e-ISSN: 2734-9365

Trang chủ/Kinh tế tập thể - Hợp tác xã

Bộ KH&ĐT ban hành Đề cương tổng kết 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã

11:44 | 10/08/2021 Print
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Đề cương và Danh mục Báo cáo chuyên đề tổng kết 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012.

Theo đó, Phần I bao gồm báo cáo công tác xây dựng, ban hành, tuyên truyền, phổ biến các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012; công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã; công tác tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã; tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước; tình hình hợp tác quốc tế; tình hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã từ khi Luật Hợp tác xã năm 2012 có hiệu lực thi hành; đánh giá kết quả đạt được, tồn tại hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và giải pháp.

Bộ KH&ĐT ban hành Đề cương tổng kết 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã
Sau 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012, nhiều mô hình hợp tác xã ngày càng mở rộng và phát triển

Đối với tình hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã từ khi Luật Hợp tác xã năm 2012 có hiệu lực, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các địa phương đánh giá kinh tế tập thể, hợp tác xã theo từng lĩnh vực, cụ thể theo 8 nhóm là các kinh tế tập thể, hợp tác xã hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; thương mại - dịch vụ; xây dựng; vận tải; tín dụng; môi trường và các lĩnh vực khác.

Phần II là kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về hợp tác xã. Trong đó, đề cập đến một số nội dung như:

(i) Về phân loại hợp tác xã, nghiên cứu định hướng phân loại và các tiêu chí phân loại hợp tác xã nhất là đối với các hợp tác xã hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, đa địa bàn; hợp tác xã tạo việc làm.

(ii) Về chính sách hỗ trợ, nghiên cứu quy định một chương về chính sách, hỗ trợ và ưu đãi của Nhà nước đối với lĩnh vực kinh tế tập thể, hợp tác xã để nâng cao hiệu quả, chất lượng, phù hợp với đặc thù của từng đối tượng, loại hình, lĩnh vực hoạt động của tổ chức kinh tế hợp tác.

(iii) Về quyền và nghĩa vụ, các đề xuất cần bảo đảm sự bình đẳng trong hoạt động của tổ chức kinh tế hợp tác với các tổ chức kinh tế khác.

(iv) Về thành viên, phân loại thành viên hợp tác xã (về điều kiện tham gia, quyền, nghĩa vụ, của thành viên trong tổ chức), bảo đảm không làm mất đi tính dân chủ, bình đẳng giữa các thành viên, tăng cường tính hợp tác, phát huy được tinh thần làm chủ của thành viên và sức mạnh tập thể của tổ chức.

(v) Về góp vốn, huy động vốn, đề xuất các phương án về tỷ lệ vốn góp, hình thức góp vốn (bằng vốn góp hay cổ phần), hình thức huy động vốn từ thành viên và từ xã hội gắn với quyền và nghĩa vụ của người tham gia góp vốn; góp phần giải quyết vấn đề vốn sản xuất cho hợp tác xã nhưng không làm mất đi tính dân chủ của thành viên trong hợp tác xã.

(vi) Về thành lập và đăng ký, đề xuất phương án xử lý những vấn đề còn tồn tại, khó khăn trong việc thành lập, đăng ký hợp tác xã đang quy định trong Luật, các giải pháp nâng cao hiệu quả bằng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý nhà nước.

(vii) Về tổ chức, quản lý hợp tác xã, đề xuất những vấn đề về cơ cấu tổ chức, đại hội thành viên, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm cũng như quyền hạn và nghĩa vụ của các chức danh quản lý trong hợp tác xã đảm bảo quyền làm chủ và chịu trách nhiệm của thành viên thông qua bộ máy tổ chức, quản lý hợp tác xã.

(viii) Về quản lý tài chính, tài sản, đề xuất về các loại quỹ trong hợp tác xã, tỷ lệ thu nhập trích quỹ, phương án phân phối thu nhập cho thành viên. Quy định về các loại tài sản trong hợp tác xã, về tài sản không chia.

(ix) Về kiểm toán hợp tác xã, cho ý kiến quy định cụ thể một chương về kiểm toán hợp tác xã nhằm tạo sự minh bạch và phản ánh sức khỏe của hợp tác xã cho các thành viên hợp tác xã và các đối tác của hợp tác xã, giúp hội đồng quản trị và ban giám đốc quản lý điều hành hiệu quả, tạo điều kiện để hợp tác xã huy động vốn từ các tổ chức tín dụng bên ngoài và là cơ sở để Nhà nước hỗ trợ cho hợp tác xã.

Ngoài ra, Phần II cũng đề xuất kiến nghị một số nội dung về chia, tách, hợp nhất, giải thể, phá sản hợp tác xã; tổ chức đại diện của hợp tác xã; quản lý nhà nước; đăng ký lại, chuyển đổi hợp tác xã; và các quy định khác của Luật./.

Phấn đấu năm 2025, cả nước có 3.000 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất Thủ tướng sẽ chủ trì Diễn đàn kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2021 Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã

Anh Quyền

© Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư