eMagazine
Đạo đức doanh nhân và văn hóa kinh doanh trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0

12:25 | 29/11/2022

Theo tôi, đạo đức doanh nhân được hiểu nôm na, doanh nhân phải làm ăn/kinh doanh đàng hoàng (từ “đàng hoàng” người miền Nam thường dùng), phải kinh doanh tử tế.

Đạo đức doanh nhân và văn hóa kinh doanh thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0: vấn đề cần lưu ý

Đã có nhiều tham luận phân tích và trình bày dưới khía cạnh học thuật, trong phạm vi trao đổi của mình, tôi chỉ tham gia từ góc độ trải nghiệm trên thương trường của một doanh nhân đã từng quản trị nhiều doanh nghiệp trong gần 40 năm qua. Phát biểu của tôi xoay quanh vấn đề: Đạo đức doanh nhân và văn hóa kinh doanh trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0 có những vấn đề gì cần lưu ý.

Đạo đức doanh nhân và văn hóa kinh doanh trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

“Đừng cố gắng để trở thành người thành công mà hãy cố gắng thành người giá trị”

Với tôi, quan niệm về đạo đức của một con người trước hết là mục đích sống, là lối sống, là cách đối nhân xử thế, điều mà ông bà ta thường răn dạy cho con cháu là: “Sống nhân ái, sống lương thiện, sống để đức lại cho con cháu về sau” và trong ứng xử thì: “Điều gì ta không thích người khác làm cho mình, thì cũng đừng nên làm vậy với người khác”.

Đạo đức doanh nhân và văn hóa kinh doanh trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0
Đạo đức doanh nhân và văn hóa kinh doanh trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0
Đạo đức doanh nhân và văn hóa kinh doanh trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

Doanh nhân được hiểu là người làm nghề kinh doanh và mục đích kinh doanh là lợi nhuận, kinh doanh là để kiếm tiền, kiếm thật nhiều tiền và để làm giàu. Đây là mục tiêu cốt lõi của kinh doanh. Tuy nhiên, kiếm tiền và làm giàu bằng cách nào thì lại được xem xét dưới khía cạnh văn hóa kinh doanh. Vì thế, theo tôi, đạo đức doanh nhân được hiểu nôm na, doanh nhân phải làm ăn/ kinh doanh đàng hoàng (từ “đàng hoàng” người miền Nam thường dùng ), phải kinh doanh tử tế.

Đạo đức doanh nhân tiến bộ đòi hỏi doanh nhân không thể kiếm tiền bằng hành vi ma mãnh, bằng sự lọc lừa, gian dối; bằng việc sản xuất, cung ứng những sản phẩm/dịch vụ kém chất lượng; buôn gian, bán lận, hàng gian, hàng giả; sản xuất ra những sản phẩm độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng; sử dụng quy trình, công nghệ sản xuất gây ô nhiễm, độc hại môi trường... Đây là những thực trạng phơi bày nhan nhãn trên thương trường trước đây và ngay cả hiện nay, khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và hệ thống pháp luật quốc gia ngày càng hoàn thiện hơn.

Đạo đức doanh nhân và văn hóa kinh doanh trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

Gần đây, có một câu hỏi thuật ngữ đã thành xu hướng “trend” trong giới kinh doanh: “Tiền nhiều để làm gì?” một lời tự vấn với xuất phát điểm từ câu chuyện gia đình của một doanh nhân thành đạt, nhưng nó đã phát triển theo hướng khác khiến các doanh nhân phải giật mình để nhìn lại và tự vấn về câu chuyện: Phải sống như thế nào? Phải kinh doanh ra sao? Để có một cuộc đời đáng sống có ích cho gia đình và xã hội. Trong bối cảnh xã hội hiện nay, theo tôi, cần đặt khái niệm đạo đức doanh nhân gắn liền với lợi ích và sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng, quốc gia và của mỗi gia đình.

Với xã hội, cộng đồng, doanh nghiệp của doanh nhân ngoài sản phẩm/dịch vụ đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý; sản phẩm được sản xuất theo quy trình công nghệ xanh, sạch, an toàn cho sức khỏe cộng đồng và môi trường, cần nhất hai điều:

Thứ nhất, chú ý đến việc chia sẻ những phúc lợi, an sinh, chăm lo cho chính người lao động của doanh nghiệp tương ứng với doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng từng năm. Bởi chính đội ngũ người lao động vốn gắn liền với quá trình phát triển của doanh nghiệp, họ cần được ứng xử như là một phần lực lượng sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài chính sách chăm lo phúc lợi, an sinh cho người lao động và gia đình của họ, doanh nghiệp cũng cần chú ý việc đào tạo, tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho người lao động bằng các lớp dạy nghề, đào tạo ngay tại doanh nghiệp hoặc đưa đi đào tạo các lớp ngắn ngày bên ngoài. Ngoài ra, cần tạo cơ hội việc làm cho con em của người lao động để họ càng gắn bó hơn với doanh nghiệp.

Cần tham khảo những cách làm hay, sáng tạo, nhân văn trong việc chăm lo cho người lao động. Theo như tôi được biết có doanh nghiệp còn dùng khoản tiền “hiếu nghĩa” chi cho cha mẹ, vợ chồng, con cái của người lao động trong doanh nghiệp hàng tháng. Số tiền hai hay ba triệu mỗi tháng, tuy không nhiều, nhưng rõ ràng sự chăm lo mang ý nghĩa rất nhân văn, phù hợp với văn hóa của người Việt, khiến người lao động càng gắn bó và xem doanh nghiệp như ngôi nhà thứ hai mà hết lòng tận tâm, tận lực cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Thứ hai, doanh nghiệp chia sẻ, hỗ trợ với địa phương bằng các chính sách tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, hỗ trợ các chương trình khởi nghiệp, chăm lo người nghèo, trẻ em và người cao tuổi...

Tất cả việc làm này là “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR )”, chứ không phải đây là cách lâu nay để đánh bóng, để quảng bá hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp. Theo tôi cần tinh tế hơn, nhân văn hơn để người lao động, khách hàng doanh nghiệp nhìn thấy tấm lòng, cách đối xử nhân ái, nhân văn của người sáng lập và điều hành doanh nghiệp. Các tổ chức hiệp hội đại diện cho doanh nghiệp, doanh nhân cần tìm kiếm để nhân rộng và trân trọng những doanh nhân có những tấm lòng mà tôi gọi là “bồ tát” ấy để có thể nhân lên các giá trị đạo đức kinh doanh Việt.

Với quốc gia, đạo đức doanh nhân cần được mặc định khát vọng của doanh nhân không chỉ kiếm tiền, mà là phụng sự xã hội, phụng sự quốc gia. Khát vọng cháy bỏng của doanh nhân là làm sao bằng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, để góp phần nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia, mang lại niềm tự hào cho Việt Nam. Chỉ cần nhắc tên Việt Nam, cả thế giới đều có thể nhắc ngay đến sản phẩm/dịch vụ xuất xứ từ Việt Nam như những thương hiệu toàn cầu làm vinh quang rất nhiều quốc gia trên thế giới.

Xây dựng đạo đức trong bối cảnh ngày nay, không phải là hình ảnh “đại gia”, lắm tiền, nhiều của, chơi xe sang, xài hàng hiệu, mà là hình ảnh của một doanh nhân mang lại những giá trị cho cộng đồng, cho quốc gia, thậm chí nhìn xa hơn là mang lại sự phát triển nền văn minh nhân loại an toàn hơn, nhân ái hơn bao giờ hết.

Xin được mượn câu nói của nhà khoa học Albert Einstein để gửi đến các doanh nhân ngày nay là: “Đừng cố gắng để trở thành người thành công mà hãy cố gắng thành người giá trị”.

Tóm lại, đạo đức doanh nhân chính là những giá trị mà người doanh nhân đã tạo lập cho chính mình, cho doanh nghiệp mình, cho gia đình mình, cho quốc gia mình và cho xã hội.

văn hóa kinh doanh là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp

Tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, vận dụng vào doanh nghiệp, thì thời nào cũng vậy, văn hóa kinh doanh dẫn dắt, soi đường cho việc thực hiện chiến lược, tầm nhìn của doanh nghiệp. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, hơn lúc nào hết văn hóa kinh doanh là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Theo TS. Franklin Covey: “Đối thủ của bạn có thể sao chép tất cả mọi thứ, từ chiến lược, sản phẩm, hệ thống, quy trình, cho đến bí quyết công nghệ..., chỉ trừ một thứ duy nhất họ không thể sao chép hay ăn cắp được, đó chính là văn hóa doanh nghiệp của bạn”.

Đạo đức doanh nhân và văn hóa kinh doanh trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

văn hóa kinh doanh thời 4.0 cần lưu ý vấn đề gì?

Đầu tiên là tầm nhìn của doanh nghiệp. Người lãnh đạo doanh nghiệp trong “kỷ nguyên số” phải xác định được tầm nhìn, chiến lược dài hạn của doanh nghiệp, không chỉ 10 năm, 20 năm, 50 năm, mà phải dài hơn nữa. Tầm nhìn, chiến lược phải đặt trong bối cảnh khoa học, công nghệ phát triển rất nhanh chóng. Cái mới, cái sáng tạo hôm nay có thế rất nhanh chóng trở thành cái lạc hậu trong thời gian rất ngắn dưới tác động của 4.0, rồi sẽ tới 5.0 và khó tưởng tượng hơn nữa. Do vậy, văn hóa kinh doanh thời 4.0 phải có triết lý, tư tưởng và tầm nhìn của người lãnh đạo để tạo dựng niềm tin và khát vọng của tập thể cán bộ, nhân viên và người lao động, từ đó dẫn dắt doanh nghiệp không ngừng phát triển cùng thời đại.

Tiếp theo là việc áp dụng các mô hình kinh doanh mới và mô hình quản lý hiện đại. Cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ tác động mạnh mẽ trên phương diện kỹ thuật công nghệ, giúp nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, mà còn tạo ra các mô hình kinh doanh mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng. Khai thác tốt các xu hướng tiêu dùng, áp dụng các mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ cao, mô hình quản lý hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh để thực hiện được chiến lược, tầm nhìn của mình, tạo ra những thương hiệu toàn cầu mới. Văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp vì thể đòi hỏi sự năng động, đổi mới sáng tạo, thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi và đón đầu, thậm chí dẫn dắt được sự thay đổi.

Vì vậy, sự đổi mới sáng tạo không ngừng và khả năng thích ứng sự thay đổi trong một thế giới biến đổi nhanh chóng dưới tác động của khoa học công nghệ cần được coi là những đặc trưng quan trọng của văn hóa kinh doanh thời 4.0. Những đặc trưng đó cùng với tư tưởng, triết lý, tầm nhìn, chiến lược của người lãnh đạo sẽ tạo ra “bản sắc” của các doanh nghiệp, là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững của doanh nghiệp thời 4.0.

Vì vậy, sự đổi mới sáng tạo không ngừng và khả năng thích ứng sự thay đổi trong một thế giới biến đổi nhanh chóng dưới tác động của khoa học công nghệ cần được coi là những đặc trưng quan trọng của văn hóa kinh doanh thời 4.0. Những đặc trưng đó cùng với tư tưởng, triết lý, tầm nhìn, chiến lược của người lãnh đạo sẽ tạo ra “bản sắc” của các doanh nghiệp, là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững của doanh nghiệp thời 4.0. - CEO Đặng Đức Thành

Đạo đức doanh nhân và văn hóa kinh doanh trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0
Ông Đặng Đức Thành được biết đến là một CEO tài năng của Tập đoàn Đầu tư Tài chính Green+, Ủy viên BCH Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI; Chủ nhiệm CLB các nhà kinh tế; Chủ tịch Quỹ đầu tư khởi nghiệp tỉnh Bến Tre; đồng thời cũng là nhà sáng lập Câu lạc bộ 120. Ông chính là người đã sáng tạo nên bài tập thể dục 7 động tác với tên gọi “Vượt qua nỗi sợ nCoV”. Bài tập này nằm trong cuốn sách cùng tên do CEO Đặng Đức Thành chủ biên cùng sự tham gia viết bài của các y, bác sĩ, các chuyên gia y học thuộc Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

Bài: CEO Đặng Đức Thành

Tạp chí Kinh tế và Dự báo 12:25 | 29/11/2022