e-ISSN: 2734-9365

Trang chủ/Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo

Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 25 (779)

08:19 | 18/09/2021 Print
Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 25/2021 gồm các nội dung sau:
Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 25 (779)

Đại dịch Covid-19 tạo nên thách thức chưa từng có với nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Bối cảnh khó khăn thêm một lần nữa giúp tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam tỏa sáng. Bên cạnh đó, đại dịch cũng đòi hỏi Việt Nam phải có những quyết sách nhanh chóng, quyết liệt với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, bảo vệ người dân, doanh nghiệp, bảo vệ sức tăng trưởng bền vững của nền kinh tế Việt Nam. Nhân kỷ niệm 76 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2021), Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương chia sẻ với Tạp chí Kinh tế và Dự báo về sức mạnh nội lực của nền kinh tế Việt Nam cùng một số giải pháp mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với vai trò là cơ quan tham mưu, tổng hợp chính sách của Đảng và Chính phủ, đã và đang đề xuất để nền kinh tế Việt Nam thích ứng và nhanh chóng vượt qua đại dịch, tiếp tục con đường phát triển bền vững. Mời bạn đọc đón đọc.

Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc ngày 2/9/1945 không chỉ khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa dân tộc Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, mà còn có ý nghĩa thời đại sâu sắc. Bởi lẽ, tư tưởng về quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi người dân gắn với quyền bình đẳng thiêng liêng giữa các dân tộc; tinh thần và ý chí đấu tranh bảo vệ nền độc lập và xây dựng cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc cho mỗi người dân. Nhân kỷ niệm 76 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2021),Tạp chí giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Quyền độc lập, tự do và quyền con người - tư tưởng cốt lõi trong tuyên ngôn độc lập và giá trị đối với tiến trình Cách mạng Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Danh Tiên.

Thực tế thời gian qua đã xuất hiện một số vụ việc doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký cao bất thường, gây xôn xao trong dư luận. Trong bối cảnh môi trường kinh doanh và các thủ tục hành chính ngày càng được cải thiện theo hướng thuận lợi hơn, doanh nghiệp được quyền tự quyết các vấn đề của mình theo đúng tinh thần của Hiến pháp trên cơ sở thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cũng có doanh nghiệp lợi dụng sự thông thoáng của pháp luật, cố tình kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn đã đăng ký, gây ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước, đến quyền và lợi ích của chính doanh nghiệp và các cá nhân có liên quan... Thông qua bài viết, “Nâng cao nhận thức về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc góp vốn thành lập doanh nghiệp” tác giả Nguyễn Thị Việt Anh sẽ phần nào giúp cho các doanh nghiệp nhận thức được quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân khi gia nhập thị trường nói chung và góp vốn thành lập doanh nghiệp nói riêng, bài viết dưới đây sẽ phân tích rõ về vấn đề này.

Luật Đấu thầu năm 2013 cùng với một số luật có liên quan, như: Luật Ngân sách nhà nước; Luật Đầu tư; Luật Doanh nghiệp; Luật Xây dựng; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Luật Dược… và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo thành một hệ thống pháp luật tương đối đồng bộ, khả thi, tạo thuận lợi cho việc thống nhất quản lý công tác đấu thầu trong phạm vi cả nước. Tuy nhiên, qua 7 năm thực hiện, Luật Đấu thầu đã bộc lộ một số hạn chế, tồn tại cần thiết phải đổi mới công tác đấu thầu ở nước ta. Bài viết “Đổi mới công tác đấu thầu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam”, tác giả Hoàng Cương sẽ đi sâu phân tích những kết quả đạt được trong công tác đấu thầu, đồng thời đề xuất một số giải pháp cốt lõi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước thông qua đấu thầu trong thời gian tới.

Lạm phát, tăng trưởng và việc làm là những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng, nhạy cảm, phản ánh thay đổi thu nhập và mức sống của người dân, sự thịnh vượng của một quốc gia. Đây là những chỉ tiêu luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Bối cảnh thế giới có nhiều biến động và bất định do hệ lụy của đại dịch Covid-19 gây ra, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô cần chủ động, linh hoạt trong xác định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với diễn biến kinh tế thế giới và khu vực; điều chỉnh một số mục tiêu ngắn hạn để đạt được mục tiêu tổng thể trung hạn. Bài viết, “Kinh tế Việt Nam năm 2022 - Sức ép lạm phát”, tác giả Nguyễn Bích Lâm phân tích và dự báo một số áp lực từ lạm phát trong năm 2022, từ đó đưa ra một số giải pháp.

Đại dịch Covid-19 đã và đang tác động nghiêm trọng đến các nền kinh tế trên toàn thế giới. Sau mỗi làn sóng bùng phát dịch bệnh, chính phủ các nước đã phải nỗ lực thực hiện các chính sách kinh tế để ổn định thị trường và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của các lệnh giãn cách tới nền kinh tế. Chính sách tài khóa là một công cụ hữu hiệu. Bài viết “Vai trò của chính sách tiền tệ trong khắc phục những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam”, nhóm, tác giả Phí Thị Thu Trang, Phạm Tú Tài, Chu Thị Lê Anh phân tích vai trò của chính sách tài khóa trong khắc phục những tác động tiêu cực của dịch bệnh đến nền kinh tế và thực trạng điều hành các công cụ của chính sách tiền tệ tại Việt Nam trong năm vừa qua, từ đó đề xuất một số giải pháp để điều hành trong thời gian tới.

Trong giai đoạn phát triển kinh tế trước đây, Việt Nam tìm mọi cách để thu hút vốn FDI càng nhiều càng tốt, thậm chí thu hút bằng mọi giá và xem sự gia tăng về số lượng các dự án, về vốn đăng ký, vốn thực hiện, đối tác đầu tư… là thành quả đáng tự hào, mà chưa chú trọng đến yếu tố chất lượng, hiệu quả. Kết quả là, nhiều dự án FDI khi thực hiện đã gây ra tác động tiêu cực cho kinh tế và môi trường. Từ những bài học thực tế đó, cần quan tâm đến việc thu hút FDI xanh nhằm phát triển bền vững. Bài viết, “Thu hút FDI xanh vì sự phát triển bền vững của Việt Nam”, tác giả Lê Thị Hồng Ngọc sẽ làm rõ hơn những nội dung này.

Cùng với đó, trong số tạp chí kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

KỶ NIỆM 76 NĂM QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (2/9/1945-2/9/2021)

* Sức mạnh nội lực sẽ giúp Việt Nam đi qua gian khó

Nguyễn Danh Tiên: Quyền độc lập, tự do và quyền con người - tư tưởng cốt lõi trong tuyên ngôn độc lập và giá trị đối với tiến trình Cách mạng Việt Nam

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Nguyễn Thị Việt Anh: Nâng cao nhận thức về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc góp vốn thành lập doanh nghiệp

Hoàng Cương: Đổi mới công tác đấu thầu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Nguyễn Bích Lâm: Kinh tế Việt Nam năm 2022 - Sức ép lạm phát

Phí Thị Thu Trang, Phạm Tú Tài, Chu Thị Lê Anh: Vai trò của chính sách tiền tệ trong khắc phục những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Ngô Doãn Vịnh, Ngô Thúy Quỳnh, Nguyễn Thế Vinh, Lâm Thùy Dương: Phát triển bền vững và chỉ tiêu đo lường: Từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam

Lê Thị Hồng Ngọc: Thu hút FDI xanh vì sự phát triển bền vững của Việt Nam

Vũ Thị Kiều Thanh, Tạ Thị Oanh: Kiểm toán môi trường: Những khó khăn trong thực tế triển khai tại Việt Nam và giải pháp khắc phục

Đỗ Cẩm Hiền: Chất lượng tài sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2020: Thực trạng và một số khuyến nghị

Nguyễn Văn Thanh, Lê Nhật Linh: Nhận dạng những cổ phiếu rác trên thị trường chứng khoán và một số khuyến nghị

Lương Xuân Minh, Nguyễn Thị Thu Trang, Huỳnh Đỗ Bảo Châu, Nguyễn Hoàng Ân: Triển khai ngân hàng số tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Hoàng Thị Vân Anh: Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các nước CPTPP - Thực trạng và một số đề xuất

Nguyễn Thị Thanh Vân: Cơ hội và thách thức đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong quá trình thực thi CPTPP

Đồng Thị Vân Hồng, Đào Trường Thành, Hoàng Hương Giang, Phan Thị Thúy Hằng: Tác động của EVFTA tới ngành logistics Việt Nam

Bùi Hữu Đức, Dương Thị Giang: Phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học ngoài công lập: Nghiên cứu điển hình tại Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội

Hoàng Ngọc Quang: Tác động của đại dịch Covid-19 tới thu nhập của nhóm tài xế công nghệ tại Việt Nam

NHÌN RA THẾ GIỚI

Đặng Thị Thu Giang: Đào tạo số trong giáo dục đại học trước bối cảnh đại dịch Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Nguyễn Thanh Tuấn, Trần Hữu Uyển: Giải pháp chống úng, ngập cho Thành phố Hà Nội

Phạm Thị Kiên, Bùi Mỹ Ngọc: TP. Hồ Chí Minh xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị thông minh

Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Văn Hưởng, Nguyễn Thị Hiên: Giải pháp hoàn thiện quy hoạch nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ TP. Hải Phòng đến năm 2030

Lê Văn Thơi: Phát triển du lịch cộng đồng tại Hà Giang: Thực trạng và giải pháp

Trịnh Tuấn Sinh, Lê Thị Lan: Giải pháp phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa

Trịnh Hồng Phúc: Giải pháp quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu_

IN THIS ISSUE

CELEBRATION OF THE 76TH NATIONAL DAY OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM (9/2/1945-9/2/2021)

* Internal force will help Vietnam overcome difficulties

Nguyen Danh Tien: Independence, freedom and human rights - the core ideals in the declaration of independence and their significance to Vietnamese revolution

FROM POLICY TO PRACTICE

Nguyen Thi Viet Anh: Raising enterprises’ awareness about the rights, obligations and responsibilities for capital contribution to establish a business

Hoang Cuong: Innovation of bidding to enhance efficiency in the use of state capital

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Nguyen Bich Lam: Vietnam’s economy in 2022 - Inflation pressure

Phi Thi Thu Trang, Pham Tu Tai, Chu Thi Le Anh: The role of monetary policy in overcoming negative impacts of the Covid-19 pandemic on Vietnam’s economy

RESEARCH - DISCUSSION

Ngo Doan Vinh, Ngo Thuy Quynh, Nguyen The Vinh, Lam Thuy Duong: Sustainable development and measurement indicators: From theory to practice in Vietnam

Le Thi Hong Ngoc: Attraction of green FDI for Vietnam’s sustainable development

Vu Thi Kieu Thanh, Ta Thi Oanh: Environmental audit: Current difficulties in Vietnam and solutions to address

Do Cam Hien: Asset quality of Vietnamese commercial banks in 2020:

Current situation and some recommendations

Nguyen Van Thanh, Le Nhat Linh: Identify penny stocks on the stock market and some recommendations

Luong Xuan Minh, Nguyen Thi Thu Trang, Huynh Do Bao Chau, Nguyen Hoang An: Deployment of digital banking at Vietnamese joint stock commercial banks

Hoang Thi Van Anh: Vietnam’s exports to CPTPP members - Current situation and some suggestions

Nguyen Thi Thanh Van: Opportunities and challenges for Vietnam’s agricultural exports under CPTPP

Dong Thi Van Hong, Dao Truong Thanh, Hoang Huong Giang, Phan Thi Thuy Hang: Impact of EVFTA on Vietnam’s logistics industry

Bui Huu Duc, Duong Thi Giang: Developing the teaching staff in non-public universities: The case study of Hanoi Financial and Banking University

Hoang Ngoc Quang: Impact of the Covid-19 pandemic on the income of technology-based drivers in Vietnam

WORLD OUTLOOK

Dang Thi Thu Giang: Digital training in higher education in the context of the Covid-19 pandemic: International experience and suggestions for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Nguyen Thanh Tuan, Tran Huu Uyen: Solutions to the prevention of waterlogging and flooding in Hanoi city

Pham Thi Kien, Bui My Ngoc: Ho Chi Minh City implements new rural construction in association with smart city development

Nguyen Quoc Tuan, Nguyen Van Huong, Nguyen Thi Hien: Solutions to planning completion in order to develop supporting industries up to 2030 in Hai Phong city

Le Van Thoi: Development of community-based tourism in Ha Giang:

Current situation and solutions

Trinh Tuan Sinh, Le Thi Lan: To boost economic zones and industrial parks in Thanh Hoa province

Trinh Hong Phuc: Solutions to the management of state budget expenditures in capital construction investment in Bac Lieu province

KTDB

© Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư