Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 17 (807)

11:05 | 04/07/2022 Print
Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 17/2022 gồm các nội dung sau:
Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 17 (807)

Chủ trương của Đảng ta là xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại; Kiên quyết đấu tranh, loại bỏ các sản phẩm, thông tin độc hại, xuyên tạc, phản động, ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị - xã hội, thuần phong mỹ tục; Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan truyền thông, báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Nâng cao hiệu quả phát hiện và xử lý tham nhũng, lãng phí. Bài viết “Vai trò của truyền thông chính sách trong bối cảnh mới”, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hoa làm rõ một số khái niệm và các vai trò của truyền thông chính sách; thực trạng vai trò của truyền thông chính sách và giải pháp phát huy vai trò của truyền thông chính sách ở nước ta trong bối cảnh mới.

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và những ứng dụng mới, sự lên ngôi của truyền thông xã hội và các nhà cung cấp nền tảng, sự thay đổi của bối cảnh xã hội sau đại dịch Covid-19, là những tiền đề nổi bật vừa tạo ra cơ hội, vừa mang lại thách thức lớn cho sự thay đổi trong lĩnh vực báo chí truyền thông những năm gần đây và tương lai sắp tới. Thông qua bài viết “Tương lai của báo chí: Nhận diện cơ hội từ những thách thức”, tác giả Đỗ Anh Đức đánh giá những thay đổi của truyền thông báo chí trong những năm gần đây, đồng thời đưa ra một số nhận định về xu hướng phát triển báo chí trong thời gian tới.

Luật Đất đai (năm 2013) - một bộ luật đồ sộ với 14 chương, 212 điều đã đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai trong quá trình đổi mới và hội nhập của nền kinh tế, tạo điều kiện để khai thác ngày càng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, sau 7 năm vận hành, Luật Đất đai (năm 2013) đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, những điểm yếu cần phải được hoàn thiện sớm. Thông qua bài viết “Thực hiện pháp luật đất đai ở Việt Nam hiện nay: Một số yếu tố tác động”, tác giả Nguyễn Văn Đợi làm rõ những bất cập mà Luật Đất đai đang gặp phải, việc tìm hiểu và làm rõ những yếu tố tác động đến việc thực thi pháp luật đất đai hiện nay là rất cần thiết; từ đó, có được cái nhìn sâu sắc, xuyên suốt và có giải pháp căn bản để hoàn thiện, khắc phục những điểm yếu của Luật Đất đai hiện nay.

Theo Tổng cục Thống kê, đến năm 2020, có 5,2 triệu hộ kinh doanh (gấp gần 8 lần tổng số doanh nghiệp đang hoạt động) và giải quyết việc làm cho gần 9 triệu lao động trong năm 2020. Sớm nhận thức rõ vai trò của hộ kinh doanh trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách tạo điều kiện phát triển loại hình này. Kể từ khi được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ năm 1988 và Hiến pháp năm 1992 ghi nhận quyền tự do kinh doanh của công dân Việt Nam, đây được coi là một bước ngoặt cho sự ra đời và phát triển của hộ kinh doanh cả về quy mô, tốc độ và cơ cấu. Tuy nhiên, các chủ trương chính sách hỗ trợ phát triển hộ kinh doanh cũng cho thấy nhiều bất cập. Bài viết “Chính sách hỗ trợ phát triển hộ kinh doanh và một số đề xuất”, tác giả Hứa Thị Quỳnh Hoa đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển hộ kinh doanh.

Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực trong tiến trình thực hiện giao quyền tự chủ nói chung và giao quyền tự chủ tài chính nói riêng cho các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL), nhưng tự chủ tài chính của các ĐVSNCL hiện tại còn diễn ra chậm, chưa có bước đột phá. Nghị định số 60/2021/NĐ- CP, ngày 21/6/2021 ra đời với những quy định mới nổi bật làm căn cứ cho các ĐVSNCL tháo gỡ những khó khăn đang gặp phải, tạo đà phát triển và tạo động lực khuyến khích ĐVSNCL khai thác nguồn thu, nâng cao mức độ tự chủ tài chính thời gian tới. Tuy nhiên, thực tế đang cho thấy, vẫn còn nhiều vướng mắc. Bài viết “Một số giải pháp hoàn thiện chính sách về thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập”, tác giả Trần Minh Thái phân tích chính sách tự chủ tài chính của ĐVSNCL thời gian qua, đồng thời đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách.

Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong giai đoạn khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra. Bài viết “Tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2020-2021”, tác giả Nguyễn Thị Hường đánh giá và phân tích về tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020-2021 trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.

Hơn 35 năm Đổi mới đất nước theo đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với những thành tựu đạt được về kinh tế, như: kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng ngày càng hợp lý, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên…, Đảng và Nhà nước cũng ban hành nhiều chính sách nhằm thực hiện tốt quyền được hưởng an sinh xã hội (ASXH) của nhân dân. Trong các kỳ đại hội, Đảng Cộng sản Việt Nam thường xuyên nhấn mạnh vai trò của chính sách ASXH và quyết tâm của Đảng trong việc thực hiện chính sách ASXH, cũng như đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập của người dân. Thông qua bài viết “Đảm bảo an sinh xã hội và công bằng phân phối thu nhập trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập ở Việt Nam”, tác giả Nguyễn Thị Kim Thu kiến nghị một số giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện đảm bảo ASXH và công bằng phân phối thu nhập trong điều kiện thị trường hiện đại và hội nhập ở Việt Nam.

Cùng với đó, trong số tạp chí kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

KỶ NIỆM 97 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (21/06/1925-21/06/2022)

Nguyễn Thị Ngọc Hoa: Vai trò của truyền thông chính sách trong bối cảnh mới

Đỗ Anh Đức: Tương lai của báo chí: Nhận diện cơ hội từ những thách thức

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Nguyễn Văn Đợi: Thực hiện pháp luật đất đai ở Việt Nam hiện nay: Một số yếu tố tác động

Hứa Thị Quỳnh Hoa: Chính sách hỗ trợ phát triển hộ kinh doanh và một số đề xuất

Trần Minh Thái: Một số giải pháp hoàn thiện chính sách về thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Nguyễn Thị Hường: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2020-2021

Nguyễn Thị Kim Thu: Đảm bảo an sinh xã hội và công bằng phân phối thu nhập trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập ở Việt Nam

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Đỗ Văn Viện: Phục hồi thị trường lao động cho doanh nghiệp sau đại dịch Covid-19

Nguyễn Thị Lan Anh: Tình hình sản xuất nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn dịch Covid-19

Vũ Thị Thuý Hằng: Xuất khẩu nông sản Việt Nam trong đại dịch Covid-19

Phan Trọng Phức: Giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã thời kỳ sau đại dịch Covid-19

Mai Thị Mỹ Hằng: Giải pháp thu hút FDI ở Việt Nam sau đại dịch Covid-19

Võ Hữu Lực: Phát triển thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19

Trần Thị Nhung: Xu hướng làm việc mới của lực lượng lao động Việt Nam trong bối cảnh hậu Covid-19

Nguyễn Tiến Lực: Phát triển kinh tế số - xu thế tất yếu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Nguyễn Thị Ngọc Điệp: Thực trạng quá trình chuyển đổi nền kinh tế số ở Việt Nam

Nguyễn Tuấn Tài: Nguồn nhân lực cho chuyển đổi số ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Dương Nguyễn Thanh Thủy: Thúc đẩy chuyển đổi số của doanh nghiệp trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0

Lại Tiến Dĩnh: Đẩy mạnh xuất khẩu ngành dệt may trong bối cảnh hiện nay

Nguyễn Văn Trãi: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Việt Nam: Những vấn đề đặt ra

Triệu Thị Thu Hằng: Đề xuất giải pháp nâng hạng cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Nguyễn Thị Thu Hương: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trong bối cảnh phải giảm chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước

Phan Lê Nga: Xu hướng xuất khẩu của Việt Nam trong bức tranh thương mại thế giới

Phạm Thị Hoàn: Thực trạng xuất - nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2020-2021

