e-ISSN: 2734-9365

Trang chủ/Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo

Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 13 (803)

11:10 | 23/05/2022 Print
Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 13/2022 gồm các nội dung sau:
Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 13 (803)

Đại hội lần thứ XIII (năm 2021) của Đảng xác định:“Chuyển chính sách trọng tâm thu hút hợp tác, đầu tư nước ngoài từ số lượng sang chất lượng; Xây dựng các tiêu chí thu hút đầu tư để lựa chọn, ưu tiên thu hút đầu tư phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, địa bàn”. Như vậy, thu hút FDI gắn với phát triển kinh tế bền vững là một định hướng cần chú trọng trong thời gian tới nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Bài viết “Đổi mới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo Nghị quyết Đại hội XIII và những định hướng chính sách”, tác giả Nguyễn Xuân Khôi đánh giá tình hình thu hút FDI từ năm 2010 đến này, trên cơ sở đó đưa ra một số định hướng thu hút FDI theo hướng phát triển bền vững trong thời gian tới.

Công tác dân tộc có vai trò quan trọng, mang ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII năm 2021, Đảng đã nêu rõ: “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển. Huy động, phân bổ, sử dụng, quản lý hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển, tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng có đồng bào dân tộc thiểu số”. Cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng, ngày 28/01/2022, Chính phủ đã ban hành Chiến lược Công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 với nhiều điểm mới về quan điểm, nhiệm vụ, các giải pháp về hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, đào tạo công tác cán bộ. Bài viết “Một số điểm mới, cốt lõi trong Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030”, nhóm tác giả Nguyễn Mạnh Huấn, Phan Văn Cương sẽ làm rõ hơn những nội dung này.

Với kết quả tăng trưởng 5,03% đạt được trong quý I/2022, thì nhiệm vụ đặt lên thời gian còn lại của năm 2022 nặng nề hơn. Cụ thể, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6%-6,5% đã đặt ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, ngày 08/01/2022, tăng trưởng bình quân 3 quý còn lại cần đạt từ 6,3%- 6,95%. Việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng, phục hồi kinh tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bên cạnh nhiều điểm thuận lợi, nhiều cơ hội phát triển, thì các yếu tố bất định, rủi ro cũng đang hiện hữu. Vì thế, việc nhìn lại kết quả đạt được trong quý I/2022 để đánh giá khả năng phục hồi kinh tế Việt Nam năm 2022 là cần thiết. Thông qua bài viết “Khả năng phục hồi kinh tế Việt Nam năm 2022: Nhìn từ kết quả tăng trưởng kinh tế quý I/2022”, tác giả Đinh Thị Hảo đưa ra một số nhân tố tác động đến việc phục hồi kinh tế Việt Nam từ nay đến cuối năm 2022.

Đại dịch Covid-19 đã gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó, không thể không kể đến những thách thức rất lớn cho khu vực đầu tư ở các quốc gia đang phát triển. Tại Việt Nam, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng đã gặp phải những khó khăn nhất định trong giai đoạn này. Tuy nhiên, giai đoạn này cũng là thời gian Việt Nam tích cực đàm phán và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để tận dụng tốt những cơ hội mà các FTA thế hệ mới đem lại nhằm duy trì và nâng cao khả năng thu hút FDI trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và hậu đại dịch? Thông qua bài viết “Thu hút vốn FDI trong và hậu đại dịch Covid-19: Tận dụng cơ hội từ các FTA thế hệ mới”, nhóm tác giả Mai Hương Giang, Trần Ngọc Mai, Đoàn Vân Hà, Vũ Thị Kim Chi, Bùi Huy Trung phần nào trả lời câu hỏi trên.

Việt Nam đã bước đầu đạt được những kết quả khả quan khi xuất khẩu nông sản sang EU thể hiện ở sự gia tăng về kim ngạch xuất khẩu, chủng loại hàng hóa và thị trường. Tuy nhiên, so với tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam và nhu cầu nhập khẩu của EU, thì giá trị và kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang EU vẫn ở mức thấp. Vì vậy, EVFTA được coi là cơ hội lớn để Việt Nam có thể tăng trưởng xuất khẩu bền vững mặt hàng trên sang thị trường “khó tính” này. Bài viết “Tận dụng EVFTA trong xuất khẩu nông sản sang EU: Một số đề xuất trong thời gian tới”, nhóm tác giả Phạm Thị Lý, Trần Văn Cốc đánh giá một số khó khăn thách thức đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU, từ đó kiến nghị một số giải pháp thúc đẩy hoạt động này.

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của hầu hết doanh nghiệp ở các lĩnh vực, trong đó, các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng tác động. Ngành dệt may Việt Nam đã phải đối mặt với các khó khăn và thách thức, đó là: nguồn cung nguyên vật liệu bị đứt gãy, bị hủy hoặc hoãn các hợp đồng xuất khẩu, nhu cầu sản phẩm thay đổi, rủi ro dịch bệnh phải ngưng sản xuất… Tuy nhiên, “trong nguy, có cơ” các doanh nghiệp dệt may đã dần tìm ra những cơ hội để thay đổi sản xuất, từ nguồn nguyên liệu đầu vào cho tới sản phẩm đầu ra, tận dụng những lợi thế của các hiệp định thương mại tự do. Bài viết “Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam”, tác giả Nguyễn Thị Xuân Phương phân tích ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, từ đó, đề xuất giải pháp để phục hồi ngành dệt may sau đại dịch.

Cùng với đó, trong số tạp chí kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Nguyễn Xuân Khôi: Đổi mới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo Nghị quyết Đại hội XIII và những định hướng chính sách

Nguyễn Mạnh Huấn, Phan Văn Cương: Một số điểm mới, cốt lõi trong Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Đinh Thị Hảo: Khả năng phục hồi kinh tế Việt Nam năm 2022: Nhìn từ kết quả tăng trưởng kinh tế quý I/2022

Mai Hương Giang, Trần Ngọc Mai, Đoàn Vân Hà, Vũ Thị Kim Chi, Bùi Huy Trung: Thu hút vốn FDI trong và hậu đại dịch Covid-19: Tận dụng cơ hội từ các FTA thế hệ mới

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Phạm Thị Lý, Trần Văn Cốc: Tận dụng EVFTA trong xuất khẩu nông sản sang EU: Một số đề xuất trong thời gian tới

Nguyễn Thị Xuân Phương: Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Trần Thị Thu Hà: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong giai đoạn đại dịch Covid-19: Thực trạng và giải pháp

Phạm Thu Vân: Nhận diện nợ xấu của hệ thống ngân hàng và những giải pháp ngăn chặn

Trần Thị Ngọc Anh: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực ngân hàng

Lê Duy Minh: Nâng cao hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Lê Long Giang: Vai trò của tài chính cá nhân - Thực tiễn tại Việt Nam

Trần Thị Phương: Cơ hội và thách thức đầu tư bất động sản trên nền tảng công nghệ Blockchain ở Việt Nam hiện nay

Phạm Thị Thanh Huyền: Thực trạng sản xuất công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn Covid-19 năm 2020-2021

Nguyễn Thùy Trang: Tăng cường quan hệ đối tác công tư nhằm phát triển du lịch y tế

Nguyễn Hữu Tịnh: Phát triển thị trường năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay

Bùi Minh Thủy: Chuyển dịch cơ cấu năng lượng hướng tới tăng trưởng xanh tại Việt Nam

Đặng Hải Long: Chuyển đổi số trong ngành bưu chính Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Nguyễn Hoản: Ứng dụng Blockchain trong lĩnh vực kế toán: Cơ hội và thách thức

Đoàn Thanh Nga: Tăng cường vai trò của kiểm toán đối với công tác kiểm soát chuyển giá tại Việt Nam

Lê Thị Thu Thủy, Thành Tú Oanh, Trần Thị Phương Anh: Giải pháp khai thác hiệu quả và đảm bảo sự ổn định nguồn lực tài xế công nghệ của doanh nghiệp Crowd logistics ở Việt Nam

Phạm Thị Ngoan: Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng cá hồng Mỹ tại Việt Nam trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 và chiến tranh giữa Nga - Ukraine

NHÌN RA THẾ GIỚI

Trần Thị Thanh Huyền: Kinh nghiệm của Thụy Điển trong việc khơi dậy và thực hành tinh thần kinh doanh bền vững

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Ngô Thị Hồng Hạnh, Vũ Bạch Điệp: Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Nguyễn Thị Hạnh: Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc

Lê Quang Hiếu, Hà Văn Ca: Phát triển hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa

Trần Thị Hoàng Mai, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh: Phát triển cây dược liệu trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An

Đỗ Văn Tính: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực bán lẻ tại TP. Đà Nẵng

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Nguyen Xuan Khoi: Innovation in FDI attraction according to the Resolution of the 13th National Party Congress and policy directions

Nguyen Manh Huan, Phan Van Cuong: Some new key points of the Strategy for ethnic work for the period 2021-2030

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Dinh Thi Hao: Vietnam’s economic resilience in 2022: Looking at economic growth results in QI/2022

Mai Huong Giang, Tran Ngoc Mai, Doan Van Ha, Vu Thi Kim Chi, Bui Huy Trung: FDI attraction during and after the Covid-19 pandemic: Taking advantage of opportunities from new-generation FTAs

RESEARCH - DISCUSSION

Pham Thi Ly, Tran Van Coc: Taking advantage of EVFTA in exporting agricultural products to the EU: Some proposals for the coming time

Nguyen Thi Xuan Phuong: Impact of the Covid-19 pandemic on the export of Vietnamese textile and garment enterprises

Tran Thi Thu Ha: Import turnover of Vietnam during the Covid-19 pandemic: Current situation and solutions

Pham Thu Van: Identifying non-performing loan in the banking system and schemes to reduce

Tran Thi Ngoc Anh: Application of artificial intelligence in the banking sector

Le Duy Minh: Improve the efficiency of corporate financial management in the context of the Covid-19 pandemic

Le Long Giang: The role of personal finance - Reality in Vietnam

Tran Thi Phuong: Opportunities and challenges of real estate investment based on blockchain platform in Vietnam

Pham Thi Thanh Huyen: Industrial production in Vietnam during the Covid-19 pandemic in 2020-2021

Nguyen Thuy Trang: Strengthen public-private partnerships to foster medical tourism

Nguyen Huu Tinh: Current development of renewable energy market in Vietnam

Bui Minh Thuy: Energy shifting towards green growth in Vietnam

Dang Hai Long: Digital transformation in Vietnam’s postal industry: Situation and solutions

Nguyen Hoan: Application of blockchain in accounting: Opportunities and challenges

Doan Thanh Nga: Enhance the role of audit in the control of transfer pricing in Vietnam

Le Thi Thu Thuy, Thanh Tu Oanh, Tran Thi Phuong Anh: Solutions for effectively exploiting and ensuring the stability of technology drivers for Crowd logistics enterprises in Vietnam

Pham Thi Ngoan: Solutions for enhancing the efficiency of the US red snapper supply chain in Vietnam in the context of the Covid-19 pandemic and the Russia - Ukraine war

WORLD OUTLOOK

Tran Thi Thanh Huyen: Sweden’s experience in arousing and practicing sustainable entrepreneurship

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Ngo Thi Hong Hanh, Vu Bach Diep: Invest in agricultural infrastructure by state budget in Bac Kan province

Nguyen Thi Hanh: Solution to attract investment in Vinh Phuc-based industrial parks

Le Quang Hieu, Ha Van Ca: Expand individual business households in Muong Lat district, Thanh Hoa province

Tran Thi Hoang Mai, Nguyen Thi Thuy Quynh: Developing medicinal plants in Que Phong district, Nghe An province

Do Van Tinh: Attracting FDI into retail sector in Da Nang city

KTDB

© Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư