eMagazine
Bài 2: Chiến lược chính sách quốc gia: Không lãng phí “nguồn nhân lực vàng” cho công nghệ trí tuệ nhân tạo

14:45 | 04/05/2024

Tính đến cuối năm 2023, Việt Nam có số dân trên 100 triệu người, là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines) và đứng thứ 15 trên thế giới. Theo Tổng cục Thống kê, trong cả nước vẫn còn 38 triệu lao động chưa qua đào tạo. Cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI) mang đến cơ hội cho tất cả các quốc gia, nên các chính phủ phải phát triển cơ sở hạ tầng AI, lực lượng lao động AI và thiết lập khung pháp lý cho AI. Bài toán của Chính phủ đang thúc đẩy đào tạo 50.000 kỹ sư ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030. Trong đó, có 15.000 kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn, với mức đầu tư khoảng 26.000 t đồng, tương đương 1 t USD.

Bài 2: Chiến lược chính sách quốc gia: Không lãng phí “nguồn nhân lực vàng” cho công nghệ trí tuệ nhân tạo

Bài 2: Chiến lược chính sách quốc gia: Không lãng phí “nguồn nhân lực vàng” cho công nghệ trí tuệ nhân tạo

Tính đến cuối năm 2023, Việt Nam có số dân trên 100 triệu người, là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines) và đứng thứ 15 trên thế giới. Theo Tổng cục Thống kê, trong cả nước vẫn còn 38 triệu lao động chưa qua đào tạo. Cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI) mang đến cơ hội cho tất cả các quốc gia, nên các chính phủ phải phát triển cơ sở hạ tầng AI, lực lượng lao động AI và thiết lập khung pháp lý cho AI. Bài toán của Chính phủ đang thúc đẩy đào tạo 50.000 kỹ sư ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030. Trong đó, có 15.000 kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn, với mức đầu tư khoảng 26.000 t đồng, tương đương 1 t USD.

Chuyên gia Nguyễn Thy Nga, Viện trưởng Viện Quản trị Chính sách và Chiến lược phát triển – Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã trao đổi với Tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco Hoàng Anh Tuấn về Chiến lược phát triển Việt Nam trong kỷ nguyên AI.

Tổng lãnh sự Hoàng Anh Tuấn đã có nhiều đóng góp trong việc tiếp cận, vận động, thu hút nguồn vốn đầu tư từ các định chế tài chính, các quỹ đầu tư, các tập đoàn lớn của Mỹ để giới thiệu, xúc tiến đầu tư vào các dự án quốc gia Việt Nam. Đặc biệt, Tổng lãnh sự vừa góp công lớn vào thành tựu đưa NVIDIA về Việt Nam, người quan trọng trong kết nối nâng tầm Việt Nam trong cuộc đua AI toàn cầu.

Cuộc trao đổi thuộc chuỗi đối thoại Vòng Tròn Chính Sách là chương trình phối hợp giữa Đề án Chiến lược Phát triển Việt Nam và Đề án Từ Chính sách ra Cuộc sống. Đây là cuộc đối thoại độc quyền và duy nhất của Tổng lãnh sự trong hoạt động kết nối NVIDIA về Việt Nam thời gian qua.

Việt Nam sẵn sàng thay đổi và đón nhận sự thay đổi, đặt ra thời hạn để đột phá. Giải pháp của Chính phủ là đồng bộ chính sách chiến lược quốc gia về AI, đẩy mạnh truyền thông thúc đẩy Từ chính sách ra Cuộc sống từ lãnh đạo Chính phủ, đến lãnh đạo địa phương, lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp, các viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức trung gian và các cơ quan truyền thông, báo chí.

Bài 2: Chiến lược chính sách quốc gia: Không lãng phí “nguồn nhân lực vàng” cho công nghệ trí tuệ nhân tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông JenSen Huang, CEO NVIDIA. Ảnh VGP

Bài 2: Chiến lược chính sách quốc gia: Không lãng phí “nguồn nhân lực vàng” cho công nghệ trí tuệ nhân tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính từng nhận định: “Làm tốt công tác truyền thông chính sách sẽ mở ra những nguồn lực lớn, tạo nên sức mạnh lớn, hiệu quả cao trong xây dựng, thực hiện các chính sách. Truyền thông chính sách tốt là giải pháp quan trọng, để đưa chính sách pháp luật vào cuộc sống và mang hơi thở cuộc sống vào quá trình xây dựng chính sách, công tác truyền thông chính sách được đặt ở vị trí quan trọng; ngày càng khoa học; chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ, phương thức truyền thông mới được đẩy mạnh để điều tiết, định hướng thông tin, dư luận; tăng cường thông tin chính thống kịp thời, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thông tin xấu, độc, góp phần ổn định xã hội, tâm lý người dân, tăng cường niềm tin vào Đảng, Nhà nước”.

Ông Hoàng Anh Tuấn: “Cần thấy rằng, AI không phải là công nghệ bình thường, mà liên quan đến sức mạnh kinh tế, an ninh quốc gia, quốc phòng và vị thế của quốc gia. Do đó, tôi thấy cần có thông tin tuyên truyền rộng rãi, đặc biệt là các lợi ích của AI trong ứng dụng thực tế, để người dân thấy được AI không còn là cái gì đó viển vông nữa, mà trên thế giới người ta đã làm rồi, các quốc gia khác và chính mình cũng đã và đang áp dụng rồi.”

Bà Nguyễn Thy Nga: Làm thế nào để người dân và doanh nghiệp, hay là lãnh đạo của từng địa phương thấy bức tranh tổng thể của một chính sách. Chúng ta qua các giai đoạn phát triển chính sách liên quan đến Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bây giờ chúng ta đi vào cuộc đua AI. Bức tranh tổng thể của những chính sách này liên quan đến chính sách khác như thế nào? Sự liên kết giữa những chủ thể chung như: truyền thông chính sách, thu hút và phát triển nguồn nhân lực, liên kết nguồn lực trí tuệ quốc tế về Việt Nam, thu hút đầu tư nước ngoài như thế nào? Chúng ta vẫn thiếu bức tranh tổng thể Chiến lược quốc gia để liên kết các nguồn lực, theo ông tại Việt Nam hiện nay người dân, doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư quốc tế có thể nhìn vào đâu để thấy được tổng thể chính sách phát triển AI?

Ông Hoàng Anh Tuấn: Từ kinh nghiệm của các quốc gia, tôi thấy rằng, họ cũng có những cái thiếu đồng bộ đấy chứ không phải chỉ là câu chuyện của Việt Nam. Mỹ cũng thế, họ cũng thiếu sự gắn kết giữa từng tiểu bang, chiến lược của các công ty với chiến lược quốc gia của họ cũng có sự khác biệt, xung khắc và thiếu đồng bộ chứ không phải mọi việc đều đi cùng một hướng. Ở quy mô quốc gia, thì Chính phủ phải đóng vai trò là bà đỡ về mặt chính sách, bà đỡ ở đây là tập hợp các bộ, ngành, các công ty lại với nhau để cùng thống nhất, cùng hành động. Việt Nam đang xây dựng trung tâm dữ liệu quốc gia. Trung tâm này là nguồn lực của quốc gia, nguồn lực dữ liệu này cần phải được chia sẻ, nhằm thúc đẩy sự phát triển của từng bộ, ngành, từng doanh nghiệp.

Bài 2: Chiến lược chính sách quốc gia: Không lãng phí “nguồn nhân lực vàng” cho công nghệ trí tuệ nhân tạo

Ở phạm vi quốc gia, trên các tầng chính sách là chiến lược của quốc gia. Trên cơ sở chiến lược quốc gia, các địa phương, các doanh nghiệp phải chủ động xây dựng chính sách phát triển và chiến lược phát triển dựa trên chiến lược chung đó. Nhà nước và Chính phủ không thể làm thay được, vì mỗi bộ, ngành, doanh nghiệp có đặc thù riêng. Việc xây dựng chiến lược phát triển của địa phương, bộ ngành, doanh nghiệp phải căn cứ vào nguồn lực, nhu cầu của họ, vì họ sát với người dân hơn và biết được nhu cầu thực. Kinh nghiệm của các quốc gia ở khu vực và trên thế giới là như vậy, tức là các doanh nghiệp, địa phương, bộ, ngành có thể có chiến lược và chính sách riêng, nhưng lại không trái với bức tranh tổng thể của chính sách và chiến lược chung trên phạm vi quốc gia.

Bài 2: Chiến lược chính sách quốc gia: Không lãng phí “nguồn nhân lực vàng” cho công nghệ trí tuệ nhân tạoThủ tướng Phạm Minh Chính và ông JenSen Huang, CEO NVIDIA. Ảnh VGP

Bà Nguyễn Thy Nga: Thế giới hiện nay là thế giới siêu kết nối, người kết nối đứng sau những hợp tác giá trị luôn được các đối tác tìm đến để hy vọng phát triển và lan tỏa thành tựu. Ngoại giao Việt Nam đã nỗ lực cùng Chính phủ và doanh nghiệp thúc đẩy quá trình liên kết để có một kết quả như hiện tại, ông có thể cho biết một người kết nối hợp tác quốc tế cần yếu tố gì để đạt được thành công?

Ông Hoàng Anh Tuấn: Tôi đóng vai trò là người kết nối, hay còn gọi là bà mối. Đối với NVIDIA, thì việc của mình là phải truyền được những thông điệp sâu về thể mạnh của Việt Nam tới lãnh đạo cao nhất của họ:

Thứ nhất, là Việt Nam có những tiềm năng và tiềm năng ở đây là tiềm năng thật, tiềm năng có thể hiện thực hóa.

Thứ hai, để cho họ thấy được khi làm việc với Việt Nam thì họ có lợi. Đối với bất kỳ công ty nào khi làm ăn với Việt Nam, mà họ thấy không có lợi thì chắc chắn họ sẽ không làm.

Thứ ba, là phải làm cho họ thấy được quyết tâm cao nhất của lãnh đạo Chính phủ, quyết tâm cao nhất của lãnh đạo các công ty, tức các đối tác của NVIDIA, vì khi họ vào đầu tư, làm ăn ở Việt Nam, thì họ cần phải có đối tác và chính những đối tác Việt Nam có quyết tâm cao sẽ là những người đồng hành cùng với NVIDIA đi đến thành công.

Đấy là công việc của “bà mối”, tức khi chuyển thông tin từ phía Việt Nam cho họ, thì họ phải cảm nhận được đây là đối tác hấp dẫn và rất đáng để đầu tư và đồng hành.

Đối với Việt Nam, thì chúng ta phải thế hiện quyết tâm qua các cam kết về chính sách của Chính phủ và hành động của từng địa phương, các doanh nghiệp.

Bài 2: Chiến lược chính sách quốc gia: Không lãng phí “nguồn nhân lực vàng” cho công nghệ trí tuệ nhân tạo

Bà Nguyễn Thy Nga: Trong các hoạt động phát triển đối tác quốc tế, những định hướng từ các hoạt động ngoại giao kinh tế đang mang tính tiên phong và gợi mở rất nhiều cho bức tranh phát triển của Việt Nam. Với sự kết nối NVIDIA và các tập đoàn công nghệ lớn đến Việt Nam thời gian qua, NVIDIA đi khảo sát 3 địa phương, nhưng con số ấy chưa dừng lại mà có nhiều địa phương hơn nữa, nhiều doanh nghiệp hơn nữa sẽ đến với Việt Nam và có nhiều tỉnh, thành hơn nữa được đón những tinh hoa như ông đang kết nối về Việt Nam ví dụ như: Bình Dương, Quảng Ninh, Nghệ An..., những tỉnh, thành trong thời gian vừa qua đã thu hút được rất nhiều vốn đầu tư nước ngoài, nhất là bối cảnh từ ngày 01/01/2024, Việt Nam tham gia thuế suất tối thiểu toàn cầu. Chúng ta kỳ vọng sẽ có nhiều hợp tác quốc tế gia trị trong thời gian sắp tới, vậy một thông điệp để các tỉnh, thành Việt Nam về việc đón nhận làn sóng AI có thể là gì?

Ông Hoàng Anh Tuấn: Ngoài những thông tin mà tôi chia sẻ, thì tôi thấy chúng ta đang có cơ hội rất lớn để bứt phá và phát triển dựa trên công nghệ, dựa trên AI. Sự phát triển của chúng ta không chỉ nên dựa trên những nỗ lực của mình, mà chúng ta cần phải đồng hành, đứng trên vai những người khổng lồ để tạo đà, bứt phá và cất cánh. Chúng ta cần phải thông tin, tuyên truyền mạnh hơn về những ích lợi của AI. Muốn vậy thì chúng ta phải có chiến lược quốc gia. Thực ra, chiến lược quốc gia phát triển AI chúng ta đã có rồi, được thông qua từ năm 2021, nhưng cũng cần phải có những cập nhật thường xuyên, vì AI phát triển rất nhanh chóng, việc cập nhật thường xuyên sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn thế giới họ đang làm gì, tiến được bao xa để có sự điều chỉnh cho phù hợp. Khác với các chiến lược khác có thể không cần cập nhật nhiều, nhưng riêng về AI, thì cần phải được cập nhật thường xuyên vì công nghệ AI phát triển quá nhanh. Từ góc độ của mình, chúng tôi thấy chúng tôi đang cố gắng làm tốt và vẫn cần phải cố gắng để làm tốt hơn nữa. Chúng ta không chỉ có tiềm năng mà còn có sức mạnh thực sự để chúng ta hành động. Vấn đề làm sao để tiềm năng ấy thành hiện thực, đó là phụ thuộc vào các bạn và đồng hành cùng chúng tôi và chúng ta cùng nhau tạo ra một Vòng Tròn Chính Sách để mọi người thấu hiểu chính sách, xây dựng một chính sách chất lượng và có hiệu quả, đưa chính sách đấy đi vào cuộc sống và biến chính sách thành hiện thực.

Bài 2: Chiến lược chính sách quốc gia: Không lãng phí “nguồn nhân lực vàng” cho công nghệ trí tuệ nhân tạo

Vòng tròn Chính sách là Chương trình triển khai đa nền tảng và host bởi Chuyên gia chính sách Nguyễn Thy Nga. Chương trình gồm các đối thoại vĩ mô, phối hợp giữa Đề án Từ Chính sách ra Cuộc sống và Đề án Chiến lược phát triển Việt Nam, nhằm liên kết những chuyên gia cao cấp, các đơn vị uy tín, có năng lực hội tụ nguồn lực xã hội và nguồn lực tổ chức các hoạt động phối hợp công - tư, chủ động tham gia, hỗ trợ nguồn lực vào quá trình dự thảo chiến lược chính sách.

Bài 2: Chiến lược chính sách quốc gia: Không lãng phí “nguồn nhân lực vàng” cho công nghệ trí tuệ nhân tạo

Bài 2: Chiến lược chính sách quốc gia: Không lãng phí “nguồn nhân lực vàng” cho công nghệ trí tuệ nhân tạo

TỪ HỢP TÁC VỚI GÃ KHỔNG LỒ CÔNG NGHỆ BÁN DẪN HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI ĐẾN GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG AI TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH QUỐC GIA

Về vấn đề tuyên truyền chính sách, trong cuộc trao đổi độc quyền cùng Chuyên gia Đổi mới sáng tạo và truyền thông chính sách Nguyễn Thy Nga, Chủ nhiệm “Đề án Từ chính sách ra cuộc sống”, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cũng đã có những thông điệp gửi bộ ngành, địa phương.

Chuyên gia Nguyễn Thy Nga: một vấn đề là cần lan tỏa một cách mạnh mẽ hơn nữa tinh thần của Từ Chính sách và của lãnh đạo đứng đầu, các bộ, ngành của khối Chính phủ đến người dân, từ đó các địa phương có thể hiểu rõ hơn các tư tưởng lớn, các thông điệp mà Chính phủ đã đưa ra, Chính phủ có những chỉ đạo gì để đôn đốc, thay đổi?

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Gửi các b, ngành, địa phương:

Tập trung triển khai thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, trọng tâm là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá xếp hạng cuối năm đối với tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu.

Triển khai kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ; xác định thứ tự ưu tiên, phân công, phân nhiệm rõ ràng đối với cá nhân từng đồng chí lãnh đạo bộ, ngành, địa phương trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện. Các bộ, ngành theo nhiệm vụ được giao phải hoàn thành ngay việc ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện, bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương trong theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, khu vực, chủ động phân tích, dự báo; kịp thời thực hiện các giải pháp phù hợp ứng phó với các vấn đề phát sinh; điều hành linh hoạt đồng bộ, phối hợp chặt chẽ các công cụ chính sách để góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Bài 2: Chiến lược chính sách quốc gia: Không lãng phí “nguồn nhân lực vàng” cho công nghệ trí tuệ nhân tạo

Bà Nguyễn Thy Nga: Truyền thông chính sách trong nước cần được cung cấp thông tin quốc tế, từ góc độ ngoại giao kinh tế, ngoại giao công nghệ, Tổng lãnh sự có giải pháp phát triển gì cho Viện Quản trị Chính sách đối với Từ Chính sách ra cuộc sống và cá nhân tôi, chủ nhiệm đề án Quốc gia đã 5 năm nay tiên phong nghiên cứu truyền thông chính sách dựa trên cơ sở dữ liệu và ứng dụng AI?

Ông Hoàng Anh Tuấn: Tôi rất hoan nghênh sự chủ động kết nối của Viện Quản trị Chính sách. Việc này không chỉ tốt cho Viện hay cho cá nhân bà, mà còn giúp cho chúng tôi có cơ hội truyền tải công việc chúng tôi đang làm đến người dân, đến doanh nghiệp và cho xã hội. Tôi nghĩ rằng, những việc như thế này cần được lan tỏa. Các nhà ngoại giao ở nước ngoài cần sự phối hợp tốt và chặt chẽ hơn với Viện Quản trị Chính sách, như lúc trước tôi đã đề cập là làm sao để mọi người nắm được thông tin, diễn biến về sự phát triển công nghệ ở nước ngoài, về sự phát triển AI. Các thông tin này đến được càng nhiều người dân, thì càng tốt, để họ biết được những ích lợi và từ đó tạo ra thay đổi. Ngoài ra, trong các lần tới, khi thu xếp cho các doanh nghiệp nước ngoài về Việt Nam làm việc, thì ngoài việc tiếp xúc, gặp gỡ các lãnh đạo chính phủ, địa phương và doanh nghiệp, thì chúng tôi sẽ cố gắng làm tốt về mặt truyền thông, kết nối họ với Viện Quản trị Chính sách để cùng tạo ra tiếng nói chung. Không chỉ chúng tôi nói về công việc, mà chúng tôi đang làm, mà chính các doanh nghiệp nước ngoài nói về hợp tác tại Việt Nam để chúng tôi biết được mình có những điểm mạnh gì và còn những điểm gì mà chúng tôi cần hoàn thiện tốt hơn. Tôi cho rằng, đó cũng là giải pháp mà Tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco sẽ đồng hành, hợp tác cùng Viện Quản trị Chính Sách trong thời gian tới.

Bà Nguyễn Thy Nga: Việt Nam đã có chính sách thúc đẩy những tổ chức trung gian và các đơn vị phát triển thị trường khoa học công nghệ, tuy nhiên kết quả hợp tác chưa nhiều như kỳ vọng. Chúng ta cần tăng cường những bà mối có thể liên kết nhiều chiều. Ví dụ như ông với vai trò là Tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco, thì ở Việt Nam sẽ phải có nhiều đơn vị đón nguồn thông tin mà ông và nhiều nhà ngoại giao khác đang tiếp xúc, làm việc. Với Chiến lược phát triển Việt Nam mạng lưới kết nối của khoa học và doanh nhân, Viện Quản trị Chính sách trực thuộc Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, tôi cũng đang nỗ lực đến công tác truyền thông chính sách, làm sao để thông điệp của Chính phủ có thể truyền đến địa phương, mang được đúng tư duy hành động địa phương, tầm nhìn quốc gia và xu hướng toàn cầu. Tổng lãnh sự có yêu cầu gì cho kết nối khoa học và doanh nhân ở trong nước, để có thể đón nhận những cơ hội tốt nhất từ ngoại giao kinh tế?

Ông Hoàng Anh Tuấn: Ngoại giao kinh tế của Việt Nam đang có những chuyển hướng tích cực, chứ không còn là ngoại giao kinh tế chung chung nữa, mà đi vào chiều sâu như ngoại giao công nghệ. Và ngay cả công nghệ cũng không chỉ nói chung chung, mà phải cụ thể là AI, vì đây là công nghệ mũi nhọn, công nghệ tạo ra bước đột phá về phát triển. Như vậy, các nhà ngoại giao Việt Nam ở các địa bàn khác nhau thuộc vào địa bàn mình quản lý và phụ trách cũng đang có những chuyển hướng rất nhanh cùng các doanh nghiệp trong nước thúc đẩy ngoại giao kinh tế, thúc đẩy ngoại giao công nghệ. Mục tiêu là làm sao để đất nước mình phát triển nhanh, làm sao để các công ty nước ngoài tăng cường hợp tác với các đối tác Việt Nam.

Bà Nguyễn Thy Nga: Quay trở lại về cơ hội thu hút đầu tư quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng trên 100 triệu dân (cơ cấu dân số vàng chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong lịch sử nhân khẩu học), nhiều quốc gia đã tận dụng được cơ hội này để bứt phá, phát triển nhanh. Tất cả các nước công nghiệp mới ở châu Á đều cất cánh bay lên nhờ đã tận dụng thành công giai đoạn cơ cấu dân số vàng. Tuy nhiên, cũng không ít quốc gia đã bỏ lỡ, chìm sâu trong bẫy thu nhập trung bình. Hơn bao giờ hết đây là giai đoạn chúng ta cùng quyết liệt ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thúc đẩy nghiên cứu, truyền thông chính sách quốc gia, tạo động lực đột phá cho đổi mới mô hình tăng trưởng, tất cả cùng chung tay để tạo nên một Việt Nam hội nhập, như mục tiêu của Chính phủ đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

Bài 2: Chiến lược chính sách quốc gia: Không lãng phí “nguồn nhân lực vàng” cho công nghệ trí tuệ nhân tạo

GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ AI THÚC ĐẨY NGHIÊN CỨU VÀ TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH QUỐC GIA

Trích tài liệu đào tạo Nhà nước đặt hàng Chủ biên Chuyên gia Nguyễn Thy Nga, Chủ nhiệm Đề án Từ Chính sách ra Cuộc sống, Viện trưởng Viện Quản trị Chính sách và Chiến lược phát triển Việt Nam

AI đã và đang được sử dụng rất nhiều trong hoạt động truyền thông báo chí, từ việc phát hiện tin, lấy ý kiến người dân, thẩm định thông tin, tương tác với độc giả, kiểm duyệt bình luận, phân tích tổng hợp dữ liệu khảo sát, sản xuất video, cho đến viết tin bài tự động, MC ảo, trường quay ảo… AI có thể mang lại rất nhiều lợi ích để nâng cao chất lượng truyền thông chính sách thông qua công nghệ phát triển thiết bị thông minh bằng điều khiển giọng nói. Cần tăng cường sản xuất viral video, sản phẩm phát thanh audio podcast, các công nghệ sử dụng AI để làm bản tin tự động, chuyển đổi giọng nói thành văn bản… Phát triển kế hoạch truyền thông chính sách trên các sản phẩm thông minh như: loa, thiết bị đeo trên người, thiết bị IOT (kết nối vạn vật), hoặc các công nghệ có tiềm năng trong tương lai như thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), mixed reality…

Trực tiếp thu thập dữ liệu người dân doanh nghiệp thông qua các khảo sát, nghiên cứu

Dữ liệu trực tiếp là nguồn nội dung quan trọng để phát triển truyền thông chính sách. Chiến lược thu thập dữ liệu sẽ giúp các cơ quan truyền thông chính sách xác định rõ đối tượng khảo sát, từ đó mở ra các cơ hội để cải thiện chất lượng truyền thông, trải nghiệm người dân, doanh nghiệp, đồng thời tạo ra những phân khúc hấp dẫn các cơ quan mua dữ liệu và các tài nguyên số. Ngoài xây dựng nội dung hấp dẫn có thể thu hút người dân, doanh nghiệp truy cập trực tiếp và đăng ký trên các hệ thống digital, thì cần cần đầu tư vào các hệ thống công nghệ để thu thập và phân loại dữ liệu từ khảo sát, nghiên cứu.

Phát triển truyền thông chính sách trên các mạng xã hội không chỉ là Facebook và YouTube (còn rất nhiều kênh thu hút đông đảo giới trẻ như: TikTok, Snapchat…) và hoàn toàn chưa hiện diện ở hình thức OTT hoặc ứng dụng messaging (WhatsApp, Viber, Zalo…) thu thập lượng thông tin lớn hơn và cá nhân hóa các thông tin theo nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, giảm bớt sức lao động cho các nhân viên truyền thông, phóng viên, báo chí và giúp họ có thời gian tập trung vào những chủ đề lớn và các cơ quan truyền thông chính sách không cần nhiều nhân lực.

Quy trình sản xuất thông tin truyền thông chính sách theo phương thức tích hợp, tổ chức nội dung thống nhất (bao gồm cả định hướng về mặt chính trị) nhưng cách thức thể hiện linh hoạt và phù hợp với từng nền tảng, từng nhóm đối tượng. Một số cơ quan báo chí lớn trên thế giới còn có hình thức cung cấp thông tin lên bảng điện tử công cộng, cung cấp thông tin tới các thiết bị máy trạm cho các đối tượng hoạt động trong môi trường đặc biệt (ngư dân ngoài khơi, công nhân ở vùng sâu vùng xa, hàng không…).

Bài 2: Chiến lược chính sách quốc gia: Không lãng phí “nguồn nhân lực vàng” cho công nghệ trí tuệ nhân tạo

Sử dụng tối đa các công cụ đo lường và phân tích

Các công cụ đo lường và phân tích (bao gồm cả các công cụ đo lường của quốc tế sử dụng trong nội bộ các cơ quan truyền thông chính sách, các công cụ đặc biệt có thể tạo dashboard tới từng chuyên gia, phóng viên, biên tập viên và hệ thống áp dụng chung, để các cơ quan đánh giá độc lập có thể theo dõi và xếp hạng). Để truyền thông chính sách hiệu quả cần phải sử dụng những công cụ đo được những hình thức tiếp cận nào đang hoạt động hiệu quả hoặc không hiệu quả, những công nghệ truyền thông nào thu hút được người dân, doanh nghiệp, cách thức họ tương tác với những thông tin nhất định. Một số những công cụ đo lương hiệu quả như Google Analytics, đo lường lượng traffic theo tuần/tháng/quý/năm. Tthời điểm nào trong tuần có lượng truy cập cao nhất, có bao nhiêu khách hàng truy cập bằng thiết bị di động, laptop và máy tính để bàn, số người tham gia đọc các khảo sát, các nội dung truyền thông chính sách, thời gian đọc trong bao lâu. Tỷ lệ thoát ra khỏi các khảo sát, báo cáo nghiên cứu, các thông điệp truyền thông. Cùng với Google Analytics, Scoop.it là công cụ đo lường website thứ hai được các đơn vị quản lý tác động truyền thông ưa chuộng sử dụng. Scoop.it đo lường được các dữ liệu về lượng khách hàng truy cập vào website, lượt xem, cũng như đánh giá và chia sẻ bài đăng của bạn… Bên cạnh rất nhiều công cụ đo lường hiệu quả truyền thông chính sách, một trong những công cụ đo lường hiệu quả thông điệp truyền thông chính sách mà các cơ quan nên cân nhắc sử dụng đó chính là Chartbeat. Không chỉ đưa ra những dữ liệu quan trọng để đánh giá xem nội dung nào của bạn đang hiệu quả nhất, công cụ đo lường hiệu quả marketing này còn cung cấp những dữ liệu khác về người dùng theo thời gian thực: hành vi của người dân, doanh nghiệp, thời gian dùng trên trang… Điều này vô cùng hữu ích, bởi những nhà quản lý nội dung nhanh chóng phản ứng và tương tác kịp thời với người dùng sau khi đọc các dữ liệu thực.

Bài 2: Chiến lược chính sách quốc gia: Không lãng phí “nguồn nhân lực vàng” cho công nghệ trí tuệ nhân tạo

Nguyễn Thy Nga

Tạp chí Kinh tế và Dự báo 14:45 | 04/05/2024