eMagazine
Công tác xây dựng pháp luật cần chuyển từ tập trung vào mục tiêu quản lý sang mục tiêu vừa quản lý được, vừa mở rộng không gian phát triển

22:18 | 15/10/2024

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, tại Kỳ họp thứ 8, công việc rất nặng nề, dự kiến lập kỷ lục mới về khối lượng công việc, trong đó dự kiến Chính phủ sẽ trình 81 hồ sơ, tài liệu, báo cáo, trong đó có 25 dự án luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua.
Công tác xây dựng pháp luật cần chuyển từ tập trung vào mục tiêu quản lý sang mục tiêu vừa quản lý được, vừa mở rộng không gian phát triển

Công tác xây dựng pháp luật cần chuyển từ tập trung vào mục tiêu quản lý sang mục tiêu vừa quản lý được, vừa mở rộng không gian phát triển

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, tại Kỳ họp thứ 8, công việc rất nặng nề, dự kiến lập kỷ lục mới về khối lượng công việc, trong đó dự kiến Chính phủ sẽ trình 81 hồ sơ, tài liệu, báo cáo, trong đó có 25 dự án luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua.

Làm việc nhiều hơn, tích cực hơn, tăng tốc hơn

Tại trụ sở Chính phủ, ngày 15/10, Bí thư Ban cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã đồng chủ trì Hội nghị giữa Ban cán sự đảng Chính phủ và Đảng đoàn Quốc hội về Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tinh thần rất rõ của Hội nghị Trung ương và yêu cầu lãnh đạo chủ chốt là chỉ bàn làm, không bàn lùi, mạnh dạn làm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội; làm việc nhiều hơn, tích cực hơn, tăng tốc hơn, bứt phá hơn, quyết liệt hơn, trọng tâm, trọng điểm hơn, hiệu quả hơn trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc để theo kịp, tiến cùng và vượt lên so với thế giới, khẳng định tầm vóc đất nước, sự lớn mạnh của dân tộc trong bối cảnh tình hình tế giới khó khăn.

Cùng với đó, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát. Trong công tác xây dựng pháp luật, cần chuyển từ tập trung vào mục tiêu quản lý sang mục tiêu vừa quản lý được, vừa mở rộng không gian phát triển, kiến tạo phát triển, khuyến khích đổi mới sáng tạo, xóa bỏ quan liêu bao cấp, xóa bỏ xin cho, đơn giản, cắt giảm thủ tục hành chính.

“Chúng ta đã quyết liệt rồi, thì phải quyết liệt hơn, đã nỗ lực rồi thì phải nỗ lực hơn, quyết tâm rồi thì quyết tâm hơn để tạo sự bứt phá trong năm 2024 và năm 2025 - năm chuẩn bị bước sang giai đoạn mới của đất nước, có nhiều sự kiện trọng đại như kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng, 80 năm thành lập nước, 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, cần có những công trình trọng điểm mang tính biểu tượng để chào mừng các sự kiện quan trọng này. Chúng ta cần quán triệt tinh thần này trong tư duy, nhận thức và hành động, phối hợp với nhau thật tốt, tạo động lực, truyền cảm hứng cho các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp, tự tin bước sang kỷ nguyên mới.”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Công tác xây dựng pháp luật cần chuyển từ tập trung vào mục tiêu quản lý sang mục tiêu vừa quản lý được, vừa mở rộng không gian phát triển

Theo Người đứng đầu Chính phủ, Kỳ họp thứ 8 rất quan trọng với sự phát triển của đất nước; thể chế hóa, tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 10 và tháo gỡ nhiều vướng mắc mà người dân, doanh nghiệp rất trông đợi. Việc chuẩn bị cho Kỳ họp có nhiều đổi mới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, với tinh thần chủ động hơn để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, ngay sau Hội nghị Trung ương 10, Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã tổ chức hội nghị vào ngày 17/9 và hôm nay tiếp tục tổ chức Hội nghị để rà soát lại các công việc với quyết tâm cao, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả để triển khai các nhiệm vụ được giao. Công việc từ sau Hội nghị lần trước đã được tích cực triển khai trong bối cảnh chúng ta vừa chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, vừa phải khắc phục hậu quả rất nặng nề, còn kéo dài của cơn bão số 3.

Công tác xây dựng pháp luật cần chuyển từ tập trung vào mục tiêu quản lý sang mục tiêu vừa quản lý được, vừa mở rộng không gian phát triển

Theo Thủ tướng, trong bối cảnh thế giới có nhiều khó khăn, thách thức, chúng ta phải có thực lực, tiềm lực, thì mới khẳng định được vị thế, vai trò trên thế giới, mới kêu gọi được sự ủng hộ của quốc tế, phát huy nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; lấy nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá.

Nhấn mạnh tình hình biến đổi nhanh, thì phải phản ứng chính sách, ứng xử kịp thời, Thủ tướng nhất trí cao với quan điểm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là "vướng mắc ở đâu thì tháo gỡ ở đó, trách nhiệm ở cấp nào thì cấp đó giải quyết".

Các dự án luật, nghị quyết trình Quốc hội phải lấy chất lượng làm chính, khả thi, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và có “tuổi thọ” cao

Nhấn mạnh ý nghĩa rất quan trọng của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ thảo luận, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, cấp bách để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, khơi thông nguồn lực, khắc phục các điểm nghẽn, tất cả vì phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đảm bảo đời sống của nhân dân. Đồng thời, các dự án luật, nghị quyết trình Quốc hội phải lấy chất lượng làm chính, khả thi, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và có “tuổi thọ” cao.

Nhìn nhận tình hình đất nước hiện còn nhiều khó khăn, nhất là thiên tai, bão lũ vừa qua gây thiệt hại rất nặng nề, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Hội nghị Trung ương lần thứ 10 vừa kết thúc, với khí thế mới, Ban Chấp hành Trung ương sẽ ban hành Nghị quyết để thực hiện trong năm 2024 và năm 2025, chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ toàn quốc lần thứ XIV, bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2030, tạo tiền đề bứt phá để đất nước vươn mình bước vào kỷ nguyên mới.

Công tác xây dựng pháp luật cần chuyển từ tập trung vào mục tiêu quản lý sang mục tiêu vừa quản lý được, vừa mở rộng không gian phát triển

Qua các báo cáo và ý kiến tại hội nghị, Chủ tịch Quốc hội thống nhất Kỳ họp thứ 8 sẽ khai mạc vào 21/10 và dự kiến bế mạc vào ngày 30/11 (tiến hành theo 2 đợt, đợt 1 từ 21/10 – 13/11; đợt 2 từ 20/11 – 30/11/2024), tổng thời gian làm việc là 28,5 ngày.

“Trường hợp cần thiết, Quốc hội sẽ tăng cường thêm thời gian để xem xét một số nội dung Chính phủ đề nghị bổ sung nếu chuẩn bị kịp và bảo đảm đủ điều kiện trình Quốc hội”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Công tác xây dựng pháp luật cần chuyển từ tập trung vào mục tiêu quản lý sang mục tiêu vừa quản lý được, vừa mở rộng không gian phát triển

Làm sao hạn chế lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong xây dựng luật, phải phát hiện, xử lý đến nơi đến chốn

Theo Chủ tịch Quốc hội, Kỳ họp thứ 8 sẽ quán triệt tinh thần, quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật. Theo đó, kịp thời cụ thể hóa chủ trương, nghị quyết của Đảng về đổi mới quy trình xây dựng pháp luật, chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả. Pháp luật phải xuất phát và đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển và sự thay đổi nhanh của thực tiễn, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Luật chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, không luật hóa các nội dung thuộc thông tư, nghị định, tăng cường phân cấp, phân quyền, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Những vấn đề cần xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, ngay sau hội nghị này, Ban Cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan khẩn trương hoàn thành. Cả Quốc hội và Chính phủ đều phải quán triệt sâu sắc Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.

“Chúng tôi cũng thường xuyên quán triệt trong Đảng Đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban về vấn đề này, làm sao hạn chế lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong xây dựng luật, xây dựng nghị quyết, phải phát hiện, xử lý đến nơi đến chốn", ông Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

Công tác xây dựng pháp luật cần chuyển từ tập trung vào mục tiêu quản lý sang mục tiêu vừa quản lý được, vừa mở rộng không gian phát triển

Sau hội nghị, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đảng Đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ có thông báo kết luận chung để thực hiện; các báo cáo tiếp thu, giải trình các dự án luật, nghị quyết do Phó Thủ tướng Chính phủ ký hoặc phải ủy quyền cho Bộ trưởng ký; các thành viên Đảng Đoàn Quốc hội tiếp tục chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Chính phủ hoàn thiện các nội dung trình Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội nhất trí với đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ, bảo đảm chất lượng, tiến độ các nội dung trình Quốc hội với tinh thần "những việc đã đề ra, thì phải quyết tâm làm, bảo đảm thời gian, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ".

Nhất trí việc tạo điều kiện thuận lợi và giao quyền chủ động, linh hoạt cho Chính phủ trong quá trình tổ chức thực hiện luật, gắn việc xây dựng luật và tổ chức thi hành luật đạt hiệu quả cao nhất, Chủ tịch Quốc hội đặc biệt lưu ý, Chính phủ cần chỉ đạo chặt chẽ hơn các cơ quan soạn thảo trong việc hoàn thiện các nội dung, nhất là với các nội dung đề nghị Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình, thủ tục rút gọn tại một kỳ họp. “

Tinh thần là những việc gì chưa rõ, chưa thống nhất, còn có ý kiến khác nhau, thì cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra phải tiếp tục ngồi với nhau, cần thiết thì Thường trực Chính phủ, Lãnh đạo Quốc hội cùng xem xét, cho ý kiến để đi đến thống nhất phương án", ông Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

Công tác xây dựng pháp luật cần chuyển từ tập trung vào mục tiêu quản lý sang mục tiêu vừa quản lý được, vừa mở rộng không gian phát triển

Theo Chủ tịch Quốc hội, đến nay, cơ bản các nội dung khó thì Đảng Đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã thẳng thắn trao đổi, làm rõ và có phương án xử lý.

"Tinh thần là quyết liệt, quyết tâm nhưng phải quyết làm để Kỳ họp thứ 8 thành công tốt đẹp. Tuy rất nhiều nội dung trình Quốc hội, khối lượng công việc rất lớn, rất khó, nhưng cách làm tiếp tục đổi mới, thì Kỳ họp sẽ thành công tốt đẹp. Dư luận xã hội, cử tri và nhân dân cũng rất kỳ vọng vào Kỳ họp thứ 8 để Quốc hội, Chính phủ quyết sách các vấn đề quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng hệ thống chính trị, bảo đảm đời sống nhân dân", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh./.

TV

Tạp chí Kinh tế và Dự báo 22:18 | 15/10/2024