Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 19 (809)

16:31 | 22/07/2022 Print
Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 19/2022 gồm các nội dung sau:
Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 19 (809)

Tổ chức thi hành thể chế kinh tế là một trong hai nội dung quan trọng trong vấn đề hoàn thiện thể chế kinh tế bên cạnh xây dựng thể chế kinh tế. Một thể chế kinh tế dù có được xây dựng tốt, nhưng khi đưa vào tổ chức thi hành kém hiệu quả, thì cũng sẽ cản trở sự phát triển của quá trình kinh tế. Bài viết “Đảm bảo tính nhất quán trong hoạt động tổ chức thi hành thể chế kinh tế ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Nguyễn Minh Tuấn phân tích một số hạn chế về tính nhất quán trong quá trình xây dựng và tổ chức thi hành thể chế kinh tế ở Việt Nam hiện nay, từ đó chỉ ra các nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo tính chất này của thể chế kinh tế.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm hầu hết trong tổng số doanh nghiệp (97%-98%) ở Việt Nam và được xác định là “động lực tăng trưởng”, là “xương sống” của nền kinh tế. Với vai trò đó, các quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam cần được hoàn thiện phù hợp hơn với tình hình thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo công bằng và hỗ trợ DN phát triển. Bài viết “Một số khuyến nghị hoàn thiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa”, tác giả Nguyễn Thị Giang đánh giá một số chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện các chính sách này.

Đại dịch Covid-19 gây ra những thách thức chưa từng có với các nền kinh tế, trong đó có Việt Nam, nhưng đồng thời cũng mở ra cơ hội để nền kinh tế nước ta tìm động lực mới, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu theo hướng xanh và bền vững. Bài viết “Giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam theo hướng xanh và bền vững sau đại dịch Covid-19”, nhóm tác giả Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Đức Trung đánh giá bối cảnh kinh tế Việt Nam từ năm 2020 đến nay và một số chính sách vĩ mô hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt thách thức đại dịch, từ đó kiến nghị một số giải pháp để nền kinh tế phục hồi tăng trưởng và bắt nhịp với xu hướng tăng trưởng xanh trên toàn cầu.

Sau gần 2 năm chống chọi với những tác động nặng nề do dịch Covid-19 gây ra, sức lực của nhiều doanh nghiệp đã bị bào mòn, các nguồn lực dự trữ của doanh nghiệp dần cạn kiệt sau khoảng thời gian dài căng mình với dịch bệnh. Trong bối cảnh đó, việc khơi dậy tinh thần khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp, lực lượng có vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế là vô cùng cần thiết. Thông qua bài viết “Khơi dậy tinh thần khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp”, tác giả Võ Huy Hùng kiến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam.

Với sự phát triển của khoa học, công nghệ trong Cách mạng công nghiệp 4.0, mô thức kinh doanh truyền thống của các ngân hàng đang dần trở nên không còn phù hợp với điều kiện mới. Quá trình chuyển đổi số ngành ngân hàng là một đòi hỏi tất yếu khách quan. Bài viết “Chuyển đổi số ngành ngân hàng: Cơ hội, thách thức và một số đề xuất”, nhóm tác giả Nguyễn Thành Hưng, Mai Xuân Đức phân tích những cơ hội và thách thức mà các ngân hàng phải đối mặt trong quá trình thực hiện chuyển đổi số. Dựa trên những kết quả thu được, bài viết đề xuất một số khuyến nghị nhằm giải quyết tháo gỡ những nút thắt trong quá trình chuyển đổi số của ngành ngân hàng Việt Nam.

Thị trường tài chính Việt Nam những năm qua đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Nhiều ngân hàng thương mại đã đẩy mạnh bán chéo bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng của mình và nguồn hoa hồng bảo hiểm đang trở thành nguồn thu phí đáng kể của các ngân hàng thương mại. Bài viết “Kênh bán bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng tại Việt Nam - Triển vọng và giải pháp thúc đẩy”, tác giả Phạm Thu Thủy, Nguyễn Thị Thu, Vương Thị Minh Đức, Nguyễn Minh Loan tập trung vào đánh giá thực trạng về kênh bán bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng tại Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy kênh bán bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian tới.

Cùng với đó, trong số tạp chí kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Nguyễn Minh Tuấn: Đảm bảo tính nhất quán trong hoạt động tổ chức thi hành thể chế kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thị Giang: Một số khuyến nghị hoàn thiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với DNNVV

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

“Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Đức Trung: Giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam theo hướng xanh và bền vững sau đại dịch Covid-19

Võ Huy Hùng: Khơi dậy tinh thần khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Trần Hoàng Minh, Đoàn Anh Tuấn, Đỗ Thanh Hương: Một số giải pháp thúc đẩy tài chính xanh, hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam

Nguyễn Thành Hưng, Mai Xuân Đức: Chuyển đổi số ngành ngân hàng: Cơ hội, thách thức và một số đề xuất

Phạm Thu Thủy, Nguyễn Thị Thu, Vương Thị Minh Đức, Nguyễn Minh Loan: Kênh bán bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng tại Việt Nam - Triển vọng và giải pháp thúc đẩy

Trần Việt Trang: Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới lĩnh vực bảo hiểm tại Việt Nam

Thái Vân Hà, Trần Xuân Toàn: Nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam

Nguyễn Hương Sang: Thực trạng triển khai Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu và khuyến nghị giải pháp cho Việt Nam

Nguyễn Thị Tuyết Trinh: Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh mới

Nguyễn Thị Thanh Tân: Phục hồi và phát triển chuỗi cung ứng xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam trong bối cảnh bình thường mới

Trần Thị Trúc: Thu hút nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp: Thực trạng và giải pháp

Nguyễn Thị Mai: Phát triển công nghiệp hỗ trợ điện tử: Cơ hội và thách thức của Việt Nam hiện nay

Đỗ Thị Hiền: Digital marketing tại Việt Nam: Tiềm năng, thực trạng và giải pháp

Lê Mạnh Cường: Những giải pháp xây dựng khu kinh tế quốc phòng vững chắc tại vùng biên giới của Tổ quốc trong thời gian tới

Ngô Duy Thanh: Phát triển du lịch cộng đồng tại các tỉnh miền núi Đông Bắc

Lê Thị Thanh Huyền, Nguyễn Hữu Tuấn: Nâng cao năng lực cạnh tranh hồ tiêu xuất khẩu ở các tỉnh Tây Nguyên - Những vấn đề đặt ra

NHÌN RA THẾ GIỚI

Nguyễn Hồng Hạnh, Nguyễn Doãn Hưng, Nguyễn Thị Mai Anh: Xu hướng FDI của thế giới sau đại dịch Covid-19 và một số hàm ý chính sách

Đặng Văn Thanh: Mô hình đặc khu kinh tế trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Nguyễn Thị Mai Linh: Phát triển hình ảnh điểm đến du lịch Hạ Long sau đại dịch Covid-19

Vũ Thanh Trung: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cảng biển Hải Phòng

Phạm Thị Bích Thu: Thực trạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Thanh Hóa giai đoạn 2011-2020

Bùi Văn Dũng, Đặng Anh Đức, Phan Thanh Nam: Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng TP. Sầm Sơn, Thanh Hóa: Thực trạng và giải pháp

Trương Thuận Yến: Khôi phục và phát triển du lịch Hà Tĩnh sau đại dịch Covid-19

Đỗ Văn Nhân: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu

Phạm Thị Hải Yến: Phát triển nhân lực chất lượng cao, đáp ứng chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh ở tỉnh Bình Dương

Nguyễn Hằng: Phát huy vai trò động lực phát triển của các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Nguyen Minh Tuan: Ensure consistency in the implementation of economic institutions in Vietnam today

Nguyen Thi Giang: Some recommendations to improve corporate income tax incentives for SMEs

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Nguyen Duc Thanh, Nguyen Duc Trung: Solutions to recover and develop Vietnam’s economy towards a green and sustainable way after the Covid-19 pandemic

Vo Huy Hung: Arousing the entrepreneurship spirit

RESEARCH - DISCUSSION

Tran Hoang Minh, Doan Anh Tuan, Do Thanh Huong: Some schemes to promote green finance towards sustainable development in Vietnam

Nguyen Thanh Hung, Mai Xuan Duc: Digital transformation in the banking industry: Opportunities, challenges and some recommendations

Pham Thu Thuy, Nguyen Thi Thu, Vuong Thi Minh Duc, Nguyen Minh Loan: Selling life insurance products through banks in Vietnam - Prospects and solutions to promote

Tran Viet Trang: Impact of the Covid-19 pandemic on the insurance industry in Vietnam

Thai Van Ha, Tran Xuan Toan: Improving the efficiency of credit management at Vietnam Maritime Commercial Joint Stock Bank

Nguyen Huong Sang: The actual implementation of EVFTA and recommendations for Vietnam.35

Nguyen Thi Tuyet Trinh: Enhance the efficiency of Vietnam’s export activities in the new context

Nguyen Thi Thanh Tan: Recover and expand Vietnam’s seafood export supply chain in the new normal context

Tran Thi Truc: Attracting investment in the agricultural sector: Reality and solutions

Nguyen Thi Mai: Developing supporting industry in the electronics sector: Opportunities and challenges for Vietnam

Do Thi Hien: Digital marketing in Vietnam: Potential, current situation and solutions

Le Manh Cuong: Solutions to build a solid defense economic zone in the border areas of the country in the coming time

Ngo Duy Thanh: To boost community-based tourism in the Northeast mountainous provinces

Le Thi Thanh Huyen, Nguyen Huu Tuan: Problems of improving the competitiveness of pepper for export in the Central Highlands provinces

WORLD OUTLOOK

Nguyen Hong Hanh, Nguyen Doan Hung, Nguyen Thi Mai Anh: Global FDI trends after the Covid-19 pandemic and some policy implications

Dang Van Thanh: Model of special economic zones in the world and lessons for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Nguyen Thi Mai Linh: Promote the image of Ha Long tourism destination after the Covid-19 pandemic

Vu Thanh Trung: Solutions to improve the quality of human resources for the sustainable development of Hai Phong seaport enterprises

Pham Thi Bich Thu: Reality of Thanh Hoa’s provincial competitiveness index in the period 2011-2020

Bui Van Dung, Dang Anh Duc, Phan Thanh Nam: Management of construction investment project at Sam Son City Construction Investment Project Management Board: Situation and solutions

Truong Thuan Yen: Restore and promote Ha Tinh tourism after the Covid-19 pandemic....... 93

Do Van Nhan: Restructuring Gia Lai’s agricultural sector towards increasing added value and sustainable development in the context of climate change

Pham Thi Hai Yen: Developing high-quality human resources to meet the requirements of digital transformation and construction of a smart city in Binh Duong province

Nguyen Hang: Promoting the role of industrial parks as a driving force for development in Bac Ninh province

KTDB

© Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư