Tư duy rộng hơn với cấu trúc 7-S trong quản lý

22:51 | 17/04/2020 Print
- Với mong muốn quản lý tổ chức một cách suôn sẻ, thành công, nhiều nhà quản lý luôn tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi: Tổ chức nên tập trung vào nhân tố nào để đạt được hiệu quả cao nhất. Một vài người quan tâm đến yếu tố nội tại một vài người tập trung vào nhân tố bên ngoài và cũng có ý kiến cho rằng kết hợp cả hai sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Trong đó, mô hình với cấu trúc 7-S của McKinsey vẫn đang đứng vững cho đến hôm nay.

Mô hình với cấu trúc 7-S là hình mẫu cho các công ty hiện nay

Mô hình 7-S là gì?

Mô hình 7-S là một mô hình quản lý được phát triển bởi chuyên gia tư vấn kinh doanh Robert H.Waterman.Jr và Tom Peters vào đầu thập niên 1980. Mô hình này được xem là một khung chuẩn trong quản lý và điều hành tổ chức nhằm đạt hiệu quả cao. Nó thường được sử dụng như một công cụ phân tích tổ chức để đánh giá và giám sát các thay đổi trong nội bộ tổ chức

Mô hình 7-S của McKinsey bao gồm 7 yếu tố được chia thành 2 nhóm chính: nhóm yếu tố cứng và nhóm yếu tố mềm. Các nhân tố này cần được kết hợp với nhau để đem lại hiệu quả quản lý tốt nhất cho tổ chức. Trong khi các yếu tố cứng tập trung vào các vấn đề mà doanh nghiệp có thể quản trị được thì các yếu tố mềm lại khó nắm bắt hơn và nó bị ảnh hưởng bởi văn hóa doanh nghiệp

Các yếu tố trong mô hình 7-S

Yếu tố cứng

Các yếu tố cứng trong mô hình 7-S có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các nhà quản trị doanh nghiệp. Chúng dễ xác định và dễ được thay đổi

Chiến lược (Strategy): nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra các chiến lược trong tương lai dựa trên việc áp dụng mô hình 7-S vào quản lý. Để áp dụng được mô hình này, cần phải hiểu rõ sứ mạng, tầm nhìn và các mục tiêu trong tương lai của công ty, biết các tìm hiểu và kết hợp các bộ phận lại với nhau

Cấu trúc (Structure): cấu trúc doanh nghiệp được hình thành từ các thứ bậc, chuỗi chỉ huy, các bộ phận trong công ty, hình thành nên cách doanh nghiệp vận hành. Cấu trú doanh nghiệp sẽ cho biết chi tiết quản lý và trách nhiệm của người lao động

Hệ thống (System): hệ thống doanh nghiệp nói về tất cả các phương pháp hoạt động, quy trình làm việc, thủ tục và các luồng thông tin vào doanh nghiệp

Các yếu tố trong mô hình 7-S

Yếu tố mềm

So với các yếu tố cứng thì các yếu tố mềm khó nắm bắt hơn. Nó khá trừu tượng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như văn hóa doanh nghiệp,

Phong cách (Style): yếu tố này muốn đề cập đến cách mà nhà quản trị quản lý doanh nghiệp, cách chúng ảnh hưởng đến năng suất, hiệu suất làm việc của doanh nghiệp

Giá trị chia sẻ (Shared Values): là các tiêu chuẩn, giá trị, chuẩn mực và giá trị đạo đức doanh nghiệp. Nó có ảnh hưởng đến hành vi, cách cư xử của nhân viên, các nhà quản lý trong công việc. Trong đó, các yếu tố như văn hóa doanh nghiệp, tầm nhìn, sứ mệnh được xem là nhân tố then chốt

Kỹ năng (Skill): yếu tố này bao gồm các kỹ năng của nhà quản trị, kĩ năng của nhân viên. Chúng được xem là kỹ năng sẵn có của doanh nghiệp, có thể được sử dụng trong việc điều chỉnh chiến lược kinh doanh...

Nhân viên (Staff): đội ngũ nhân viên là nòng cốt của một doanh nghiệp. Có được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, năng lực là tài sản mà nhiều doanh nghiệp mong muốn

Yếu tố cứng và yếu tố mềm trong mô hình 7-S tưởng chừng không liên quan đến nhau. Nhưng trên thực tế, chúng có mối liên kết chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau. Để thành công trong quản lý kinh doanh, doanh nghiệp cần biết dung hoàn 2 yếu tố này với nhau.

Hà Mi

© Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư