Xuất khẩu nắm bắt cơ hội lớn từ TPP và AEC

14:02 | 08/01/2016 Print
- Vấn đề xuất- nhập khẩu hàng hóa gặp không ít khó khăn do bất đồng văn hóa, ngôn ngữ, thị trường, nhà cung cấp đều mới.

Nhà nhập khẩu kêu khó khi mua hàng từ Việt Nam

Các doanh nghiệp phần đông đều nghĩ việc bán hàng mới khó còn mua hàng lại là vấn đề dễ dàng. Chỉ cần chúng ta ngỏ ý mua là sẽ có rất nhiều nhà cung cấp nhảy vào bán. Thế nhưng, rất nhiều nhà nhập khẩu từ các nước trên thế giới than thở rằng: Họ gặp vô vàn khó khăn khi mua hàng từ Việt Nam và nhất là những người mới đặt chân vào thị trường nước ta, không biết đường đi nước bước.

Điển hình như trường hợp Anh Datta, nhà nhập khẩu đại diện cho công ty Ruchi International Trading LLC đến từ UAE (Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống nhất) tìm được nguồn cung than giá rẻ, chất lượng cao tại Việt Nam. Anh tìm cách mua để bán sang Dubai, nhưng mất tới hai tháng vẫn chẳng tìm được nhà cung cấp nào. Datta tâm sự: "Việt Nam xa xôi và mới mẻ quá, tôi chẳng biết tìm các nhà cung cấp ở đâu, chẳng biết nhà cung cấp nào tốt. Chúng tôi dự trù sẽ dành công sức tại đây." Phải mất rất nhiều thời gian cho đến khi tìm thấy VIETGO (chuyên cung cấp, tư vấn và đồng hành cùng doanh nghiệp nước ngoài trong việc tìm đối tác và ký hợp đồng xuất khẩu tại Việt Nam) và được giới thiệu 3 nhà cung cấp than. Tuy nhiên để làm việc với nhà cung cấp Việt là một việc khó khăn khi ngoài nguồn than tốt, họ chẳng biết gì về xuất nhập khẩu.

"Làm cái gì họ cũng bảo để tôi hỏi VIETGO, họ hầu như chẳng biết gì cả, nhưng cũng may VIETGO có thể giải quyết được những thiếu hụt này, tư vấn cho họ từ cách gửi hàng mẫu đến cách đàm phán, liên hệ và mặc cả giá tàu, nói chung rất chu đáo cho tới khi hàng đến được tay chúng tôi”.

(Từ trái qua) Anh Kuma đồng nghiệp của Datta tại công ty Ruchi, chị Thủy, giám đốc Cty Xuất Nhập Khẩu Vạn Hoa - một thành viên của VIETGO Global Traders Network, Anh Datta, anh Tuấn Việt, Giám đốc VIETGO, Nasil đồng nghiệp của Datta.

Nhiều thương nhân khác vẫn thích tìm đến VIETGO khi vừa đặt chân tới Việt Nam. "Đây như một điểm dừng cho chúng tôi khi vừa tới 1 đất nước xa lạ. VIETGO quen thuộc, chân thành và nhiệt tình," ông Woo, một người Mỹ gốc Hàn, giám đốc công ty A... Woo Trading chia sẻ. Qua VIETGO, ông đã mua được rất nhiều mặt hàng ưng ý, gần đây nhất là lô hàng 17.000 cây gỗ bạch đàn mua từ Cty SHT Toàn Cầu, một nhà cung cấp rất năng động trong mạng lưới của VIETGO. Ông cho biết lô gỗ chất lượng tốt khiến người mua của ông hài lòng. Ông còn tin tưởng tới mức viết thư ủy quyền cho VIETGO làm đại diện thương mại tại Việt Nam để giúp ông nhập một số loại khoáng sản như Ferrosilic (FeSi), Titandioxit (TiO2) và các loại hàng hóa khác.

Một trong những rào cản lớn nhất giữa thương nhân Nhật Bản cũng như thương nhân các nước khác với nhà cung cấp Việt Nam chính là ngôn ngữ. Rất ít đối tác Việt nói được tiếng Anh, còn người mua từ một số nước ít sử dụng tiếng Anh. Ví dụ người Nhật, họ sử dụng tiếng Nhật là chủ yếu. Tiếng Anh của chúng họ không tốt nên họ cần những đối tác biết tiếng Nhật hoặc tiếng Anh phải thật sự tốt. VIETGO đem đến một đội ngũ nhân viên tư vấn rất tốt, không chỉ giao tiếp lưu loát tiếng Anh mà còn am hiểu về từng loại hàng hóa, rành rọt về nghiệp vụ xuất khẩu. Chính điều đó tạo nên niềm tin cho các khách hàng lựa chọn làm việc với VIETGO, thậm chí còn giới thiệu thêm khách hàng cho công ty. Đó cũng là chia sẻ của các khách hàng, thương nhân từ nước ngoài.

Thương nhân Việt than khó khi xuất nhập khẩu với đối tác nước ngoài

Trong khi các nhà buôn nước ngoài gặp khó khăn trong việc tiếp cận với thị trường Việt Nam thì nhà cung cấp trong nước cũng vất vả không kém, bơ vơ, bỡ ngỡ và bị lừa y như vậy.

Anh S, giám đốc cty SHT kể lại một giao dịch nhập khẩu khiến anh thiệt hại hàng trăm triệu hồi năm kia. Anh đặt mua nhựa LDPE tỷ lệ 98/2 từ đối tác Hàn Quốc, nhưng khi nhận hàng về, mở container ra toàn rác. Ngoài túi nilon bẩn, người bán còn nhồi nhét thêm rất nhiều dây rợ, nhựa phế thải cho đủ trọng lượng. Tiền đã trả, anh S vừa không nhận được hàng như trong hợp đồng lại vừa mất công thuê người vứt rác. Anh S khiếu kiện, người bán bảo để từ từ trừ vào các lô hàng sau, nhưng sau cùng họ bảo anh: "Đi mà kiện!".

Còn anh D, giám đốc Cty HD... có trụ sở tại Thanh Hóa thì suýt chút nữa mất mấy nghìn đô với đối tác Benin - Châu Phi. Họ ký hợp đồng với anh mua hơn 1.500 tấn than, trị giá gần 1 triệu đô la, tuy nhiên yêu cầu anh đóng trước hơn 3.000 đô để nhận được tiền đặt cọc. Anh cũng định đóng vì hợp đồng ấy quá lớn và giá tốt, nhưng các chuyên viên tư vấn VIETGO kiên quyết ngăn anh lại. Theo VIETGO, có một nguyên tắc mà các nhà cung phải nhớ: "Người bán luôn nhận tiền từ người mua chứ không bao giờ được chuyển cho người mua, trừ khi không làm được hàng và trả lại tiền cọc". Sau thời gian ngắn, cơ quan chức năng đã xác định đối tượng Châu Phi này là lừa đảo.

Dù người mua hay người bán, trong giao thương quốc tế đều có nguy cơ bị lừa như nhau. Vì lẫn lộn trong những thương nhân chân chính là không ít kẻ lừa đảo. Nguy cơ này được giảm thiểu khi có một bên thứ ba thẩm định uy tín và chất lượng. VIETGO với kinh nghiệm 10 năm hoạt động và mạng lưới hơn hai mươi nghìn khách hàng từ khắp nơi trên thế giới có thể giúp cả người mua lẫn người bán thẩm định lẫn nhau, khớp nối giao dịch giữa các thương nhân và nhà sản xuất chân chính.

Nhiều vị khách thân thiết mỗi khi đến Việt Nam đều ghé thăm VIETGO, đôi khi chỉ để tặng cho chuyên viên tư vấn thường xuyên tiếp xúc với họ một món quà lưu niệm và thông báo vẫn đang giao dịch tốt với nhà cung cấp mà VIETGO giới thiệu.

Có những khách mua đi mua lại nhiều lần nhưng lần nào cũng muốn VIETGO thẩm định giúp hàng hoá, đi thăm hộ nhà xưởng. Có những khách bẵng đi một thời gian không liên lạc nhưng một ngày đẹp trời lại gọi điện hoặc gửi mail cho VIETGO nhờ tìm nhà cung cấp mới.

Về phía những doanh nghiệp Việt, không ít lần chuyên viên tư vấn VIETGO bị gọi dậy lúc nửa đêm. Đơn giản là vì nhà cung cấp đang giao dịch với khách (do chênh lệch múi giờ), có việc cần tư vấn ngay lập tức để trả lời cho phù hợp. Chuyên viên tư vấn luôn vui vẻ không nề hà hỗ trợ. Nhận được những chuyến viếng thăm, những cuộc điện thoại như vậy, VIETGO rất vui mừng và có thêm động lực từng bước trở thành mạng lưới kết nối thương nhân toàn cầu, giúp doanh nghiệp Việt Nam rộng đường vươn ra thế giới, ngày càng giàu có và thịnh vượng./.

Châu Anh

© Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư