e-ISSN: 2734-9365

Trang chủ/Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo

Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 20 (773)

10:05 | 29/07/2021 Print
Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 20/2021 gồm các nội dung sau:
Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 20 (773)

Trong tiến trình đổi mới về cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) công lập, thì việc hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính các trường đại học công lập (ĐHCL) là vấn đề cần thiết nhằm nâng cao chất lượng GDĐH, góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính công ở Việt Nam hiện nay. Cho đến nay, tài chính vẫn là vấn đề gây trở ngại cho các trường ĐHCL trong quá trình hoạt động và trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Vì vậy, việc hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính cho các trường ĐHCL ở Việt Nam là rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Bài viết “Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính cho các trường đại học công lập ở Việt Nam”, tác giả Nguyễn Văn Bình đánh giá tình hình triển khai một số chính sách cũng như kết quả đạt được trong hoạt động giáo dục đại học tự chủ tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp thời gian tới.

Theo số liệu tính toán, dự báo giai đoạn 2021-2025, nếu giải ngân vốn đầu tư công tăng thêm 1% so với năm trước, thì GDP tăng thêm 0,058%. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang bùng phát, dự báo còn kéo dài, ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện đến hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước, việc phát huy tối đa hiệu quả của vốn đầu tư công trong thời gian tới là rất cần thiết. Bài viết, “Nâng cao hiệu quả đầu tư công trong bối cảnh dịch Covid-19”, tác giả Trần Thị Ninh sẽ làm rõ hơn những nội dung này.

Những năm qua, mặc dù lạm phát đã được kiểm soát và có xu hướng ổn định ở mức thấp, nhưng Đô la hóa vẫn còn là hiện tượng phổ biến ở Việt Nam. Trong một môi trường kinh tế còn tình trạng Đô la hóa, thì việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng gặp nhiều khó khăn. Bài viết “Hiện tượng Đô la hóa ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, tác giả Trần Hoàng Minh phân tích thực trạng Đô la hóa ở Việt Nam, tác động của nó đến việc điều hành chính sách, từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp.

Năm 2020, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam tăng 40% so với năm 2019 và tương đương 15,1% GDP. Mức tăng trưởng này vượt qua các quốc gia, như: Phillippines, Indonesia…, nhưng vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với Thái Lan hay Singapore. Thêm vào đó, trong bối cảnh chính sách tiền tệ đang được thực thi theo hướng siết chặt tín dụng đối với một số ngành nghề có rủi ro cao, như: bất động sản, chứng khoán…, thì phát hành trái phiếu chính là giải pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp này thỏa mãn nhu cầu về vốn. Bài viết, “Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam”, tác giả Vũ Văn Thành đánh giá thực trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp phát triển thời gian tới.

Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch Việt Nam, khiến lượng du khách sụt giảm mạnh. Đặc biệt, các hoạt động du lịch gần như phải “ngủ đông” khi đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 vào đầu mùa hè năm 2021 - mùa cao điểm nhất của ngành "công nghiệp không khói". Bài viết, “Tác động của đại dịch Covid-19 đến du lịch Việt Nam và giải pháp phát triển trong thời gian tới”, tác giả Vũ Thị Kim Oanh nhận diện những tác động của đại dịch Covid-19 đối với ngành du lịch cũng như xu hướng phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian tới, từ đó, gợi mở một số giải pháp phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới.

Việc đàm phán và ký kết thành công Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU) đã mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga. Bài viết “Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á – Âu”, tác giả Trần Huy Đức phân tích thực trạng cùng những cơ hội, thách thức và từ đó đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này trong thời gian tới.

Tại Việt Nam, hệ thống văn bản pháp lý cơ bản về chuyển đổi số đã được ban hành tạo điều kiện cho sự phát triển của công tác chuyển đổi số hoạt động ngân hàng và thực tế đã có 94% ngân hàng bước đầu triển khai hoặc đang nghiên cứu, xây dựng chiến lược chuyển đổi số. Thành công của ngành ngân hàng trong việc chuyển đổi nhanh phương thức giao dịch để thích ứng với điều kiện “bình thường mới” trong bối cảnh tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 không những chứng minh tính đúng đắn của xu thế chuyển đổi số hoạt động ngân hàng, mà đó còn là động lực để quá trình chuyển đổi này diễn ra nhanh và toàn diện hơn. Tuy nhiên, hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng vẫn đang tiềm ẩn nhiều rủi ro cần được khắc phục. Bài viết, “Những rủi ro và biện pháp khắc phục trong quá trình chuyển đổi số hoạt động ngân hàng”, tác giả Trương Quý Hào sẽ làm rõ hơn những nội dung này.

Cùng với đó, trong số tạp chí kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Nguyễn Văn Bình: Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính cho các trường đại học công lập ở Việt Nam

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Trần Thị Ninh: Nâng cao hiệu quả đầu tư công trong bối cảnh dịch Covid-19

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Trần Hoàng Minh: Hiện tượng Đô la hóa ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Vũ Văn Thành: Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam

Vũ Thị Kim Oanh: Tác động của đại dịch Covid-19 đến du lịch Việt Nam và giải pháp phát triển trong thời gian tới

Trần Huy Đức: Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu

Trương Quý Hào: Những rủi ro và biện pháp khắc phục trong quá trình chuyển đổi số hoạt động ngân hàng

Nguyễn Phương Anh: Quy mô ngân hàng tại Việt Nam: Lý luận và thực tiễn

Lại Tiến Dĩnh: Khu vực kinh tế tư nhân: Thực trạng và giải pháp

Lê Thị Khánh Ly: Thúc đẩy chuyển đổi số trong du lịch vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Đoàn Thị Hà: Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tại vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung

Hoàng Văn Hảo: Đẩy mạnh ứng dụng hội nghị truyền hình trong hoạt động điều hành của các cơ quan, doanh nghiệp

NHÌN RA THẾ GIỚI

Nguyễn Thị Thùy Linh: Ứng dụng Fintech trong phát triển tài chính xanh trên thế giới và hàm ý cho Việt Nam

Nguyễn Thiện Đức: Khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp và những bài học cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Nguyễn Thị Thu Đông: Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP. Đà Nẵng

Tô Thiện Hiền, Võ Trọng Thống Nhất: Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động thu ngân sách nhà nước tại Chi cục Thuế quận Ô Môn, TP. Cần Thơ

Kiều Thu Huyền, Lê Văn Cường, Nguyễn Vũ Dũng, Lại Đức Anh, Dương Thị Thu Thủy, Lê Đăng Hiếu: Giải pháp hạn chế các sai phạm về kế toán tại các DNNVV trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn TP. Thái Nguyên

Đinh Thị Nga: Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Hưng Yên

Vũ Thị Hằng Nga: Thực trạng hoạt động liên kết trong sản xuất và tiêu thụ một số loại rau tại huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương

Nguyễn Hoàng Phương, Ngô Minh Quang: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp

Lê Mạnh Tuyến: Thị xã Quảng Yên xây dựng đô thị thông minh

Phạm Hồng Biên: Thu hút nguồn vốn ODA Nhật Bản để thúc đẩy tăng trưởng xanh

ở Quảng Ninh

Nguyễn Thị Thanh Hải: Chuyển dịch và tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa theo hướng phát triển bền vững

Đặng Thị Thúy, Hồ Thị Hiền: Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Đoàn Thị Hân: Phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Đỗ Thu Nga: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch homestay tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre

Huỳnh Văn Lành: Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Long An

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Nguyen Van Binh: Solutions for improving financial autonomy mechanism of public universities in Vietnam

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Tran Thi Ninh: Improving the efficiency of public investment in the context of Covid-19 pandemic

RESEARCH - DISCUSSION

Tran Hoang Minh: The phenomenon of dollarization in Vietnam: Current state and solutions

Vu Van Thanh: Solutions for boosting corporate bond market in Vietnam

Vu Thi Kim Oanh: Impact of the Covid-19 pandemic on Vietnam’s tourism and solutions to expand in the near future

Tran Huy Duc: Promoting Vietnam’s seaf ood exports to the Russian Federation under Vietnam - Eurasian Economic Union FTA

Truong Quy Hao: Risks and remedies in the process of digitalisation in the banking sector

Nguyen Phuong Anh: Bank size in Vietnam: Theory and practice

Lai Tien Dinh: Private sector: Situation and solutions

Le Thi Khanh Ly: Promoting digital transformation in tourism in the Northern key

economic region

Doan Thi Ha: To boost the Central key economic region’s seafood exports

Hoang Van Hao: Promote the use of video conferencing in the operation of agencies and businesses

WORLD OUTLOOK

Nguyen Thi Thuy Linh: Application of Fintech to facilitate green finance development in the world and implications for Vietnam

Nguyen Thien Duc: Public debt crisis in Greece and lessons for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Nguyen Thi Thu Dong: Solutions to improve the efficiency of attracting foreign direct investment into Da Nang city

To Thien Hien, Vo Trong Thong Nhat: Innovating and improving the efficiency of state budget collection at Tax Department of O Mon district, Can Tho city

Kieu Thu Huyen, Le Van Cuong, Nguyen Vu Dung, Lai Duc Anh, Duong Thi Thu Thuy, Le Dang Hieu: Solutions for minimizing accounting errors at commercial SMEs in Thai Nguyen city

Dinh Thi Nga: Improving the provincial competitiveness of Hung Yen

Vu Thi Hang Nga: Situation of the linkages between production and consumption of some types of vegetables in Ninh Giang district, Hai Duong province

Nguyen Hoang Phuong, Ngo Minh Quang: Restructuring economic sector in Can Gio district, Ho Chi Minh City: Current situation and solutions

Le Manh Tuyen: Building the smart city in Quang Yen town

Pham Hong Bien: Attracting Japan’s ODA to promote green growth in Quang Ninh

Nguyen Thi Thanh Hai: Shifting and restructuring Thanh Hoa province’s agricultural sector towards sustainable development

Dang Thi Thuy, Ho Thi Hien: Improving the accounting information system in Nghe An province-based SMEs

Doan Thi Han: To boost agricultural cooperatives in Quang Ngai province

Do Thu Nga: Solutions for enhancing the quality of homestay services in Chau Thanh district, Ben Tre province

Huynh Van Lanh: Situation of the development of agricultural cooperatives in Long An province

Anh Quyền

© Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư