e-ISSN: 2734-9365

Trang chủ/Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo

Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 5 (795)

15:51 | 02/03/2022 Print
Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 5/2022 gồm những nội dung sau:
Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 5 (795)

Tín dụng đầu tư (TDĐT) của Nhà nước là một biện pháp hỗ trợ về nguồn vốn từ Nhà nước đối với các doanh nghiệp dưới hình thức cho vay thông qua một định chế tài chính chuyên biệt. Thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), TDĐT nhà nước đã định hướng vào hỗ trợ những ngành, nghề mũi nhọn chương trình kinh tế trọng điểm, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần được quan tâm để nâng cao hiệu quả chính sách TDĐT nhà nước trong thời gian tới. Thông qua bài viết “Hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay”, tác giả Đào Quang Trường đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư.

Việt Nam có nhiều loại nông sản xuất khẩu chủ lực có tính chất mùa vụ, dễ gặp khó khăn, áp lực tiêu thụ khi vào mùa vụ thu hoạch, nhất là phải đối mặt với dịch Covid-19 hiện đang diễn biến phức tạp… Bài viết “Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam trong thời gian tới”, tác giả Đặng Thị Hiền khái quát thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam, đồng thời, chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm giúp sản phẩm xuất khẩu nông sản nước ta mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng để đạt được giá trị kinh tế lớn hơn.

Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hiện đang nắm giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, khu vực FDI trong thời gian qua cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, ảnh hưởng đến thực hiện Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam. Bài viết “Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn với Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam”, tác giả Đỗ Đức Quang phân tích những hạn chế, bất cập của khu vực FDI, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút FDI gắn với thực hiện chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam.

Kinh tế tuần hoàn (KTTH) được coi là mô hình kinh tế giải quyết được những thách thức giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tại Việt Nam, việc xây dựng mô hình KTTH được xác định là khâu đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030. Tuy nhiên, KTTH phải gắn với đổi mới khoa học, tiếp cận công nghệ tiên tiến, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, nên rất khó khăn trong việc đầu tư đổi mới công nghệ. Sự ra đời của “Ngân hàng xanh” với các gói tín dụng xanh sẽ góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển KTTH, nhưng để thật sự có hiệu quả, thì cần có những giải pháp đồng bộ từ các bên liên quan. Bài viết “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn: Từ góc nhìn phát triển ngân hàng xanh”, tác giả Phạm Vĩnh Thắng phần nào làm rõ hơn những nội dung trên.

Việc triển khai các tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị (ESG) vào mô hình kinh doanh hiện có của các Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam vẫn đang ở những bước khởi đầu. Hầu hết các NHTM đều gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá các rủi ro xuất phát từ sự thay đổi môi trường và xã hội có ảnh hưởng đến khả năng tài chính và hoạt động kinh doanh, đi kèm với việc khó tách biệt các sản phẩm xanh và sản phẩm truyền thống để đánh giá rủi ro. Bài viết “Phát triển bền vững hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua cam kết môi trường - xã hội - quản trị”, tác giả Trần Ngọc Tiến tập trung vào giải quyết các thách thức này đối với hệ thống NHTM Việt Nam để thúc đẩy không chỉ tuân thủ quy định ESG, mà còn hướng tới việc tạo ra giá trị bền vững và lâu dài trong tương lai.

Mô hình kinh tế chia sẻ (KTCS) phát triển mạnh mẽ trên thế giới trong những năm gần đây. Nhờ sự phát triển của công nghệ hiện đại, internet và big data trong những năm qua, Việt Nam đã tiếp nhận nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực KTCS và xu thế này ngày càng trở nên mạnh mẽ. Nắm bắt được xu hướng này sẽ là cơ hội để việc thu hút vốn FDI có những bước đột phá lớn. Bài viết “Thu hút FDI vào lĩnh vực kinh tế chia sẻ ở Việt Nam”, nhóm tác giả Nguyễn Bích Thủy, Lê Hải Hà phân tích cơ hội và thách thức thu hút FDI vào mô hình KTCS ở Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI nhờ tận dụng cơ hội mà sự phát triển của mô hình KTCS mang lại.

Cùng với đó, trong số tạp chí kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Đào Quang Trường: Hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Đặng Thị Hiền: Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam trong thời gian tới

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Đỗ Đức Quang: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn với Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam

Phạm Vĩnh Thắng: Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn: Từ góc nhìn phát triển ngân hàng xanh

Trần Ngọc Tiến: Phát triển bền vững hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua cam kết môi trường - xã hội - quản trị

Nguyễn Bích Thủy, Lê Hải Hà: Thu hút FDI vào lĩnh vực kinh tế chia sẻ ở Việt Nam

Cảnh Chí Hoàng, Nguyễn Văn Đông: Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu của doanh nghiệp Việt Nam

Phạm Thị Lý, Trần Văn Cốc: Quản trị nhân sự ở các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19

Đặng Quỳnh Mai, Lê Thị Thương: Trách nhiệm của kiểm toán viên trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam

Nguyễn Thị Minh Huệ: Hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC - xu hướng tất yếu thời kinh tế số

Huỳnh Văn Đặng: Giải pháp khuyến khích ý định khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của sinh viên trong bối cảnh hiện nay

Phạm Thị Bích Thu: Thực trạng công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp sản xuất đồ uống niêm yết

Đào Xuân Sơn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Hoàng Long

Nông Ngọc Ân, Ngô Thị Thanh Nga: Giải pháp hoàn thiện chính sách marketing hỗn hợp tại MyTV trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

NHÌN RA THẾ GIỚI

Lương Thanh Học: Kinh nghiệm của Ấn Độ trong việc sử dụng dịch vụ phục vụ nông nghiệp

Phạm Xuân Thương: Kinh nghiệm phát triển ngành giấy ở Trung Quốc và một số đề xuất cho Việt Nam

Phạm Thị Thùy Dương: Tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Nguyễn Anh Tú: Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của một số địa phương và bài học cho tỉnh Quảng Ninh

Nguyễn Thanh Trà: Kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai - Thực trạng và giải pháp

Nguyễn Văn Hùng: Bảo vệ và phát triển chỉ dẫn địa lý chè Tân Cương bằng các giải pháp marketing

Nguyễn Thị Ngân Loan, Lê Thị Thu Sang: Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ở huyện Đắk Pơ, tỉnh Gia Lai

Đặng Hà Giang: Giải pháp phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

Vũ Thị Minh Huyền, Lê Thị Liễu, Nguyễn Hải Biên: Chuyển đổi số ở các doanh nghiệp tỉnh Ninh Bình: Thực trạng và giải pháp

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Dao Quang Truong: Completing investment credit policies of the State in the current period

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Dang Thi Hien: Promote Vietnam’s export of agricultural products in the coming time

RESEARCH - DISCUSSION

Do Duc Quang: Solutions for attracting foreign direct investment in association with Sustainable development strategy in Vietnam

Pham Vinh Thang: Circular economy promotion: From the perspective of green banking development

Tran Ngoc Tien: Sustainable development of Vietnam’s commercial banking system through commitment to environment - society - governance

Nguyen Bich Thuy, Le Hai Ha: Attracting FDI into the sharing economy in Vietnam

Canh Chi Hoang, Nguyen Van Dong: Digital transformation - an inevitable trend of Vietnamese businesses

Pham Thi Ly, Tran Van Coc: Human resource management in enterprises in the context of the Covid-19 pandemic

Dang Quynh Mai, Le Thi Thuong: Auditor’s responsibilities for financial statements in Vietnam

Nguyen Thi Minh Hue: E-invoices according to Decree No. 123/2020/ND-CP and Circular No. 78/2021/TT-BTC - an inevitable trend in the digital economy

Huynh Van Dang: Schemes to encourage students’ innovative start-up intentions in the current context

Pham Thi Bich Thu: The reality of corporate social responsibility disclosure of listed beverage manufacturers

Dao Xuan Son: Improving the quality of human resources at Hoang Long Import-Export and Trading Co., Ltd

Nong Ngoc An, Ngo Thi Thanh Nga: Solutions for perfecting the marketing mix policy at MyTV in the context of the Fourth Industrial Revolution

WORLD OUTLOOK

Luong Thanh Hoc: India’s experience in using agricultural services

Pham Xuan Thuong: China’s experience in developing paper industry and suggestions for Vietnam

Pham Thi Thuy Duong: Financial autonomy at public higher education institutions: International experience and lessons for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Nguyen Anh Tu: Experience in improving the quality of economic growth in some localities and lessons for Quang Ninh province

Nguyen Thanh Tra: Tourism economy in Lao Cai province - Current situation and solutions

Nguyen Van Hung: Protecting and developing the geographical indication of Tan Cuong tea by marketing solutions

Nguyen Thi Ngan Loan, Le Thi Thu Sang: Accelerating agricultural restructuring towards raising added value and sustainable development in Dak Po district, Gia Lai province

Dang Ha Giang: Sustainable socio-economic development solutions in Binh Phuoc province to 2025 and vision to 2030

Vu Thi Minh Huyen, Le Thi Lieu, Nguyen Hai Bien: Digital transformation in enterprises in Ninh Binh province: Current situation and solutions

KTDB

© Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư