eMagazine
Để người mù phát huy tính tự lập, chủ động trong các lĩnh vực của cuộc sống

14:46 | 11/12/2022

Cần bảo đảm an toàn cho người mù khi tham gia giao thông, đồng thời, khuyến khích và tạo điều kiện để người mù phát huy tính tự lập, chủ động trong các lĩnh vực của cuộc sống, tích cực đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.

Để người mù phát huy tính tự lập, chủ động trong các lĩnh vực của cuộc sống

Ngày 10/12/2022, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Hội Người mù Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm Ngày quốc tế Người khuyết tật, hướng tới Thập kỷ Người khuyết tật châu Á - Thái Bình Dương, 2023-2032. Tại Lễ mít tinh, các đại biểu đã đi bộ diễu hành quanh hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc bảo đảm an toàn cho người mù khi tham gia giao thông; đồng thời, khuyến khích và tạo điều kiện cho họ phát huy tính tự lập, chủ động trong các lĩnh vực của cuộc sống, tích cực đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.

Để người mù phát huy tính tự lập, chủ động trong các lĩnh vực của cuộc sống

Hướng tới sự bình đẳng, tiến bộ, hòa nhập cho người mù khu vực ASEAN

Phát biểu tại buổi lễ, bà Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương hoan nghênh Hội Người mù Việt Nam đã chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức nhiều sự kiện ý nghĩa nhân kỷ niệm Ngày quốc tế Người khuyết tật.

“Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, tôi nhấn mạnh cam kết của Việt Nam trong việc quan tâm, tạo điều kiện để người khuyết tật nói chung, người mù nói riêng thực hiện quyền bình đẳng, phát huy khả năng, vươn lên hòa nhập cộng đồng với mục tiêu “Không ai bị bỏ lại phía sau”, bà Hoài nói.

Để người mù phát huy tính tự lập, chủ động trong các lĩnh vực của cuộc sống
Để người mù phát huy tính tự lập, chủ động trong các lĩnh vực của cuộc sống
Để người mù phát huy tính tự lập, chủ động trong các lĩnh vực của cuộc sống

Bà Bùi Thị Minh Hoài cũng bày tỏ mong muốn Hội Người mù Việt Nam, các tổ chức của người mù và vì người mù trong Cộng đồng ASEAN sẽ cùng nhau đoàn kết, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu “Hướng tới sự bình đẳng, tiến bộ, hòa nhập cho người mù khu vực ASEAN”, góp phần cùng Chính phủ và nhân dân trong khu vực xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết và phát triển.

Với mục tiêu hiện thực hóa quyền của Người khuyết tật, tháng 10/2022, 53 quốc gia thành viên và 9 thành viên liên kết thuộc Ủy ban Kinh tế - Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Liên Hợp quốc (UNESCAP) đã thông qua Tuyên bố Jakarta về thực hiện quyền của người khuyết tật tại Hội nghị cấp cao Liên chính phủ tổng kết thập kỷ Người khuyết tật khu vực châu Á – Thái Bình Dương, 2013 – 2022. UNESCAP đã nhất trí rằng, Thập kỷ người khuyết tật khu vực châu Á - Thái Bình Dương 2023–2032 cần tiếp tục tập trung vào việc thực hiện có hiệu quả Chiến lược Incheon và Tuyên bố Bắc Kinh, trong đó có “Kế hoạch hành động để đẩy nhanh việc thực hiện Chiến lược Incheon”, đồng thời, đã đưa ra 6 vấn đề trọng tâm nhằm thúc đẩy hành động và bảo vệ quyền của người khuyết tật.

Để người mù phát huy tính tự lập, chủ động trong các lĩnh vực của cuộc sống
Để người mù phát huy tính tự lập, chủ động trong các lĩnh vực của cuộc sống
Để người mù phát huy tính tự lập, chủ động trong các lĩnh vực của cuộc sống
Để người mù phát huy tính tự lập, chủ động trong các lĩnh vực của cuộc sống

Bà Bùi Thị Minh Hoài cũng đề nghị các bộ, ngành, Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam nghiên cứu, rà soát hệ thống chính sách, pháp luật về người khuyết tật nói chung, người khiếm thị nói riêng, đặc biệt là các nội dung trong Luật Người khuyết tật cùng các kiến nghị bổ sung, sửa đổi, đảm bảo vừa phù hợp với Công ước của Liên Hợp quốc về quyền của người khuyết tật và các văn bản pháp lý quốc tế, vừa phù hợp với nguồn lực của Nhà nước, cùng chung tay hỗ trợ người khuyết tật vươn lên trong cuộc sống và hội nhập quốc tế.

Để người mù phát huy tính tự lập, chủ động trong các lĩnh vực của cuộc sống

Phát huy những kết quả đó, với mục đích đóng góp vào phong trào chung của người mù trong khu vực, Hội Người mù Việt Nam đã xây dựng kế hoạch tổ chức chuỗi sự kiện “Hướng tới sự bình đẳng, tiến bộ, hòa nhập cho người mù ASEAN”.

Để người mù phát huy tính tự lập, chủ động trong các lĩnh vực của cuộc sống

Nối tiếp hành trình cây gậy trắng

Bà Đinh Việt Anh - Phó Chủ tịch Hội Người mù Việt Nam cho biết, ngày 6/12 vừa qua, Việt Nam đã nộp văn kiện gia nhập Hiệp ước Marrakesh về tạo điều kiện cho người khiếm thị và người khuyết tật chữ in khác tiếp cận với các tác phẩm đã công bố cho Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).

“Sự kiện Việt Nam gia nhập Hiệp ước Marrakesh, cùng với các nước ASEAN đã gia nhập và một số nước còn lại cũng đang đẩy nhanh quá trình đó, Hành trình Cây gậy trắng, cũng như những hỗ trợ để tổ chức thành công chuỗi sự kiện của người mù ASEAN lần này là những minh chứng sinh động cho sự quan tâm của chính phủ các nước và cộng đồng trong việc thúc đẩy bảo đảm quyền và tạo cơ hội cho những người khiếm thị, những người khuyết tật xây dựng cuộc sống bình đẳng, tiến bộ và hòa nhập xã hội”, bà Việt Anh khẳng định.

Từ sự quan tâm ấy, những người khiếm thị, người khuyết tật càng quyết tâm phấn đấu vươn lên để không chỉ có thể chăm lo cho cuộc sống của bản thân, mà còn trở thành những thành viên có trách nhiệm, hòa nhịp và đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng.

Để người mù phát huy tính tự lập, chủ động trong các lĩnh vực của cuộc sống
Để người mù phát huy tính tự lập, chủ động trong các lĩnh vực của cuộc sống
Để người mù phát huy tính tự lập, chủ động trong các lĩnh vực của cuộc sống
Để người mù phát huy tính tự lập, chủ động trong các lĩnh vực của cuộc sống

Bà Việt Anh cho biết, tiếp nối thành công của hành trình “Cây gậy trắng cho người mù Việt Nam” với hơn 20.600 cây gậy trắng đã được trao cho người mù trên mọi miền đất nước, hôm nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trao 400 cây gậy trắng cho Hội Người mù Việt Nam và các nước ASEAN.

Sau Lễ mít tinh Kỷ niệm ngày Quốc tế người khuyết tật là đi bộ diễu hành quanh hồ Hoàn Kiếm với hình ảnh cây gậy trắng. Qua đó nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ người khiếm thị nỗ lực vươn lên hòa nhập với cộng đồng. Và, nêu cao tầm quan trọng, ý nghĩa, mục đích của cây gậy trắng là người bạn đồng hành không thể thiếu, thể hiện khả năng tự lập của người mù trong học tập, lao động, tiếp cận việc làm và hòa nhập cuộc sống.

Để người mù phát huy tính tự lập, chủ động trong các lĩnh vực của cuộc sống
Để người mù phát huy tính tự lập, chủ động trong các lĩnh vực của cuộc sống

cây gậy trắng - người bạn đồng hành không thể thiếu của người mù

Từ năm 2019, các hoạt động bảo trợ, đồng hành cùng nhóm người yếu thế đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặc biệt quan tâm. Bộ đề ra chủ trương và quyết tâm thực hiện một số hoạt động xã hội có ý nghĩa thiết thực, vừa nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, hưởng ứng các phong trào hướng tới cộng đồng, người dễ bị tổn thương, vừa khơi dậy và phát huy truyền thống văn hóa nhân ái, tốt đẹp của dân tộc ta trong toàn cơ quan, từ đó, lan tỏa tình yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau trong xã hội.

Đặc biệt, hiểu rõ nhu cầu về cây gậy trắng của người mù Việt Nam, cuối năm 2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Chương trình Vì sự phát triển cộng đồng và Phát động sáng kiến Cây gậy trắng cho người mù Việt Nam với thông điệp: Cả nước chung tay mang lại hạnh phúc cho người mù.

Để người mù phát huy tính tự lập, chủ động trong các lĩnh vực của cuộc sống
Để người mù phát huy tính tự lập, chủ động trong các lĩnh vực của cuộc sống
Để người mù phát huy tính tự lập, chủ động trong các lĩnh vực của cuộc sống
Để người mù phát huy tính tự lập, chủ động trong các lĩnh vực của cuộc sống

Ý tưởng về cây gậy trắng ra đời hơn 3 năm trước , khi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng mong muốn tạo nên những chương trình lan tỏa trong toàn xã hội vì sự phát triển của cộng đồng. Với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau, những người yếu thế được Bộ Kế hoạch và Đầu tư quan tâm trước hết.

Từ đó, các mô hình hợp tác xã do người khuyết tật vận hành, các doanh nghiệp tạo tác động xã hội do người khuyết tật làm chủ, mạng lưới người điếc và khiếm thính, mạng lưới người tự kỷ, người mù và khiếm thị… tiếp nối hình thành. Người yếm thế được hỗ trợ, được gắn kết trong cùng hệ sinh thái, họ có thêm sự chia sẻ, tình thương và sự nỗ lực, cùng nuôi dưỡng khát vọng sống hạnh phúc và có ích hơn.

Chọn món quà gì để khích lệ sự nỗ lực cộng đồng người yếm thế là trăn trở của những người gây dựng chương trình từ 3 năm trước. Bà Phan Thị Thùy Trâm (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) kể, để tìm ra sự giúp đỡ có ích nhất cho người khiếm thị, tháng 7/2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Doanh nghiệp xã hội kết nối người khiếm thị (Blind link) tiến hành điều tra thực tế, để tìm hiểu các dữ liệu về cộng đồng người mù ở Việt Nam.

Những người tham gia khảo sát từ độ tuổi 11 đến 81. Với câu hỏi thứ nhất: “Cho đến nay, bạn đã từng gặp tai nạn phải nhập viện do không nhìn thấy/nhìn kém khi di chuyển chưa?”, thì có 39,1% người mù trả lời rằng, họ đã bị tai nạn phải nhập viện do di chuyển trong tình trạng mắt kém/không nhìn thấy.

Với câu hỏi thứ hai: “Tần suất bị va đập, thương tích của bạn khi tự di chuyển trong 1 tháng qua”, có đến gần 70% người mù cho biết, họ bị va đập, thương tích khi tự di chuyển từ 5 lần trở lên, trong đó đáng lo ngại là có đến 36% va đập, thương tích rất nhiều, trên 10 lần.

Với câu hỏi: “Nếu có được cho riêng mình một cây gậy trắng, bạn sẽ làm gì?”, 92% trả lời rằng, nếu có cây gậy, họ sẽ thường xuyên sử dụng. Cuộc khảo sát thực tiễn cũng cho thấy, 99,6% người mù mong muốn được nhận cây gậy để dò đường, để có thêm "đôi mắt thứ hai"…

Tháng 11/2019, để đánh giá mức độ thuận tiện và hữu dụng của cây gậy trắng, cuộc khảo sát tiếp theo được tổ chức. Theo đó, Đoàn cán bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đi cùng với nhóm học viên người mù và khiếm thị thuộc mạng lưới Blind Link trên phố Hàng Bún, Hà Nội. Trải nghiệm trong hai tình huống, di chuyển qua đường khi không có gậy và khi có gậy cho thấy, nếu thành thục trong việc sử dụng gậy, người khiếm thị có thể di chuyển độc lập, an toàn…

Qua khảo sát nhu cầu và ghi nhận từ thực tiễn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát động Sáng kiến 1 triệu cây gậy trắng tặng người mù vào tháng 12/2019.

Theo thống kê, Việt Nam có trên 2 triệu người mù và thị lực kém, tức là còn hàng triệu người đang cần cây gậy trắng. Mù thì đi đôi với nghèo và rất nghèo. Tôi cảm nhận rất rõ thực tế này nơi những người khiếm thị tôi được gặp. Mong rằng, những tấm lòng tử tế sẽ kết lại cùng nhau, trao cho người yếm thế cơ hội bước ra cộng đồng, tự tin kết nối, viết lên niềm hy vọng cuộc đời… - Phan Thị Thùy Trâm

Để người mù phát huy tính tự lập, chủ động trong các lĩnh vực của cuộc sống

Bài: Phương Anh
Ảnh: Lê Tiên

Tạp chí Kinh tế và Dự báo 14:46 | 11/12/2022