Phan Anh: Tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đến xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang châu Âu

Trần Thanh Tuấn: Tác động của RCEP đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Đào Thị Hồ Hương: Phát triển thị trường bất động sản bền vững trong bối cảnh mới

Đỗ Văn Chúc, Hồ Thị Thanh Phương: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam: Thực trạng và một số giải pháp

Phạm Văn Hồng, Nguyễn Hà Thị Quỳnh Trang, Phạm Minh Đạt: Đổi mới sáng tạo mở với doanh nghiệp nhỏ và vừa: Xu hướng và một số gợi ý cho Việt Nam

Đào Thúy Em: Thực trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam

Phạm Thị Cẩm Vân, Nguyễn Thị Như Nguyệt: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Đoàn Xuân Hậu, Đỗ Tiến Trình: Kinh tế tuần hoàn trong sản xuất xi măng: Kết quả thử nghiệm tại VICEM Bút Sơn và những đề xuất trong thời gian tới

Nguyễn Thị Mai Anh, Phạm Thị Thanh Hương: Đánh giá sự hiểu biết của sinh viên Hà Nội đối với marketing xanh

Nguyễn Thanh Hải: Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu

Đoàn Văn Tình: Cải thiện sự chính xác trong đánh giá thực thi công vụ đối với công chức ở Việt Nam

NHÌN RA THẾ GIỚI

Phạm Thị Thùy Dương: Chính sách khoa học, công nghệ ở Anh Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Đào Văn Học: Ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp ở Thái Lan và một số gợi ý cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Nguyễn Tiến Dũng: Một số vấn đề về quy hoạch phát triển ở TP. Hà Nội

Mai Lan Hương: Giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội

Phạm Thị Kim Ngân: Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế TP. Hồ Chí Minh thời gian tới

Trần Lê Duy, Dương Thu Phương: Quản lý phát triển cơ sở hạ tầng ngành bưu điện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Khổng Văn Kết, Nguyễn Mạnh Hùng: Giải pháp phát triển kinh tế gắn với an ninh trật tự tại Khu công nghiệp Khai Quang, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc

Trần Hoàng Thành Vinh, Đỗ Thu Hương, Nguyễn Thị Thúy Loan: Năng lực cạnh tranh tỉnh Phú Thọ từ chỉ số PCI và PAPI

Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Nguyễn Thị Lan Anh: Các điều kiện phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của điểm đến du lịch Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái

Nguyễn Thị Thanh Hải, Đinh Thị Thu Thủy: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá: Thực trạng và giải pháp

Lê Văn Tuấn: Tăng cường quản lý đầu tư công ở tỉnh Đồng Tháp

Trần Nguyễn Phương Anh: Hoạt động xúc tiến đầu tư vào ngành nông nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk

Nguyễn Huỳnh Phước Thiện, Lê Thị Nhả Ca: Thực trạng và giải pháp marketing du lịch TP. Cần Thơ

IN THIS ISSUE

CELEBRATING THE 97TH ANNIVERSARY OF VIETNAM REVOLUTIONARY PRESS DAY (6/21/1925-6/21/2022)

Nguyen Thi Ngoc Hoa: The role of policy communication in the new context

Do Anh Duc: The future of journalism: Identifying opportunities in challenges

FROM POLICY TO PRACTICE

Nguyen Van Doi: Determinants of current implementation of land law in Vietnam

Hua Thi Quynh Hoa: Policies on supporting household businesses and some recommendations

Tran Minh Thai: Some solutions for improving the policy on the implementation of financial autonomy mechanism in public non-business units

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Nguyen Thi Huong: Vietnam’s economic growth in the period 2020-2021

Nguyen Thi Kim Thu: Ensuring social security and equitable distribution of income in the context of a modern and integrated market economy in Vietnam

RESEARCH - DISCUSSION

Do Van Vien: Recovery of labor market for businesses after the Covid-19 pandemic

Nguyen Thi Lan Anh: The situation of agricultural production in Vietnam during the Covid-19 pandemic

Vu Thi Thuy Hang: Vietnam’s agricultural exports during the Covid-19 pandemic

Phan Trong Phuc: Solutions for supporting collective and cooperative economy in the post-Covid-19 pandemic

Mai Thi My Hang: Schemes to attract FDI into Vietnam after the Covid-19 pandemic

Vo Huu Luc: Upgrading Vietnam’s labor market in the context of the Covid-19 pandemic

Tran Thi Nhung: New work trends of Vietnamese workforce in the post-Covid-19 world

Nguyen Tien Luc: Development of digital economy - the inevitable trend of the Fourth Industrial Revolution

Nguyen Thi Ngoc Diep: Reality of digital transformation of the economy in Vietnam

Nguyen Tuan Tai: Human resources for digital transformation in Vietnam: Situation and solutions

Duong Nguyen Thanh Thuy: Promoting the digital transformation of businesses in the Fourth Industrial Revolution

Lai Tien Dinh: Boosting textile and garment exports in the current context

Nguyen Van Trai: Problems in agricultural restructuring in Vietnam

Trieu Thi Thu Hang: Proposing solutions to upgrade Vietnam’s stock market

Nguyen Thi Thu Huong: Schemes to improve operational efficiency of public non-business units in the context of reducing direct expenditures from the state budget

Phan Le Nga: Vietnam’s export trends in the global trade picture

Pham Thi Hoan: Reality of Vietnam’s merchandise import - export in the period of 2020-2021

Phan Anh: Impact of EVFTA on Vietnam’s textile and garment exports to the EU

Tran Thanh Tuan: Impact of RCEP on Vietnam’s agricultural exports

Dao Thi Ho Huong: Sustainable real estate development in a new context

Do Van Chuc, Ho Thi Thanh Phuong: Credit risks at Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade: Reality and some solutions............................................................... 105

Pham Van Hong, Nguyen Ha Thi Quynh Trang, Pham Minh Dat: Open innovation in small and medium enterprises: Trends and suggestions for Vietnam

Dao Thuy Em: Reality of income inequality in Vietnam

Pham Thi Cam Van, Nguyen Thi Nhu Nguyet: Solutions to improve the competitiveness of Vietnamese retail enterprises in the integration period

Doan Xuan Hau, Do Tien Trinh: Circular economy in cement production: Test results at VICEM But Son and recommendations for the coming time

Nguyen Thi Mai Anh, Pham Thi Thanh Huong: Assessment of Hanoi students’ perception of green marketing

Nguyen Thanh Hai: Sustainable development of the Mekong Delta adapting to climate change

Doan Van Tinh: Improving the accuracy of performance evaluation for civil servants in Vietnam

WORLD OUTLOOK

Pham Thi Thuy Duong: Science and technology policy in the UK and lessons for Vietnam

Dao Van Hoc: Applying science and technology to agriculture sector in Thailand and some suggestions for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Nguyen Tien Dung: Some issues about development planning in Hanoi

Mai Lan Huong: Schemes to support the development of small and medium-sized enterprises in Hanoi

Pham Thi Kim Ngan: To improve human resources in the health sector in Ho Chi Minh City in the coming time

Tran Le Duy, Duong Thu Phuong: Management of postal infrastructure development in Bac Giang province

Khong Van Ket, Nguyen Manh Hung: Solutions to economic development in association with security and order in Khai Quang Industrial Park, Vinh Yen city, Vinh Phuc

Tran Hoang Thanh Vinh, Do Thu Huong, Nguyen Thi Thuy Loan: Competitiveness of Phu Tho province from PCI and PAPI indexes

Nguyen Thi Quynh Huong, Nguyen Thi Lan Anh: Conditions for creating specific tourism products of Mu Cang Chai tourist destination in Yen Bai province

Nguyen Thi Thanh Hai, Dinh Thi Thu Thuy: Agricultural restructuring in Vinh Loc district, Thanh Hoa province: Reality and solutions

Le Van Tuan: Strengthening public investment management in Dong Thap province

Tran Nguyen Phuong Anh: Investment promotion activities in agriculture in Dak Lak province

Nguyen Huynh Phuoc Thien, Le Thi Nha Ca: Situation and solutions for tourism marketing in Can Tho city

KTDB

© Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư