trường.

Ngày 01/07/2015, Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 và Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 chính thức có hiệu lực thi hành, mở ra một giai đoạn mới trong tiến trình cải cách môi trường kinh doanh ở nước ta. Sự ra đời và đồng hành cùng doanh nghiệp của các Luật này đã góp phần tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thuận lợi, minh bạch và bình đẳng giữa các nhà đầu tư thông qua hàng loạt những cải cách trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp. Thông qua bài viết “Cải cách thể chế tạo đà và tăng tốc phát triển doanh nghiệp: Góc nhìn từ việc thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư”, tác giả Trần Thị Hồng Minh sẽ đề cập chi tiết hơn những nội dung này.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thành lập là một bước tiến rất cụ thể để thực hiện chủ trương, chính sách, nỗ lực của Chính phủ trong việc tách bạch giữa quyền chủ sở hữu và chức năng quản lý nhà nước, hướng tới thiết lập một khuôn khổ quản trị hiện đại, chuyên nghiệp, mang tính chất của một nhà đầu tư. Tuy nhiên, Ủy ban ra đời là một việc, nhưng để hoạt động có hiệu quả lại là một hành trình dài, với không ít khó khăn, thách thức. Để hiểu rõ hơn các nội dung này, mời bạn đọc đón đọc bài viết “Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Hiện thực hóa nỗ lực nâng cao hiệu quả quản trị DNNN”, của tác giả Phan Đức Hiếu, Phạm Đức Trung.

Trong bối cảnh thế giới vẫn có nhiều bất ổn, tốc độ tăng trưởng giảm, nhiều rủi ro trong kinh tế toàn cầu, thì không thể phủ nhận được một điều: Kinh tế Việt Nam năm 2018 đã có những thành công toàn diện với nhiều kỷ lục mới được thiết lập. Tuy nhiên, hiện nay, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang tồn tại những bất cập cản trở tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chưa thực sự đạt được những bước đột phá như mong muốn. Vậy, nhưng rào cản đó là gì? Thông qua bài viết “Bức tranh tăng trưởng tươi sáng năm 2018 và những “vấn đề” cần cảnh báo”, tác giả Ngô Thắng Lợi, Trần Văn Thành sẽ đề cập chi tiết hơn các nội dung này.

Trong 2 năm liền (2017 và 2018), Việt Nam đã đạt được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng GDP đạt mức khả quan; lạm phát được kiềm chế ở mức thấp. Nền kinh tế đã thành công đạt “mục tiêu kép” là vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, vừa thúc đẩy tăng trưởng GDP, tạo thêm dư địa để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội. Thông qua bài viết “Thành công trong kiểm soát lạm phát 2018 và dự báo năm 2019”, tác giả Ngô Trí Long sẽ những điểm nổi bật trong công tác điều hành kiểm soát lạm phát năm 2018, đồng thời đưa ra những kiến nghị trong năm 2019.’

Ngày 26/09/2018, Uỷ ban Thường vụ Quốc đã thông qua Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 về biểu thuế bảo vệ môi trường. Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019. Bộ Tài chính đã quy cho một trong các thủ phạm gây nên ô nhiễm không khí là do tiêu thụ xăng dầu. Vì thế mức thuế bảo vệ môi trường được đưa ra bao gồm cả mặt hàng xăng dầu. Tuy nhiên, việc ban hành biểu thuế khiến người dân không khỏi băn khoăn, liệu từ trước khi thu thuế bảo vệ môi trường đến nay, Chính phủ đã chi để bảo vệ môi trường thế nào? Bộ Tài chính đã làm gì với khoản tiền đó? Từ khi đánh thuế bảo vệ môi trường vào giá xăng dầu, thì môi trường được cải thiện thế nào? Để hiểu rõ hơn các nội dung này, mời bạn đọc đón đọc bài viết “Dự báo tác động của việc đưa thuế bảo vệ môi trường vào giá xăng dầu” của tác giả Bùi Trinh, Nguyễn Việt Phong, Tô Trung Thành.

Phát triển kinh tế tập thể (KTTT) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, được xác định nhất quán và xuyên suốt tại các nghị quyết Đại hội Đảng. Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy, mặc dù đã có sự chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả bước đầu đáng khích lệ, nhưng sự phát triển của khu vực KTTT, hợp tác xã (HTX) vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Để phát triển mạnh mẽ khu vực này, cần thiết phải xây dựng một chiến lược mang tính tổng thể, hệ thống để thúc đẩy khu vực KTTT, HTX phát triển. Vậy nội dung của chiến lược là gì?, làm sao để triển khai chiến lược này? Thông qua bài viết, “Chiến lược Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030”, tác giả Nguyễn Văn Đoàn sẽ làm rõ hơn các nội dung này.

Cùng với những nội dung trên, Tạp chí số đầu tiên của năm 2019 còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong năm 2018 sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Gửi thư Chúc mừng năm mới 2019

10 sự kiện ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê năm 2018

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Phạm Bình Minh: Đối ngoại năm 2018: Chủ động, sáng tạo, hiệu quả

Trần Tuấn Anh: Ngành công thương nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý thị trường

Trần Quốc Phương: Những nội dung chính trong dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Trần Thị Hồng Minh: Cải cách thể chế tạo đà và tăng tốc phát triển doanh nghiệp:

Góc nhìn từ việc thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư

Phan Đức Hiếu, Phạm Đức Trung: Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Hiện thực hóa nỗ lực nâng cao hiệu quả quản trị DNNN

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Ngô Thắng Lợi, Trần Văn Thành: Bức tranh tăng trưởng tươi sáng năm 2018 và những “vấn đề” cần cảnh báo

Ngô Trí Long: Thành công trong kiểm soát lạm phát 2018 và dự báo năm 2019

Bùi Trinh, Nguyễn Việt Phong, Tô Trung Thành: Dự báo tác động của việc đưa thuế bảo vệ môi trường vào giá xăng dầu

Nguyễn Văn Đoàn: Chiến lược Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Lê Thị Bích Ngân: Nhìn lại quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Lê Thị Kiều Oanh: Cơ hội và thách thức cho ngành dệt may Việt Nam khi CPTPP có hiệu lực

NHÌN RA THẾ GiỚI

Nguyễn Đoan Trang, Trần Toàn Thắng, Lê Nho Luyện: Dự báo kinh tế thế giới năm 2019, cơ hội nào cho Việt Nam

Lê Minh Điển: Tình hình Campuchia và quan hệ kinh tế với Việt Nam năm 2018

Võ Xuân Hoài, Vũ Đình Hòa: Kinh nghiệm quốc tế về chính sách thu hút FDI xanh và đề xuất cho Việt Nam

Ngô Ngân Hà: Kinh nghiệm phân cấp quản lý đầu tư công ở một số quốc gia trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Khúc Văn Lượng: Xây dựng Khu Kinh tế Thái Bình trở thành khu kinh tế tổng hợp, năng động và phát triển bền vững

Nguyễn Hằng: Dấu ấn chặng đường 15 năm xây dựng và phát triển các KCN và KKT tỉnh Thái Bình

Như Ý: Khu Kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi: Ngày càng đóng góp lớn cho kinh tế Quảng Ngãi “cất cánh”

Trần Minh Tâm: Nguồn lực khoa học, công nghệ vùng Đông Nam Bộ: Thực trạng và giải pháp

Huỳnh Chí Nguyện, Phước Minh Hiệp: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

IN THIS ISSUE

Happy New Year 2019 letter from Minister of Planning and Investment

10 events of Planning, Investment and Statistics sector in 2018

FROM POLICY TO PRACTICE

Pham Binh Minh: External relations in 2018: Proactive, creative and effective

Tran Tuan Anh: Industry and trade sector to improve efficiency and effectiveness of market management

Tran Quoc Phuong: The main contents in the Draft law on Public Investment (amended)

Tran Thi Hong Minh: Institutional reforms to create momentum and accelerate business development: From the perspective of implementation of Law on Enterprise and Law on Investment

Phan Duc Hieu, Pham Duc Trung: Committee for Management of State Capital at Enterprises: Make effort to improve the governance efficiency of SOEs

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Ngo Thang Loi, Tran Van Thanh: The bright picture of the growth in 2018 and “problems” to be alerted

Ngo Tri Long: Success in controlling 2018’s inflation and forecast for 2019

Bui Trinh, Nguyen Viet Phong, To Trung Thanh: Forecast the impact of introducing environmental protection tax on petrol prices

Nguyen Van Doan: Collective Economy and Cooperatives Development Strategy for the 2021-2030 period

RESEARCH - DISCUSSION

Le Thi Bich Ngan: Looking back on the process of restructuring commercial banking system in Vietnam

Le Thi Kieu Oanh: Opportunities and challenges for Vietnam’s textile industry when CPTPP takes effect

WORLD OUTLOOK

Nguyen Doan Trang, Tran Toan Thang, Le Nho Luyen: Global economy prediction for 2019 and opportunities for Vietnam

Le Minh Dien: Cambodia’s situation and economic relations with Vietnam in 2018

Vo Xuan Hoai, Vu Dinh Hoa: International experience in green FDI attraction policies and proposals for Vietnam

Ngo Ngan Ha: Experience in decentralizing public investment management in some countries in the world and suggestions for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Khuc Van Luong: Contruct Thai Binh Economic Zone to be an integrated, dynamic and sustainable economic zone

+++ Imprints in the building and developing industrial and economic zones in Thai Binh province after fifteen years

Nhu Y: Dung Quat Economic Zone and Quang Ngai’s industrial zones: Increasingly contributing to boost Quang Ngai’s economy

Tran Minh Tam: Scientific and technological resources in the Southeast region Current situation and solutions

Huynh Chi Nguyen, Phuoc Minh Hiep: Schemes to complete public investment management in Bac Lieu province

Anh Quyền

© Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư