e-ISSN: 2734-9365

Trang chủ/Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo

Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 2 (792)

16:47 | 24/01/2022 Print
Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 2 (792)
Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 2 (792)

Dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn cầu, nhưng tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước quyết tâm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, với mục tiêu GDP năm 2022 tăng 6%-6,5%, tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội 32%-34% GDP. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, bối cảnh hiện nay đòi hỏi phải có những giải pháp mới, mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn để nền kinh tế đạt các mục tiêu năm 2022, cũng như tiếp tục thực hiện khát vọng phát triển Đất nước phồn thịnh trong trung và dài hạn. Trong số ra tạp chí kỳ này, Tạp chí đăng tải những chia sẻ của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng với Tạp chí Kinh tế và Dự báo nhân dịp Xuân Nhâm Dần 2022. Mời bạn đọc đón đọc.

Mùa Xuân về là dịp để mỗi ngành, mỗi cơ quan cùng nhìn lại chặng đường công tác đã đi qua trong năm cũ và hình dung, định hướng chặng đường tiếp theo trong năm mới. Câu hỏi trăn trở luôn đặt ra là ngành mình, cơ quan mình đã làm gì và sẽ tiếp tục làm gì để đóng góp cho công cuộc phát triển đất nước. Đối với ngành Ngoại giao, năm 2021 có thể nói là một năm có nhiều sự kiện, dấu mốc đặt biệt, thể hiện trên cả 3 cấp độ: Thế giới, Việt Nam và ngành Ngoại giao. Nhân dịp Xuân Nhâm Dần 2022, Tạp chí Kinh tế và Dự báo giới thiệu bài viết “Ngoại giao Việt Nam vì sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước dưới ánh sáng nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII” của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Trong bối cảnh hiện nay, việc duy trì sản xuất và lưu thông hàng hóa được ví như duy trì huyết mạch của nền kinh tế. Vì vậy, việc khôi phục các hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa không chỉ đảm bảo nền kinh tế nhanh chóng phục hồi khi đại dịch Covid-19 dần được kiểm soát, mà quan trọng hơn, đó chính là đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Đây cũng là hai mắt xích không thể thiếu trong thực thi mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế trong các năm tới đây. Nhân dịp đón năm mới Xuân Nhâm Dần, Tạp chí Kinh tế và Dự báo giới thiệu bài viết “Giải pháp tăng cường kết nối cung - cầu, tạo động lực cho sản xuất và tăng trưởng kinh tế năm 2022” của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.

Năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 14%, nhưng đây là con số định hướng chứ không cố định, có thể cao hơn hay thấp hơn 14% tùy theo mục tiêu ổn định vĩ mô, giá trị đồng tiền, tỷ giá, lạm phát… Trong năm, các hoạt động điều hành chính sách tiền tệ sẽ bám sát các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú chia sẻ với phóng viên Tạp chí Kinh tế và Dự báo nhân dịp đầu Xuân Nhâm Dần. Trong số ra tạp chí kỳ này, Tạp chí đăng tải những chia sẻ của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về Điều hành chính sách tiền tệ sẽ bám sát các mục tiêu kinh tế vĩ mô.

Năm 2020 và 2021, đại dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường trên phạm vi toàn cầu. Làn sóng đại dịch Covid-19 từ một cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng trở thành cuộc khủng hoảng xã hội và việc làm, tình trạng thâm hụt việc làm và bất bình đẳng đã khiến sinh kế của hàng trăm triệu người lao động bị đảo lộn, hầu hết các quốc gia đều phải gánh chịu mức sụt giảm việc làm và thu nhập ở mức “nghiêm trọng, làm gia tăng bất bình đẳng hiện hữu và tạo nguy cơ để lại “vết sẹo” lâu dài đối với lao động và doanh nghiệp” và Việt Nam cũng không nằm ngoài những tác động nghiêm trọng đó. Bài viết phân tích những tác động của đại dịch Covid-19 tới lao động, việc làm của Việt Nam và các giải pháp hỗ trợ phục hồi thị trường lao động trong thời gian tới. Trong số tạp chí kỳ này, Tạp chí xin giới thiệu bài viết “Tác động của đại dịch Covid-19 tới lao động, việc làm và các giải pháp hỗ trợ phục hồi thị trường lao động”, của Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh.

Năm 2021 - năm thứ hai dưới ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, từ quan điểm “Zero Covid” đến quan điểm “bình thường mới” (sống chung với Covid-19), với sự chỉ đạo kịp thời của Quốc hội và Chính phủ, kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu khởi sắc rõ nét vào những tháng cuối năm. Bài viết “Tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Bức tranh năm 2021 và định hướng năm 2022”, nhóm tác giả Ngô Thắng Lợi, Bùi Đức Tuân dựa trên các số liệu thống kê, có sự so sánh với năm 2020 và với các nước trên thế giới, đánh giá những điểm mạnh và hạn chế trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam, từ đó đưa ra những định hướng cho năm 2022 và những giải pháp thích ứng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có thể vẫn phức tạp.

Cơ cấu lại kinh tế là quá trình phân bổ lại nguồn lực cho phát triển trên phạm vi quốc gia nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cơ cấu lại nền kinh tế là một nội dung lớn, quan trọng và cấp bách đối với Việt Nam hiện nay, nhất là khi Việt Nam đang nỗ lực đổi mới mô hình tăng trưởng để phát triển nhanh, bền vững trong bối cảnh thế giới và trong nước thay đổi sâu sắc sau dịch bệnh Covid-19. Bởi lẽ, nếu trì hoãn hoặc chậm tái cơ cấu nền kinh tế, thì chúng ta sẽ rất khó để thu hẹp khoảng cách phát triển với thế giới, vượt qua bẫy thu nhập trung bình, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và tận dụng cơ hội của Cách mạng công nghiệp 4.0 cùng những lợi ích từ hội nhập quốc tế. Thông qua bài viết “Cơ cấu lại nền kinh tế: Nhìn lại giai đoạn 2016-2021 và những định hướng cho giai đoạn 2025-2030”, nhóm tác giả Trần Thị Hồng Minh, Nguyễn Văn Tùng đưa ra một số giải pháp về tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế thời gian tới.

Cùng với đó, trong số tạp chí kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Nguyễn Chí Dũng: Nâng tầm giải pháp để kinh tế Việt Nam phục hồi và phát triển bền vững

Bùi Thanh Sơn: Ngoại giao Việt Nam vì sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước dưới ánh sáng nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII

Nguyễn Hồng Diên: Giải pháp tăng cường kết nối cung - cầu, tạo động lực cho sản xuất và tăng trưởng kinh tế năm 2022

Đào Minh Tú: Điều hành chính sách tiền tệ sẽ bám sát các mục tiêu kinh tế vĩ mô

Lê Văn Thanh: Tác động của đại dịch Covid-19 tới lao động, việc làm và các giải pháp hỗ trợ phục hồi thị trường lao động

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Ngô Thắng Lợi, Bùi Đức Tuân: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Bức tranh năm 2021 và định hướng năm 2022

Trần Thị Hồng Minh, Nguyễn Văn Tùng: Cơ cấu lại nền kinh tế: Nhìn lại giai đoạn 2016-2021 và những định hướng cho giai đoạn 2025-2030

Nguyễn Bích Lâm: Các yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát năm 2021 và áp lực lạm phát năm 2022

Nguyễn Thị Hương: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê: Những điểm mới và kế hoạch triển khai thực hiện

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Lê Việt Anh, Trần Minh Huế: Định vị Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh trong thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng

Trần Hồng Quang: Một số định hướng lớn về tổ chức lãnh thổ quốc gia trong thời gian tới

Phan Đức Hiếu: Cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025: Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp

Nguyễn Mại: Thu hút FDI trong bối cảnh thực thi Hiệp định CPTPP và EVFTA

Cấn Văn Lực và nhóm tác giả: Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để thúc đẩy phục hồi kinh tế trong bối cảnh mới

Phùng Quốc Chí, Quách Thái Sơn: Kết quả 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và những vấn đề đặt ra

Nguyễn Thị Tùng Phương: Nhìn lại thị trường bất động sản năm 2021 và một số xu hướng năm 2022

Lê Văn Thơi: Phát triển kinh tế gắn với công bằng xã hội: Một số vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp

NHÌN RA THẾ GIỚI

Trần Toàn Thắng, Nguyễn Thị Thùy Trang: Bức tranh kinh tế thế giới năm 2021 và triển vọng năm 2022

Nguyễn Vân Hà, Phạm Minh Hiếu, Nguyễn Bá Hiệp, Trịnh Hoàng Long, Đặng Ngọc Toàn: Chuyển đổi số của một số doanh nghiệp trên thế giới và đề xuất cho các doanh nghiệp Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Trần Anh Minh, Nguyễn Hoàng Phương: Một số giải pháp phát triển du lịch TP. Hồ Chí Minh

Phạm Quỳnh Trang, Nguyễn Thị Phương: Quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai trong quá trình phát triển đô thị: Những vấn đề đặt ra đối với TP. Hà Nội

Quách Thị Hà, Bùi Thúy Tuyết Anh: Giải pháp nâng cao thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp ở Hải Phòng

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Nguyen Chi Dzung: Upgrade solutions to the recovery and sustainable development of Vietnam’s economy

Bui Thanh Son: Vietnamese diplomacy for the cause of national defense and development in light of the Resolution of the 13th Party Congress

Nguyen Hong Dien: Schemes to strengthen the connection between supply and demand, create a driving force for production and economic growth in the year 2022

Dao Minh Tu: Monetary policy management will closely follow macroeconomic objectives

Le Van Thanh: Impact of the Covid-19 pandemic on labor, employment and solutions for supporting labor market recovery

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Ngo Thang Loi, Bui Duc Tuan: Vietnam’s economic growth in 2021 and orientation in 2022 Tran Thi Hong Minh, Nguyen Van Tung: Economic restructuring: A review of the 2016-2021 period and orientations for the 2025-2030 period

Nguyen Bich Lam: Determinants of inflation in 2021 and inflation pressure in 2022

Nguyen Thi Huong: Law on amendments and supplements to a number of articles of the Law on Statistics and Appendix List of national statistical indicators of the Law on Statistics: Some new points and implementation plan

RESEARCH - DISCUSSION

Le Viet Anh, Tran Minh Hue: The role of National green growth strategy in promoting economic restructuring associated with growth model innovation

Tran Hong Quang: Major orientations on national territorial organization in the coming time

Phan Duc Hieu: Economic restructuring in the 2021-2025 period: Opportunities and challenges for businesses

Nguyen Mai: FDI attraction in the context of implementing CPTPP and EVFTA

Can Van Luc et al.: Coordination of fiscal and monetary policy to promote economic recovery in the new context

Phung Quoc Chi, Quach Thai Son: 20 years of implementing Resolution No.13-NQ/TW on continuing to innovate, develop and improve the efficiency of the collective economy: Achievements and shortcomings

Nguyen Thi Tung Phuong: A look back at the real estate market in 2021 and some trends in 2022

Le Van Thoi: Economic development associated with social justice: Some problems and solutions to address

WORLD OUTLOOK

Tran Toan Thang, Nguyen Thi Thuy Trang: Global economy in 2021 and prospects in 2022

Nguyen Van Ha, Pham Minh Hieu, Nguyen Ba Hiep, Trinh Hoang Long, Dang Ngoc Toan: Digital transformation of some businesses in the world and recommendations for Vietnamese businesses

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Tran Anh Minh, Nguyen Hoang Phuong: Some solutions for boosting tourism in Ho Chi Minh City

Pham Quynh Trang, Nguyen Thi Phuong: Effective management and use of land in the process of urban development: Problems for Hanoi city

Quach Thi Ha, Bui Thuy Tuyet Anh: Solutions for increasing workers’ incomes in Hai Phong-based enterprises

KTDB

© Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư