eMagazine
Đảm bảo khi Đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt sẽ triển khai được ngay

07:31 | 18/05/2024

Liên quan đến nỗ lực xây dựng dự thảo Đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết, thực hiện nhiệm vụ được giao, trong thời gian qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp chặt chẽ với các các bộ, ngành, tổ chức nghiên cứu hết sức khoa học, bài bản, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế, xu hướng phát triển và cung cầu nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn thế giới; tổ chức khảo sát trong nước và quốc tế; lấy ý kiến chuyên gia, đặc biệt là các chuyên gia người Việt Nam đang công tác trong ngành bán dẫn trên thế giới và các cơ quan liên quan để hoàn thiện Đề án.

Đảm bảo khi Đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt sẽ triển khai được ngay

Đảm bảo khi Đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt sẽ triển khai được ngay

Liên quan đến nỗ lực xây dựng dự thảo Đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết, thực hiện nhiệm vụ được giao, trong thời gian qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp chặt chẽ với các các bộ, ngành, tổ chức nghiên cứu hết sức khoa học, bài bản, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế, xu hướng phát triển và cung cầu nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn thế giới; tổ chức khảo sát trong nước và quốc tế; lấy ý kiến chuyên gia, đặc biệt là các chuyên gia người Việt Nam đang công tác trong ngành bán dẫn trên thế giới và các cơ quan liên quan để hoàn thiện Đề án.

Để đảm bảo tính khả thi trong triển khai Đề án, các trường đại học, cơ sở đào tạo đóng vai trò rất quan trọng

“Đảng và Nhà nước đã xác định 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá về đào tạo nguồn nhân lực. Quan điểm xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước là lấy con người làm trung tâm, chủ thể, là nguồn nhân lực, động lực cho phát triển. Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược ưu tiên, trong đó phát triển khoa học công nghệ cao sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành phụ trợ khác.”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông nhấn mạnh, khi chủ trì cuộc họp lấy ý kiến các trường đại học về dự thảo Đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra ngày 17/5.

Cũng theo Thứ trưởng, để đảm bảo tính khả thi trong triển khai thực hiện Đề án, các trường đại học, cơ sở đào tạo đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là các trường, cơ quan chủ trì các trung tâm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia và các trung tâm đào tạo bán dẫn tiêu chuẩn về thiết kế vi mạch tại các trường đại học công lập có năng lực đào tạo nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn.

“Đề nghị các đại biểu tham dự cuộc họp góp ý vào các nội dung cụ thể của dự thảo Đề án, trong đó tập trung vào cơ chế triển khai Đề án, đặc biệt là các nội dung liên quan đến cơ chế hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo tiếp cận nguồn vốn xây dựng trung tâm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia; các trung tâm đào tạo bán dẫn tiêu chuẩn về thiết kế vi mạch tại các trường đại học; cơ chế bố trí nguồn lực. Đồng thời, cho ý kiến vào dự kiến chỉ tiêu đào tạo của các trường hằng năm để thực hiện mục tiêu đào tạo được 50.000 kỹ sư ngành công nghiệp bán dẫn có trình độ từ đại học trở lên; chỉ tiêu đào tạo đối với các trường công lập được đầu tư cơ sở vật chất; hỗ trợ kinh phí, học bổng cho các cơ sở đào tạo, cơ sở hỗ trợ đào tạo; quy trình tham gia Đề án, sử dụng vốn đầu tư công, vốn chi sự nghiệp.”, Thứ trưởng Trần Duy Đông lưu ý.

Đảm bảo khi Đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt sẽ triển khai được ngay

Theo dự thảo Đề án, Mục tiêu đến năm 2030: Đào tạo được 50.000 kỹ sư ngành công nghiệp bán dẫn có trình độ từ đại học trở lên với cơ cấu như sau: Theo trình độ chuyên môn: 500 tiến sỹ, 7.500 thạc sĩ và 42.000 kỹ sư. Theo các công đoạn: 15.000 kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn và 35.000 kỹ sư trong công đoạn sản xuất, đóng gói, kiểm thử vi mạch bán dẫn và các công đoạn khác của ngành công nghiệp bán dẫn.

Theo lĩnh vực chuyên sâu, có ít nhất 5.000 nhân sự có trình độ kỹ sư trở lên có chuyên môn sâu về trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn. Đào tạo chuyên sâu cho 1.300 giảng viên giảng dạy tại các viện nghiên cứu, trường đại học, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp; mở rộng mạng lưới đào tạo, hỗ trợ đào tạo ngành công nghiệp bán dẫn và các ngành liên quan tại các viện nghiên cứu, trường đại học, cơ sở đào tạo, cơ sở hỗ trợ đào tạo và doanh nghiệp.

Các cơ sở đào tạo đều thống nhất cách tiếp cận, mục tiêu và các nhóm giải pháp, nhiệm vụ thực hiện tại dự thảo Đề án

Phát biểu tại cuộc họp, ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng thống nhất với các quan điểm, mục tiêu, chương trình, nhiệm vụ, giải pháp được đưa ra tại dự thảo Đề án. Ông cũng bày tỏ thống nhất cao với việc UBND TP. Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng dự kiến sẽ là cơ quan chủ quản trong việc xây dựng trung tâm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia, trung tâm đào tạo bán dẫn tiêu chuẩn. Đồng thời, nhấn mạnh đến các loại hình đào tạo theo Đề án; về cơ chế đặc thù; đầu tư mua sắm trang thiết bị; cơ chế khai thác sử dụng các tài sản; đào tạo nhân lực; kinh phí thu hút chuyên gia, nhân tài…

Đáng chú ý, đại diện lãnh đạo các cơ sở đào tạo như: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Kỹ thuật mật mã, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh… đều thống nhất cách tiếp cận, các mục tiêu và các nhóm giải pháp, nhiệm vụ thực hiện Đề án như: nhóm các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù cho công tác đào tạo; về đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất, công nghệ phục vụ đào tạo; về đào tạo (giảng viên, đại học hệ chính quy, sau đại học, đào tạo ngắn hạn, đào tạo tiếng Anh chuyên ngành); về huy động, đa dạng hóa nguồn lực; về xây dựng hệ sinh thái, tạo đầu ra cho nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp...

“Trong quá trình xây dựng dự thảo Đề án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các bộ, ngành để có khảo sát nhu cầu và đưa ra mục tiêu cụ thể theo trình độ chuyên môn, theo công đoạn và lĩnh vực chuyên sâu.”, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đánh giá.

Ông nhấn mạnh các nội dung liên quan đến đào tạo đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên chuyên ngành công nghệ bán dẫn, thiết kế vi mạch và nghiên cứu mở thêm các ngành đào tạo hoặc cập nhật, bổ sung nội dung đào tạo về công nghệ bán dẫn, thiết kế vi mạch trong các ngành đào tạo phù hợp hiện có; cơ chế đặc thù; mã ngành mới; cơ chế, chính sách cấp học bổng, cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên, học viên sau đại học học chuyên sâu các chuyên ngành về thiết kế vi mạch, công nghệ bán dẫn; việc giao chỉ tiêu đào tạo cho các cơ sở đào tạo đại học, sau đại học; chương trình, liên kết doanh nghiệp, hợp tác quốc tế, đào tạo đội ngũ giảng viên, sinh viên, học viên sau đại học; trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoài, hỗ trợ kỹ sư, giảng viên ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam trong lĩnh vực này…

“Các cơ sở đạo sẽ tăng cường sự liên kết, phát huy tinh thần tự chủ giữa các trường với sự điều phối chung của nhà nước, để thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.”, ông Sơn lạc quan.

Đảm bảo khi Đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt sẽ triển khai được ngay

Mới đây, khi chủ trì cuộc làm việc về Đề án này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, cần có sự kết hợp giữa chương trình đào tạo chuyển đổi, cung cấp kiến thức cơ bản về ngành vi mạch, bán dẫn với chương trình đào tạo chuyên sâu, nhân tài; trong đó phải chuẩn bị kỹ lưỡng về đội ngũ giảng viên, xây dựng chương trình, giáo trình, phương thức giảng dạy. Đề án cần đưa ra những "gói" cơ chế, chính sách đột phá đặc thù để tháo gỡ vướng mắc về giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu tư công, nghiên cứu và phát triển… Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với sự tham gia của doanh nghiệp trong hình thành và bảo đảm các điều kiện (cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất, trang thiết bị) cho hoạt động đào tạo nhân lực ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, với tiêu chí rõ ràng trên cơ sở kế thừa các trung tâm, cơ sở nghiên cứu hiện có; đặt hàng nhằm hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, chuyên gia về thiết kế vi mạch bán dẫn, vật liệu, công nghệ thông tin…

Đảm bảo khi Đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt sẽ triển khai được ngay

“Công tác đào tạo nhân lực ngành vi mạch bán dẫn không chỉ phục vụ Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, nhu cầu của các doanh nghiệp tại Việt Nam, mà cần nằm trong bài toán tổng thể của ngành vi mạch bán dẫn, công nghiệp điện tử toàn cầu.", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại thảo quốc tế "Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu", vừa diễn ra.

Đảm bảo khi Đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt sẽ triển khai được ngay

Cũng theo Phó Thủ tướng, Cần xác định thế mạnh của Việt Nam, có thể nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao, làm chủ ngay những công đoạn nào trong chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn, từ đó, đánh giá nền tảng, tiềm năng nguồn nhân lực. Những công đoạn cần đi xa, đi vững chắc, thì xác định những lĩnh vực đầu tư nghiên cứu cơ bản, đào tạo chuyên sâu. Vấn đề đặt ra là cần xây dựng tháp nhân lực phù hợp đối với từng trình độ đào tạo theo lộ trình triển khai Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn của Việt Nam. Trong đó, chú trọng những ngành nền tảng căn bản của công nghiệp bán dẫn, thiết kế chip, như STEM (science, technology, engineering, maths) với các ngành khoa học vật lý, vật liệu, toán học, hóa chất, điện tử, tin học, thiết kế hệ thống; đồng thời thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ bên ngoài; thúc đẩy hình thức đào tạo chuyển đổi cử nhân, kỹ sư từ các ngành nghề gần hơn, như: điện tử, vật liệu, vật lý, hóa chất, lập trình”.

Đảm bảo khi Đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt sẽ triển khai được ngay

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện dự thảo Đề án

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Trần Duy nhấn mạnh, dự thảo Đề án này được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm và trong thời gian qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã rất tích cực phối hợp với các bên liên quan, làm việc với các trường đại học. Các ý kiến phát biểu tại cuộc họp là cơ sở quan trọng để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, bổ sung, làm rõ thêm tại dự thảo Đề án, nhằm đảm bảo khi Đề án được phê duyệt sẽ triển khai được ngay, tăng cơ hội cho Việt Nam phát huy được lợi thế nguồn nhân lực để phát triển.

Đảm bảo khi Đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt sẽ triển khai được ngay

Đặc biệt, Thứ trưởng làm rõ thêm một số nội dung liên quan đến các ngành, lĩnh vực cụ thể theo mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư ngành công nghiệp bán dẫn; giải pháp, cơ chế chính sách để đào tạo các giảng viên; cơ chế hỗ trợ giảng viên; đào tạo song song, đào tạo mới, đào tạo chuyển đổi; dự kiến việc xây dựng trung tâm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia và trung tâm đào tạo bán dẫn tiêu chuẩn về thiết kế vi mạch tại các trường đại học công lập, trong đó làm rõ hơn quy trình xét duyệt, cơ chế mua sắm, nguồn vốn vốn ngân sách trung ương, nguồn vốn đối ứng của các trường, cơ chế vận hành, cơ chế giám sát thực hiện mục tiêu, đảm bảo không trùng lặp, hiệu quả; nội dung liên quan đến chi phí sự nghiệp, hỗ trợ cấp học bổng cho sinh viên và đào tạo giáo viên; hỗ trợ học bổng, hỗ trợ tín dụng, cho vay sinh viên chuyên ngành này; hợp tác của các trường, liên kết hợp tác giữa trường với doanh nghiệp…

“Sự phối hợp của các bộ, ngành liên quan, các cơ quan chủ quản rất quan trọng để thực hiện hiệu quả Đề án này. Đề nghị các cơ sở đào tạo tham dự cuộc họp tiếp tục tham gia ý kiến đối với dự thảo Đề án, đặc biệt là liên quan đến dự kiến các chỉ tiêu đào tạo của các trường về thiết kế vi mạch, về các công đoạn khác của ngành bán dẫn và các nội dung liên quan được nêu tại dự thảo Đề án, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trên cơ sở đó, Bộ sẽ nghiên cứu, tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định...”, Thứ trưởng Trần Duy Đông nhấn mạnh./.

TV

Ảnh: VGP, MPI

Tạp chí Kinh tế và Dự báo 07:31 | 18/05/2024