Bản dự thảo đề xuất đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện, dựa trên cơ sở tập hợp các kiến nghị từ cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội doanh nghiệp, dự báo tình hình diễn biến của dịch bệnh Covid-19 trong nước và quốc tế, khả năng mở cửa biên giới của các quốc gia, đồng thời có tiếp thu ý kiến đóng góp của các bộ ngành, cơ quan hữu quan.

Duy trì sản xuất kinh doanh song song phòng chống đại dịch

Các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trong lần kiến nghị này tập trung vào chính sách tái cơ cấu nợ vay và hỗ trợ lãi suất vay, miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, tiền thuê đất, thuế xuất nhập khẩu, thuế báo vệ môi trường; giãn, giảm phí, lệ phí các khoản phải nộp, chi phí được khấu trừ, các khoán ký quỹ. Đồng thời, tiếp tục thực hiện các biện pháp, phòng chống dịch Covid-19 linh hoạt, hiệu quả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ốn định và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh cùng nhiều giải pháp hỗ trợ liên quan khác.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng loạt giải pháp, tiếp tục hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp
Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ loạt đề xuất chính sách, nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Cụ thể, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ổn định, thuận lợi trong các hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh chống dịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các Bộ, ngành, địa phương ưu tiên giải quyết các khó khăn của DN thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn được giao quản lý; xác định đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong hành động.

Trên cơ sở kiến nghị của doanh nghiệp, Bộ Y tế nghiên cứu hướng dẫn thống nhất các quy tắc phân loại chống dịch Covid-19 chung trên cả nước, tránh tình trạng địa phương hoá quá mức, gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp. Sớm có cơ chế đẩy mạnh tiêm vacxin cho người lao động, kế hoạch ưu tiên vẳc xin cho người lao động tại các khu công nghiệp, chuyên gia quốc tế, người lao động trong DN thường xuyên phải đi công tác nước ngoài và tiếp xúc với người nước ngoài.

Tống cục Hải quan chủ trì, tối giản các quy trình xuất, nhập khẩu ưu tiên để giảm thời gian, chi phí cho DN, đặc biệt đối với thủ tục nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, xuất khẩu nông sản, các nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ đạo.

Tái cơ cấu nợ vay, giảm lãi suất hỗ trợ dòng tiền cho doanh nghiệp

Để tiếp lực hỗ trợ nguồn vốn và dòng tiền cho doanh nghiệp, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 84 theo hướng mở rộng đối tượng được giảm 2% lãi suất cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp đối với các doanh nghiệp trong các ngành bị tác động trực tiếp nặng nề bởi dịch bệnh như hàng không, du lịch, khách sạn, vận tải.

Cũng trong nhóm giải pháp này, dự thảo kiến nghị Ngân hàng nhà nước khẩn trương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 01 cho phép cơ cấu nợ vay, giãn nợ vay đối với các khoản nợ phát sinh trong năm 2020-2021 và không chuyển nhóm nợ cho đến hết 31/12/2021; chỉ đạo hệ thống ngân hàng áp dụng các giải pháp hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp như giảm từ 3-5% lãi suất cho vay; Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; Giữ nguyên nhóm nợ; Cho vay mới đề doanh nghiệp bồ sung vốn lưu động khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh; Nghiên cứu ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất khoảng 4% cho khoản vay tín dụng trong năm 2021-2023 để giúp các hãng hàng không tư nhân giải quyết thanh khoản, duy trì nguồn lực để hoạt động và phát triển, tương tự như gói hỗ trợ của Chính phủ cho Vietnam Airlines.

Kiến nghị bỏ điều kiện yêu cầu DN có người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc phải ngừng việc từ 1 tháng liên tục trở lên trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2020 đến hết ngày 31/12/2020 để khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn trả lương cho người lao động và duy trì sản xuất.

Miễn, giảm thuế, tiền thuê đất

Ở nhóm giải pháp này, dự thảo kiến nghị Bộ Tài chính đề xuất ban hành Nghị quyết giảm 30% thuế TNDN phải nộp năm 2021 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tố chức khác có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng; Tiếp tục giảm 15% tiền thuê đất cho đối tượng dừng hoạt động 15 ngày trở lên do dịch Covid-19 theo hướng: Giảm 15% tiền thuê đất năm 2021 dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm cho các đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19, xem xét áp dụng tiêu chí có doanh thu bị giảm 50% so với cùng kỳ năm trước.

Kiến nghị ban hành Nghị quyết cho phép giảm 50% thuế VAT năm 2021 đối với các ngành chịu ảnh hưởng mạnh của dịch Covid-19 như du lịch, khách sạn đế giảm giá dịch vụ, kích cầu và hỗ trợ du lịch nội địa; giảm thuế VAT về 0% trong thời gian 6 tháng cho các DN kinh doanh vận tải; Giảm 50% lệ phí trước bạ cho các xe ô tô mới đăng ký kinh doanh vận tải; Tiếp tục áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay là 2.100 đồng/lít cho đến hết 31/12/2021 theo hướng áp mức 1.000 đồng/lít để hỗ trợ các doanh nghiệp hàng không.

Giãn, giảm các loại phí, lệ phí

Cũng theo dự thảo kiến nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Chính phủ sớm ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tố chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19.

Kiến nghị tạm dừng đóng BHXH đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đến hết tháng 12/2021 và không tính lãi phạt chậm nộp, cho phép DN được giãn đóng kinh phí công đoàn và giảm 50% mức phí công đoàn trong năm 2020 và 2021.

Bộ Giao thông vận tải sửa đổi Thông tư số 19 cho phép kéo dài thời gian giảm 50% phí dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay và dịch vụ điều hành bay cùng với thời gian áp dụng mức giá tối thiếu 0 đồng đối với các dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá cho đến hết năm 2021; Nghiên cứu cho phép các doanh nghiệp vận tải được miễn nộp phí bảo trì đường bộ đến hết tháng 12/2021; Tăng thời hạn kiếm định cho xe ô tô kinh doanh vận tải; Lùi thời hạn lắp camera đối với xe khách từ 9 chỗ trở lên, xe tải đầu kéo chở container theo quy định tại Nghị định số 10 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đến 31/7/2023.

Cũng trong nhóm giải pháp này, kiến nghị Bộ Tài chính (Ủy ban Chứng khoán nhà nước) sửa đổi quy định về điều kiện giao dịch ký quỹ cho phép các doanh nghiệp hàng không và các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi Covid-19 không bị cắt margin khi lợi nhuận âm 2 quý liên tục.

Hỗ trợ đổi mới sáng tạo, phát triển công nghiệp phụ trợ

Ngoài ra, dự thảo kiến nghị cũng nêu một số giải pháp, chính sách hỗ trợ DN về đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đối số. Theo đó, kiến nghị cho phép các DN nhà nước tự chủ hơn đầu tư vào R&D, đối mới sáng tạo, áp dụng cơ chế quản lý hiệu quả đầu tư tổng thể thay vì theo từng dự án cụ thể để khuyến khích vào đầu tư đối mới sáng tạo, chấp nhận rủi ro, mất vốn ở một mức độ cho phép do đầu tư vào công nghệ, đối mới sáng tạo.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ có thể tiếp cận nguồn tài nguyên số để phát triển các sản phấm dịch vụ đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình chuyến đối số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2030; Xây dựng chiến lược phát triển các trung tâm dữ liệu; Nghiên cứu giao hoặc đặt hàng các DN công nghệ số Việt Nam phát triên các giải pháp, nền tảng công nghệ số phục vụ phòng chống dịch và phục vụ các ngành, lĩnh vực thiết yếu: y tế, giáo dục, giao thông, xây dựng, chính phủ điện tử, chuyển đồi số trong quản lý,...

Đối với các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNVV, dự thảo kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 và bố trí nguồn lực đế triển khai thực hiện, hỗ trợ DNNVV; hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất phù hợp với quy mô nhỏ của doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (dưới 1000 m2) và giảm giá thuê đất.

Bộ Công Thương nghiên cứu xây dựng chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trong các ngành công nghiệp ưu tiên, đảm bảo ổn định nguôn nguyên vật liệu đầu vào cho các ngành sản xuất chế tạo.

Dự thảo kiến nghị giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu ban hành cơ chế chính sách để khuyến khích, hỗ trợ hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn, đóng vai trò dẫn dắt ở một số ngành, lĩnh vực hoặc vùng hoặc vai trò là doanh nghiệp dẫn đầu trong chuỗi giá trị, đặc biệt là các chuỗi giá trị trong nông nghiệp; xây dựng và triển khai Chương trình hỗ trợ chuyển đổi số trong doanh nghiệp, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9/2021./.