eMagazine
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thành khối lượng công việc lớn, bảo đảm tiến độ, chất lượng

17:32 | 15/07/2024

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thể hiện vai trò tiên phong, chủ động đề xuất cải cách, đổi mới hướng tới mục tiêu tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thành khối lượng công việc lớn, bảo đảm tiến độ, chất lượng

Bộ đã thể hiện vai trò tiên phong, chủ động đề xuất cải cách, đổi mới hướng tới mục tiêu tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Hội nghị
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu khai mạc Hội nghị

Thể hiện vai trò tiên phong, chủ động đề xuất cải cách, đổi mới

Báo cáo tại Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 diễn ra chiều ngày 15/7/2024, Chánh văn phòng Bộ Bùi Anh Tuấn cho biết, với vị trí, vai trò là cơ quan tham mưu tổng hợp, chiến lược của Đảng và Nhà nước, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã không ngừng nỗ lực, quyết tâm, phấn đấu hoàn thành khối lượng công việc lớn, bảo đảm tiến độ, chất lượng, trong đó phần lớn là các việc quan trọng của nền kinh tế.

Theo Báo cáo, trong 6 tháng đầu năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền: 04 Nghị quyết của Quốc hội, 04 Nghị định của Chính phủ (hiện đang trình 07 Nghị định chờ ban hành), 04 Nghị quyết của Chính phủ, 01 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, 09 Thông tư của Bộ trưởng; làm cơ quan thường trực hoặc giữ vai trò chủ trì, đầu mối tổng hợp của Tổ công tác liên Bộ về phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô, Tổ công tác về tháo gỡ khó khăn đầu tư kinh doanh, 06 Tổ công tác đôn đốc giải ngân, 26 đoàn công tác của Thành viên Chính phủ về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn, 07 Hội đồng điều phối vùng và nhiều Ban chỉ đạo khác; làm thường trực Hội đồng thẩm định và đã tổ chức thẩm định Chương trình mục tiêu quốc gia, Dự án quan trọng quốc gia; hoàn thành 45 đề án, báo cáo lớn thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư…

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thành khối lượng công việc lớn, bảo đảm tiến độ, chất lượng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thành khối lượng công việc lớn, bảo đảm tiến độ, chất lượng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thành khối lượng công việc lớn, bảo đảm tiến độ, chất lượng
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: MPI

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật luôn được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định là nhiệm vụ trọng tâm, được Bộ trưởng quan tâm và trực tiếp chỉ đạo sát sao, quyết liệt. Trong công tác tham mưu xây dựng thể chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thể hiện vai trò tiên phong, chủ động đề xuất cải cách, đổi mới hướng tới mục tiêu tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao hiệu quả phân bổ, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển; thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh cải cách, nhất là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tăng năng suất lao động, phát triển các mô hình kinh tế mới…

6 tháng đầu năm, Bộ đã hoàn thành nhiệm vụ báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội thông qua 04 Nghị quyết; chủ trì, xây dựng Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Quy hoạch (sửa đổi), Luật Khu công nghiệp, khu kinh tế, Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh, Nghị quyết của Quốc hội về phân cấp ban hành Kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh và Kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2021-2025) cấp tỉnh và nghiên cứu để tham mưu cấp có thẩm quyền sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Bộ cũng đã hoàn thành khối lượng lớn các văn bản trình cấp có thẩm quyền ban hành. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2024, Bộ đã tham mưu, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 11 dự thảo Nghị định (trong đó 04 Nghị định đã được ban hành) và nhiều Nghị quyết, Công điện, Chỉ thị, Quyết định phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành. Các văn bản do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu ban hành đều có chất lượng, bám sát chủ trương của Đảng, Chính phủ, dựa trên căn cứ khoa học, sát với yêu cầu thực tiễn và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Về triển khai xây dựng, điều hành thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công, ngay từ những ngày đầu năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH, dự toán NSNN năm 2024 với 06 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành, 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu và 168 nhiệm vụ cụ thể của các ngành, lĩnh vực. Bộ đã tham mưu các chính sách, giải pháp mới, có tính đột phá trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, sản xuất kinh doanh, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện 03 đột phá chiến lược, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, các ngành công nghiệp mới như chíp, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo…

Nổi bật trong đó, Bộ đã: Báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, tỉnh Nghệ An; Chủ trì tham mưu, trình Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức Hội nghị Hội đồng điều phối các vùng KTXH, Hội nghị lần thứ hai của Ban Chỉ đạo triển khai Nghị quyết số 98/2023/QH15…

Về xây dựng Báo cáo 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2026-2030, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phát huy tốt vai trò là cơ quan thường trực Tổ Biên tập giúp việc cho Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng; chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng nội dung phục vụ các cuộc họp của Tiểu ban, với nhiều tư duy, giải pháp mới, đột phá, lấy phát triển để ổn định, thể hiện tầm nhìn chiến lược cho phát triển. Bộ đã tham mưu, báo cáo Tiểu ban trình Trung ương Đảng, Bộ Chính trị thông qua Đề cương chi tiết Báo cáo 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển KTXH 10 năm (2021 - 2030), phương hướng, nhiệm vụ phát triển KTXH 5 năm giai đoạn 2026 - 2030.

Về công tác quy hoạch, trong 6 tháng đầu năm 2024, Bộ đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, địa phương liên quan hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và công bố quy hoạch 06 vùng; phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tổ chức thẩm định 04 quy hoạch tỉnh (Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh). Đến nay, đã có 98 quy hoạch đã được phê duyệt (03 quy hoạch cấp quốc gia, 60 quy hoạch tỉnh, 06 quy hoạch vùng, 29 quy hoạch ngành, lĩnh vực); 02 quy hoạch đã trình phê duyệt; 08 quy hoạch đã thẩm định xong và đang hoàn thiện theo ý kiến thẩm định; 02 quy hoạch đang trong quá trình thẩm định. Công tác tổ chức thực hiện các quy hoạch đã đạt được kết quả bước đầu, góp phần khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng. Chất lượng công tác quy hoạch được nâng cao, phát huy kết quả tích cực trên thực tiễn.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thành khối lượng công việc lớn, bảo đảm tiến độ, chất lượng
Chánh Văn phòng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Anh Tuấn báo cáo Công tác chỉ đạo, điều hành 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Về công tác quản lý đầu tư công, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ Báo cáo đánh giá bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2023, tình hình triển khai kế hoạch đầu tư công năm 2024 và danh mục dự án sử dụng vốn NSTW năm 2023. Bên cạnh đó, Bộ đã ban hành các văn bản hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương triển khai phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2024 bảo đảm đúng mục tiêu, định hướng đề ra.

Xác định giải ngân vốn đầu tư công đóng vai trò quan trọng, là động lực chính trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Bộ đã tham mưu trình Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền nhiều Công điện nhằm đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024. Đồng thời, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thành lập 03 Tổ công tác liên ngành kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 các dự án quan trọng quốc gia, dự án đường cao tốc, dự án đường ven biển, dự án kết nối, có tác động liên vùng tại các địa phương.

Đồng thời, để tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, tiếp tục đổi mới, cải cách lĩnh vực đầu tư công, Bộ cũng đang nghiên cứu trình Chính phủ báo cáo Quốc hội sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của Luật Đầu tư công.

Về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, hộ kinh doanh, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, công tác xây dựng cơ chế, chính sách về đổi mới và phát triển doanh nghiệp tiếp tục được Bộ đặc biệt quan tâm. Bộ đã trình Chính phủ ban hành các Nghị định, Nghị quyết về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN, kinh tế tập thể… Đồng thời, Bộ cũng tích cực nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ các Báo cáo tình hình thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Đặc biệt, trên cơ sở tham mưu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ đã khôi phục lại Nghị quyết số 02/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh kể từ đầu năm 2024.

Từ đầu năm đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã tổ chức nhiều cuộc họp, buổi làm việc với các hiệp hội, các doanh nghiệp để nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, khó khăn, vướng mắc nhằm kịp thời tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp, chính sách hỗ trợ. Mặc dù có gặp nhiều khó khăn nhưng với nỗ lực cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, cùng với sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, trong 6 tháng đầu năm 2024 đã có 80.482 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Về thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo, nắm bắt được những tiềm năng và lợi thế trong ngành công nghiệp bán dẫn, Bộ đã tham mưu cấp có thẩm quyền từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư, kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư; triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia sâu hơn chuỗi cung ứng toàn cầu trong ngành bán dẫn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tích cực thúc đẩy hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để thu hút các nguồn lực hỗ trợ, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong nước, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế và kết nối, hợp tác với các đối tác chiến lược.

Bên cạnh đó, Bộ đã: Phối hợp các Bộ, ngành nghiên cứu, xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050” và đề xuất thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Bên cạnh đó, để thúc đẩy mạnh mẽ ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trực tiếp làm việc với các tập đoàn bán dẫn hàng đầu thế giới nhằm thu hút đầu tư và thúc đẩy hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo, nâng cao năng lực về bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, tập trung xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu trong tương lai, đồng thời nâng cao năng lực nghiên cứu phát triển trong dài hạn. Đối thoại kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm trưởng đoàn lần đầu tiên được tổ chức tại Hoa Kỳ nhằm triển khai quan hệ đối tác chiến lược toàn hiện Việt Nam - Hoa Kỳ, tập trung vào 05 lĩnh vực quan trọng được ưu tiên thực hiện trong thời gian tới.

Về đầu tư nước ngoài, kinh tế Việt Nam tiếp tục chứng minh sự “hấp dẫn” với nhà đầu tư nước ngoài. Trong 6 tháng đầu năm, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng khá, tổng vốn đăng ký đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó vốn đăng ký mới tăng 46,9%. Số vốn FDI giải ngân đạt 10,84 tỷ USD, tăng 8,2%, tăng cao nhất so với cùng kỳ năm trước trong 5 năm gần đây, phản ánh các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đúng cam kết tại thị trường Việt Nam, đồng thời phản ánh năng lực hấp thu và giải ngân vốn đầu tư của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo. Triển khai nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 110/2023/QH15 của Quốc hội, Bộ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan xây dựng, trình Chính phủ Nghị định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư, Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế…

Về quản lý nguồn vốn ODA, trong 6 tháng đầu năm 2024, Bộ đã: Tham mưu Thủ tướng Chính phủ kiện toàn Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi; chủ trì xây dựng Nghị định của Chính phủ về viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài; báo cáo Thủ tướng Chính phủ về rà soát sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.

Về công tác thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2024, Bộ tiếp tục thực hiện tốt công tác thống kê, hoàn thành việc biên soạn, phổ biến thông tin thống kê kinh tế - xã hội đúng thời hạn bảo đảm chất lượng. Cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế, kịch bản điều hành giá theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành. Bên cạnh đó, Bộ đã xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các văn bản pháp luật để triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê; hoàn thành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024; đang tiến hành Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KTXH của 53 dân tộc thiểu số năm 2024.

Báo cáo nêu rõ, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, sự giám sát của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2024, Bộ được giao nhiều đề án lớn, quan trọng. Các đề án, báo cáo, kiến nghị tham mưu của Bộ đều nhất quán quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước, luôn lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm ưu tiên phục vụ, tập trung tháo gỡ khó khăn, khuyến khích đổi mới khởi nghiệp, sáng tạo nhằm tận dụng tối đa các cơ hội phát triển của đất nước.

Bộ đã theo dõi sát sao và thường xuyên phân tích, dự báo tình hình để kịp thời đề xuất các giải pháp tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội; đã tập trung, ưu tiên xây dựng, hoàn thiện thể chế, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung những văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý. Bên cạnh đó, Bộ cũng thực hiện hiệu quả công tác truyền thông chính sách, góp phần tạo đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp và người dân đối với công tác tham mưu điều hành chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thành khối lượng công việc lớn, bảo đảm tiến độ, chất lượng

chỉ đạo, điều hành vẫn còn những tồn tại, khó khăn

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, ông Tuấn cho biết vẫn còn một số tồn tại trong công tác chỉ đạo, điều hành, cần được nghiên cứu và rút kinh nghiệm cho thời gian tới, cụ thể là:

- Nền kinh tế, sản xuất kinh doanh tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trước các diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, khu vực, cũng như những khó khăn, thách thức trong nước, tạo sức ép lên điều hành tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; việc nắm bắt, cập nhật thông tin, phân tích, dự báo gặp nhiều khó khăn, thách thức, có những vấn đề rất khó dự báo hoặc không thể dự báo.

- Công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh còn chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển; một số quy định, thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh còn rườm rà, ách tắc, chưa được cắt giảm triệt để; công tác thực thi có nơi, có lúc còn chưa thống nhất, gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân. Một số bộ, ngành, địa phương, trong một số trường hợp chưa thật sự coi khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, người dân là khó khăn, vướng mắc của mình để tập trung hỗ trợ, tháo gỡ.

Về phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thời gian vừa qua, trong chỉ đạo, điều hành vẫn còn những tồn tại, khó khăn, cụ thể:

- Một số nhiệm vụ yêu cầu về thời gian nghiên cứu, xử lý quá gấp, nên đôi khi chưa bảo đảm tiến độ và chất lượng văn bản ở mức cao nhất.

- Sự phối hợp, chia sẻ thông tin giữa một số bộ, cơ quan, địa phương, trong một số trường hợp còn chưa đầy đủ, kịp thời, chưa sát với diễn biến tình hình; công tác nghiên cứu, tham mưu xây dựng pháp luật, phản ứng chính sách trong một số trường hợp còn khó khăn, vướng mắc, chưa kịp thời; một số báo cáo, đề án trong chương trình công tác chưa đạt tiến độ đề ra.

- Khối lượng các đề án, báo cáo Bộ được giao thực hiện rất lớn, nên vẫn còn có một số đề án, báo cáo hoàn thành chưa đúng hạn theo yêu cầu. Bên cạnh đó, một số đề án, báo cáo có nội dung phức tạp, liên quan tới nhiều lĩnh vực cần phải lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan, nhưng việc trả lời góp ý, thẩm định của một số bộ, ngành lại chậm trễ cũng đã ảnh hưởng nhiều đến tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ của Bộ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thành khối lượng công việc lớn, bảo đảm tiến độ, chất lượng

Căn cứ Nghị quyết số 108/NQ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2024 và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương; nhằm phát huy tối đa các mặt tích cực, kết quả đạt được trong những năm qua; khẩn trương, kiên quyết, kiên trì khắc phục những mặt còn hạn chế, bất cập, quyết tâm nỗ lực hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục khẳng định, nâng cao vị trí, vai trò là cơ quan tham mưu tổng hợp, vai trò tiên phong trong xây dựng tầm nhìn phát triển của đất nước, đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm để bảo đảm thực hiện tốt chức năng tham mưu chiến lược, triển khai nhiều cải cách, đột phá.

Thật may mắn, không thi đấu nhưng em vẫn được tiếp tục hướng dẫn những người có đam mê bộ môn này. Dù sao những tháng ngày đã trải qua cũng là cả thanh xuân tươi đẹp của em

- Tú Anh

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thành khối lượng công việc lớn, bảo đảm tiến độ, chất lượng

Bài: Phương Anh
Ảnh: MPI

Tạp chí Kinh tế và Dự báo 17:32 | 15/07/2024