Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 7 (834)

14:14 | 10/03/2023 Print
Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 7/2023 gồm các nội dung sau:
Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 7 (834)

Từ khi Luật Đất đai lần đầu được Quốc hội thông qua và có hiệu lực vào năm 1987, đến nay Việt Nam đã sửa Luật này 3 lần vào các năm 1993, năm 2003 và năm 2013. Mỗi lần sửa đổi đều có lý do chính đáng, tuy nhiên do Việt Nam thực hiện quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nên không tránh khỏi những hạn chế. Điều này phần nào thể hiện qua tình trạng trên cả nước có tới hơn 70% các vụ khiếu kiện kéo dài đều liên quan trực tiếp đến lĩnh vực đất đai. Những hệ lụy từ việc giá đất không đúng giá thị trường đang làm thất thoát, lãng phí tài nguyên đất đai, tiền bạc của Nhà nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế vĩ mô, cũng như đời sống của người dân. Bài viếtMột số đề xuất xác định giá đất theo giá thị trường trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai”, tác giả Hoàng Sỹ Động làm rõ hơn những nội dung trên.

Phát triển kinh tế cùng với bảo vệ môi trường là những trụ cột cơ bản của mục tiêu phát triển bền vững được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, kiên trì thực hiện trong những năm qua. Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, việc hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về môi trường là vấn đề rất quan trọng. Bài viết Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam”, tác giả Trịnh Trọng Thành phân tích những kết quả đạt được, hạn chế trong thể chế quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện.

Cho vay ngang hàng (Peer-to-Peer Lending - P2P Lending) là mô hình kinh doanh dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ số kết nối trực tiếp giữa người vay với người cho vay. Mô hình này đã phát triển và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Bài viết Luật pháp hóa hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam”, tác giả Nguyễn Quốc Anh xem xét xu hướng phát triển của thị trường cho vay ngang hàng thế giới, cách thức quản lý hoạt động cho vay, ưu và nhược điểm của từng phương thức, đồng thời, khái quát thực trạng phát triển của thị trường P2P Lending tại Việt Nam. Từ đó, đề xuất hàm ý hoàn thiện pháp luật đối với mô hình kinh doanh P2P Lending tại Việt Nam.

Với xuất phát điểm thấp, do bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, trong quá trình triển khai công cuộc Đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lựa chọn chiến lược phát triển đất nước theo hướng nhanh và bền vững để thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”. Từ đó đến nay, quan điểm này ngày càng được hoàn thiện và rõ ràng. Bài viết Phát triển kinh tế nhanh và bền vững theo quan điểm của Đảng trong bối cảnh hiện nay”, tác giả Hoàng Bích Thủy nhìn lại sự nhất quán của Đảng trong chủ trương phát triển đất nước theo hướng nhanh và bền vững, dẫn chiếu thực tế, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp để hoàn thành mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh” thời gian tới.

Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế, nhiều kênh huy động vốn đang phát triển khá đa dạng, như phát hành trái phiếu doanh nghiệp cổ phiếu, song đến nay vốn đầu tư của DN nói riêng và đầu tư phát triển kinh tế vẫn chủ lực là vốn tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng - ngân hàng vẫn còn những hạn chế, khó khăn. Bài viết Tăng trưởng tín dụng và hoạt động ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, tác giả Phạm Trọng Nhơn phân tích làm rõ công tác điều hành tín dụng, cũng như hoạt động ngân hàng trong năm 2022, từ đó, đưa ra một số khuyến nghị góp phần phát triển bền vững nền kinh tế trong năm 2023 và các năm tiếp theo.

Hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) ở Việt Nam đã được Đảng ta chú trọng tại các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội kể từ khi đổi mới đến nay. Đặc biệt kể từ Đại hội VIII đến Đại hội XIII, nhiều chủ trương của Đảng ta về kinh tế đối ngoại được bổ sung và cụ thể hóa hơn. Nhờ đó, hoạt động thu hút vốn ĐTNN ở Việt Nam hiện nay đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, hoạt động này cũng gặp nhiều khó khăn. Bài viếtThu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay: Một số kết quả và khó khăn”, tác giả Nguyễn Thị Kim Hồng sẽ làm rõ một vài thành tựu cơ bản, cũng như khó khăn của hoạt động thu hút vốn ĐTNN ở Việt Nam thời gian qua, từ đó đề xuất một số định hướng, giải pháp để hoạt động này ngày càng hiệu quả hơn.

Cùng với đó, trong số tạp chí kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Hoàng Sỹ Động: Một số đề xuất xác định giá đất theo giá thị trường trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai

Trịnh Trọng Thành: Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam

Nguyễn Quốc Anh: Luật pháp hóa hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Hoàng Bích Thủy: Phát triển kinh tế nhanh và bền vững theo quan điểm của Đảng trong bối cảnh hiện nay

Hoàng Bích Thủy: Phát triển kinh tế nhanh và bền vững theo quan điểm của Đảng trong bối cảnh hiện nay

Phạm Trọng Nhơn: Tăng trưởng tín dụng và hoạt động ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Nguyễn Thị Kim Hồng: Thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay: Một số kết quả và khó khăn

Nguyễn Thị Tuyết Trinh, Nguyễn Thị Hảo: Phát triển kinh tế số ở Việt Nam trong bối cảnh mới

Nguyễn Thị Minh Hạnh, Nguyễn Thị Minh Hằng: Giải pháp tăng thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử

Phạm Văn Minh: Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong bối cảnh hội nhập

Phan Thu Giang: Xuất khẩu của Việt Nam trước xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng

Phạm Tuấn Trung: Giải pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam

Nguyễn Thị Vân Nga, Lê Phương Thảo: Thúc đẩy cung ứng chuối Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc

Trần Đức Duy, Lê Trà My: Công bố thông tin kế toán môi trường: Thực trạng tại các doanh nghiệp nhựa niêm yết ở Việt Nam

Đào Quốc Huy: Ngân hàng Phát triển Việt Nam góp phần phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Đỗ Thị Mai Thơm: Giải pháp phát triển liên kết các DNNVV để tăng cường khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu

Nguyễn Thị Quỳnh Như: Tạo bước đột phá trong lĩnh vực bán lẻ và thương mại điện tử bằng công nghệ thực tế tăng cường

Nguyễn Hoàng Tùng Anh: Xu hướng chuyển dịch lao động, việc làm hậu Covid-19 ở Việt Nam

Bùi Khánh Linh: Chuyển đổi số và vấn đề phát triển nguồn nhân lực số trong trường đại học

Bùi Thanh Tùng: Phát triển thị trường khoa học, công nghệ, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ

Vũ Bảo Trung: Nâng cao chất lượng lập dự toán ngân sách tại Sư đoàn 302 - Quân khu 7

NHÌN RA THẾ GIỚI

Hoàng Triều Hoa: Thực hiện chính sách phúc lợi xã hội cho người cao tuổi ở Nhật Bản và hàm ý cho Việt Nam

Trịnh Thùy Dương: Xây dựng thương hiệu trà Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Nguyễn Thanh Hải, Đoàn Thị Hân: Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Đỗ Thị Minh Ngọc: Giải pháp nâng cao vai trò của chính quyền trong marketing địa phương đối với sự phát triển bền vững du lịch ở tỉnh Ninh Bình

Trần Việt Hoàng, Trần Việt Tiến: Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An: Thực trạng và một số khuyến nghị

Nguyễn Dũng Anh: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển TP. Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính vùng miền Trung

Đặng Thị Hồng Nhung: Phát huy vai trò của tín dụng chính sách góp phần đẩy lùi tín dụng đen trên địa bàn tỉnh An Giang

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Hoang Sy Dong: Some proposals to determine land price based on market value in the process of amending Land Law

Trinh Trong Thanh: Completing state management institutions on the environment in Vietnam

Nguyen Quoc Anh: Legalizing peer-to-peer lending in Vietnam

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Hoang Bich Thuy: Fast and sustainable economic development from the Party’s point of view in the current context

Pham Trong Nhon: Credit growth and banking activities contribute to economic growth

RESEARCH - DISCUSSION

Nguyen Thi Kim Hong: FDI attraction in Vietnam: Some achievements and difficulties

Nguyen Thi Tuyet Trinh, Nguyen Thi Hao: Development of digital economy in Vietnam in the new context

Nguyen Thi Minh Hanh, Nguyen Thi Minh Hang: Schemes to increase tax revenue from e-commerce activities

Pham Van Minh: To boost supporting industries in the integration context

Phan Thu Giang: Vietnam’s exports in the face of increasing trade protectionism

Pham Tuan Trung: Solutions to improve the quality of food hygiene and safety for Vietnam’s agricultural exports

Nguyen Thi Van Nga, Le Phuong Thao: Promoting Vietnamese bananas exported to Chinese market

Tran Duc Duy, Le Tra My: Disclosure of information on environmental accounting: Reality at listed enterprises in the plastics industry in Vietnam

Dao Quoc Huy: Vietnam Development Bank contributes to the development of small and medium-sized enterprises

Do Thi Mai Thom: Solutions to boost the linkages of SMEs to enhance their ability to participate in global value chains

Nguyen Thi Quynh Nhu: Using augmented reality technology to make a breakthrough in retail and e-commerce

Nguyen Hoang Tung Anh: The movement trends of labor and employment in Vietnam in the post COVID-19 pandemic

Bui Khanh Linh: Digital transformation and the issue of developing digital human resources in universities

Bui Thanh Tung: Developing science and technology market to create a driving force for socio-economic growth in the Southeast region

Vu Bao Trung: Improving the quality of budget estimation at Division 302 - Military Region 7

WORLD OUTLOOK

Hoang Trieu Hoa: Implementation of social welfare policies for the elderly in Japan and implications for Vietnam

Trinh Thuy Duong: Building the brands for China’s tea and lessons for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Nguyen Thanh Hai, Doan Thi Han: The control of state budget expenditure through the State Treasury of Da Bac, Hoa Binh province

Do Thi Minh Ngoc: Solutions to enhance the role of the government in local marketing for the sustainable development of tourism in Ninh Binh province

Tran Viet Hoang, Tran Viet Tien: Supporting industry in Nghe An province: Current situation and some recommendations

Nguyen Dung Anh: Some key solutions to turn Da Nang into financial center of the Central region

Dang Thi Hong Nhung: Promoting the role of policy credit to combate black credit in An Giang province

KTDB

© Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư