e-ISSN: 2734-9365

Trang chủ/Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo

Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 1 (791)

16:42 | 14/01/2022 Print
Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 1/2022 gồm các nội dung sau:
Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 1 (791)

Nhân dịp năm mới 2022, Tạp chí trân trọng giới thiệu thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng gửi tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Tạp chí Kinh tế và Dự báo.

Với tinh thần quyết liệt chống dịch và phục hồi tăng trưởng kinh tế, Chính phủ đã thực hiện một bước chuyển chính sách, thay đổi từ “Zero Covid” sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Trong không khí chào mừng năm mới 2022, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã chia sẻ với phóng viên Tạp chí Kinh tế và Dự báo đôi điều về những nỗ lực mà đất nước đã đạt được qua năm 2021 đầy gian khó do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 và một vài nhận định trong năm 2022. Mời bạn đọc đón đọc.

Bất chấp tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 vẫn ghi nhận những kết quả đáng khích lệ. Thành công này có sự đóng góp quan trọng của sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả trong điều hành chính sách tài chính, tiền tệ. Để tiếp tục góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới, cần nỗ lực phối hợp điều hành chính sách tài chính, tiền tệ chặt chẽ, nhịp nhàng hơn nữa trong năm 2022. Thông qua bài viết, “Điều hành chính sách tài chính, tiền tệ: Nhìn lại năm 2021 và kiến nghị giải pháp cho năm 2022”, tác giả Nguyễn Thế Ngân đưa ra một số kiến nghị trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) Việt Nam đã dần khẳng định được vị thế, vai trò trong nền kinh tế với năng lực ngày càng cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, những cải thiện chủ yếu thiên về số lượng, còn chất lượng năng lực của khu vực KTTN Việt Nam chưa cao. Đại dịch Covid-19 trong 2 năm qua càng làm cho những hạn chế của khu vực KTTN bộc lộ rõ hơn. Bài viết “Nâng cao năng lực của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam trong giai đoạn tới”, tác giả Nguyễn Thị Luyến đánh giá năng lực nội tại, năng lực hoạt động và năng lực ứng phó với các “cú sốc” bên ngoài, đặc biệt đại dịch Covid-19, đồng thời đưa ra một số giải pháp trong thời gian tới.

Theo Nghị quyết số 119/NQ-CP, ngày 27/9/2021 của Chính phủ về các nhiệm vụ và giải pháp để nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ 2021-2030, hệ thống quy hoạch quốc gia sẽ cơ bản được trình thẩm định, phê duyệt và ban hành trong năm 2022, bao gồm: 3 quy hoạch quốc gia, 39 quy hoạch ngành quốc gia, 6 quy hoạch vùng, 63 quy hoạch tỉnh và các quy hoạch đô thị, nông thôn. Sau khi hoàn thành, hệ thống quy hoạch quốc gia được lập theo Luật Quy hoạch và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành thời kỳ 2021-2030 sẽ thay thế cho 19.285 quy hoạch các loại phải lập cho thời kỳ 2011-2020, trước khi Luật được ban hành. Bài viết “Công tác quy hoạch năm 2022: Thách thức và giải pháp”, tác giả Đinh Trọng Thắng đánh giá Công tác lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia thời kỳ 2021-2030, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch trong năm 2022.

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022. Trở thành thành viên của RCEP cũng đồng nghĩa sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị và sản xuất của thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội lớn, việc đối diện với các nguy cơ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) tại thị trường nước ngoài, hoặc phải chịu thiệt hại do những hành vi cạnh tranh không công bằng, không lành mạnh của các DN xuất khẩu nước ngoài vào thị trường Việt Nam là thách thức không nhỏ với các DN Việt Nam. Bài viết “Quy định về phòng vệ thương mại trong RCEP và lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam”, tác giả Trần Thị Liên Hương tìm hiểu những quy định về PVTM trong RCEP và đưa ra những giải pháp giúp DN Việt Nam chủ động hơn trong các vụ kiện PVTM và có thể sử dụng những công cụ này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

Khi diễn biến đại dịch Covid-19 còn phức tạp, nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp (DN) cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, đặc biệt là vấn đề thiếu vốn sản xuất, kinh doanh. Trong bối cảnh đó, chính sách giảm lãi suất cho vay là rất cần thiết giúp DN giảm bớt khó khăn, qua đó thúc đẩy nền kinh tế hồi phục. Bài viết “Chính sách về lãi suất cho vay của các ngân hàng trong thời kỳ Covid-19: Thực trạng và giải pháp”, tác giả Nguyễn Thị Bích Thủy tổng quan lại tình hình thực hiện chính sách cho vay của các ngân hàng thương mại trong bối cảnh đại dịch Covid-19 cùng với sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước trong điều tiết và quản lý phù hợp để phục hồi nền kinh tế và tránh các rủi ro tài chính trong và sau dịch bệnh, từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục những hạn chế đang nảy sinh hiện nay.

Cùng với đó, trong số tạp chí kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

+++ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi thư chúc mừng Tạp chí Kinh tế và Dự báo nhân dịp Năm mới 2022

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

+++ Năm 2022, nền kinh tế Việt Nam sẽ thích ứng và phục hồi

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Nguyễn Thế Ngân: Điều hành chính sách tài chính, tiền tệ: Nhìn lại năm 2021 và kiến nghị giải pháp cho năm 2022

Nguyễn Thị Luyến: Nâng cao năng lực của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam trong giai đoạn tới

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Đinh Trọng Thắng: Công tác quy hoạch năm 2022: Thách thức và giải pháp

Trần Thị Liên Hương: Quy định về phòng vệ thương mại trong RCEP và lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam

Đoàn Vân Hà: Hợp tác đầu tư, thương mại Việt Nam - Hàn Quốc: Thực trạng và một số khuyến nghị trong thời gian tới

Nguyễn Thị Bích Thủy: Chính sách về lãi suất cho vay của các ngân hàng trong thời kỳ Covid-19: Thực trạng và giải pháp

Đỗ Quang Trị: Phát triển công nghệ ngân hàng số tại Việt Nam hiện nay

Hoàng Bích Thủy: Một số thách thức đối với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0

Nguyễn Thị Như Nguyệt: Thực trạng công tác đấu thầu ở Việt Nam hiện nay và một số khuyến nghị

Đỗ Xuân Trường: Những giải pháp nâng cao chất lượng quản trị nhân lực cho doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19

Nguyễn Minh Trang: Kinh doanh thực phẩm an toàn tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Chu Thị Lê Anh, Lê Quỳnh Trang: Năng suất lao động trong nông nghiệp ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Kiến giải từ cách tiếp cận hiện đại

Phạm Hữu Hùng, Đào Khánh Hùng: Thực trạng và giải pháp xóa mù chữ cho trẻ em dân tộc thiểu số và miền núi

NHÌN RA THẾ GIỚI

Nguyễn Thị Kim Hồng: Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý đối với Việt Nam

Hoàng Triều Hoa: Phát triển nông nghiệp đô thị ở một số quốc gia trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam

Trần Thị Nguyệt Cầm, Hoàng Thị Cẩm Tú: Kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển thương mại nội địa trong bối cảnh CMCN 4.0 và gợi ý cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Đỗ Văn Phúc: Cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp Hà Nội theo hướng hiệu quả, bền vững

Đỗ Hải Yến: Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010-2020

Lê Mạnh Tuyến: Giảm thiểu phát sinh, thu gom và xử lý rác thải nhựa tại tỉnh Quảng Ninh: Thực trạng và giải pháp

Nguyễn Thị Thơ: Thu hút FDI của Thái Lan, Singapore và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam

Lê Thị Thu Hà: Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Nguyễn Hồng Hà, Trần Thị Hồng Vân: Hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

IN THIS ISSUE

 Happy New Year 2022 letter from Minister of Planning and Investment

FROM POLICY TO PRACTICE

 There will be economic recovery and adaptation in Vietnam in 2022

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Nguyen The Ngan: Management of financial and monetary policies: 2021 in review and proposed solutions for 2022

Nguyen Thi Luyen: Improve the capacity of Vietnam’s private sector in the coming period

RESEARCH - DISCUSSION

Dinh Trong Thang: Planning in 2022: Challenges and solutions

Tran Thi Lien Huong: Regulations on trade remedy in RCEP and notes for Vietnamese businesses

Doan Van Ha: Vietnam - Korea trade and investment cooperation: Current situation and some recommendations for the coming time

Nguyen Thi Bich Thuy: Policy on lending interest rate of banks in the period of Covid-19: Reality and solutions

Do Quang Tri: Development of digital banking technologies in Vietnam today

Hoang Bich Thuy: Some challenges in boosting knowledge economy in Vietnam in the era of the Fourth Industrial Revolution

Nguyen Thi Nhu Nguyet: Situation of bidding in Vietnam and recommendations

Do Xuan Truong: Solutions for improving the quality of human resource management in businesses during the Covid-19 pandemic

Nguyen Minh Trang: Safe food trading in Vietnam: Situation and solutions

Chu Thi Le Anh, Le Quynh Trang: Labor productivity in agriculture sector in the Northern mountainous provinces: Analysis from a modern approach

Pham Huu Hung, Dao Khanh Hung: Reality and solutions to illiteracy eradication for ethnic minority and mountainous children

WORLD OUTLOOK

Nguyen Thi Kim Hong: Resolving the relationship between economic growth and social justice: International experience and implications for Vietnam

Hoang Trieu Hoa: Development of urban agriculture in some countries over the world and suggestions for Vietnam

Tran Thi Nguyet Cam, Hoang Thi Cam Tu: Experiences of some countries on domestic trade development in the context of the Fourth Industrial Revolution and suggestions for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Do Van Phuc: Restructuring Hanoi’s agriculture sector towards efficiency and sustainability

Do Hai Yen: Influence of urbanization on economic restructuring and land use structure in Tuyen Quang province in the period 2010-2020

Le Manh Tuyen: Reducing, collecting and treating plastic waste in Quang Ninh province: Current situation and solutions

Nguyen Thi Tho: Experiences of Thailand and Singapore in FDI attraction and lessons for Thanh Hoa province, Vietnam

Le Thi Thu Ha: Solutions for expanding road traffic infrastructure in Nga Son district, Thanh Hoa province

Nguyen Hong Ha, Tran Thi Hong Van: Perfecting the state management of ethnic affairs in Soc Trang province

KTDB

© Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư