eMagazine
Đổi mới sáng tạo sâu rộng hơn nữa có thể giúp Việt Nam, Nhật Bản vượt lên các thách thức để tiếp tục phát triển

21:49 | 03/11/2023

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, đổi mới sáng tạo sâu rộng hơn nữa có thể giúp Việt Nam và Nhật Bản vượt lên các thách thức để tiếp tục phát triển…

Đổi mới sáng tạo sâu rộng hơn nữa có thể giúp Việt Nam, Nhật Bản vượt lên các thách thức để tiếp tục phát triển

Đổi mới sáng tạo sâu rộng hơn nữa có thể giúp Việt Nam, Nhật Bản vượt lên các thách thức để tiếp tục phát triển

Với vai trò đều là cơ quan tham mưu tổng hợp về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cũng như Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đã, đang và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong công tác xúc tiến đầu tư, thương mại hai chiều, hỗ trợ doanh nghiệp của nhau hấp thu công nghệ, đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững...

Việt Nam - Nhật Bản đã triển khai nhiều hoạt động hợp tác, nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Chiều nay (ngày 3/11), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) chủ trì Lễ trao giải chương trình “Inno Vietnam - Japan Fast Track Pitch 2023” (Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Nhật Bản: Đường tới thành công). Chương trình được Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) phối hợp với Cơ quan Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Nhật Bản.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: “Tôi đánh giá cao sự tham dự của quý vị đại biểu là đại diện của các cơ quan, tổ chức, các viện nghiên cứu, trường đại học, tập đoàn, doanh nghiệp trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của Việt Nam cũng như Nhật Bản. Chương trình được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản. Đồng thời, chương trình là hành động thiết thực, khẳng định quyết tâm cao của hai Bộ và các cơ quan liên quan trong việc đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, thu hút đầu tư và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp.

Bộ trưởng chia sẻ, những năm gần đây, tình hình kinh tế và chính trị trên thế giới có nhiều biến động lớn, chuyển biến nhanh và tác động nhiều chiều. Trong bối cảnh đó, đổi mới sáng tạo được xem là chìa khoá dẫn bước tới thành công của mọi thành tố trong nền kinh tế…

Đổi mới sáng tạo sâu rộng hơn nữa có thể giúp Việt Nam, Nhật Bản vượt lên các thách thức để tiếp tục phát triển

Với sự nỗ lực chung của hai quốc gia, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam kể từ thời kỳ “Đổi mới" cho đến nay luôn giữ vững trong nhóm các quốc gia dẫn đầu. Cụ thể, tổng số vốn đầu tư còn hiệu lực luỹ kế đến cuối năm 2022 là gần 69,2 tỷ USD, xếp thứ 3 sau Hàn Quốc và Singapore. Tuy nhiên, xét chiều ngược lại, đầu tư trực tiếp Việt Nam vào Nhật Bản lại khá khiêm tốn, chỉ đạt hơn 19 triệu USD. Theo đó, phía Việt Nam cam kết sẽ quyết liệt hơn nữa trong vấn đề xúc tiến đầu tư ra nước ngoài song song với tích cực tạo môi trường đầu tư thuận lợi trong nước để đón các nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt là Nhật Bản.

Với vai trò là cơ quan tham mưu tổng hợp về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và quản lý đầu tư, phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan dự thảo, trình Chính phủ, Quốc hội ban hành các cơ chế, chính sách quan trọng, nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển doanh nghiệp như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; các chiến lược, chương trình hành động về cách mạng công nghiệp lần thứ 4… Đồng thời, năm 2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng Chính phủ thành lập NIC với mục tiêu là một mắt xích quan trọng trong hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực; phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; vận hành và phát triển Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam, cũng như cung ứng dịch vụ công cho doanh nghiệp và cộng đồng.

Đổi mới sáng tạo sâu rộng hơn nữa có thể giúp Việt Nam, Nhật Bản vượt lên các thách thức để tiếp tục phát triển

Cũng theo Người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2023 là năm đánh dấu một sự kiện đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản. Trong bối cảnh tình hình quốc tế ngày càng phức tạp, Nhật Bản và Việt Nam vẫn duy trì tư cách là đối tác chiến lược quan trọng và không ngừng củng cố mối quan hệ đối tác tốt đẹp này trên nhiều lĩnh vực. Nhật Bản đứng thứ 3 trong số các nền kinh tế, lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Kết quả của "Khảo sát thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại nước ngoài năm 2022" do JETRO thực hiện cho thấy, Việt Nam là quốc gia được ưa thích thứ 2 trên thế giới sau Hoa Kỳ. Điều này cho thấy tiềm năng và cơ hội đầu tư vào Việt Nam của doanh nghiệp Nhật Bản, từ đó tạo ra một vòng tuần hoàn tích cực hơn nữa trong phát triển nền kinh tế của cả hai nước. Trong thời gian vừa qua, với sự đồng hành của METI, JETRO, JCCI, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, hai bên đã triển khai nhiều hoạt động hợp tác, nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, cũng như Sáng kiến Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Nhật Bản.

Mặc dù đứng trước nhiều cơ hội mới từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để có thể tăng tốc, vươn mình mạnh mẽ, song Việt Nam và Nhật Bản cũng phải đối mặt với những thách thức to lớn. Để tối đa hóa được những cơ hội, đưa ra hướng giải quyết phù hợp trước những khó khăn, nên đổi mới sáng tạo là một yêu cầu cấp thiết và việc áp dụng đổi mới sáng tạo sâu rộng hơn nữa có thể giúp Việt Nam và Nhật Bản vượt lên các thách thức để tiếp tục phát triển. Chương trình “Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Nhật Bản: Đường tới thành công” được phát động trong bối cảnh mới nhiều biến động, nhằm tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu, tận dụng cơ hội “biến nguy thành cơ” để phát triển.

Quyết tâm đưa NIC trở thành hạt nhân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

“Ngày 28/10/2023 vừa qua, chúng tôi đã tổ chức Lễ khánh thành NIC Cơ sở Hòa Lạc và việc đưa cơ sở này đi vào hoạt động cùng với cơ sở NIC Hà Nội vận hành từ năm 2021, nhằm hiện thực hóa quyết tâm đưa NIC trở thành hạt nhân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam theo hướng nhanh, bền vững dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo...”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, hôm nay, NIC phối hợp với JETRO và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Lễ trao giải chương trình Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Nhật Bản: Đường tới thành công. Chương trình nằm trong khuôn khổ hoạt động “ASEAN - Japan Co-Creation Fast Track Initiative - (Sáng kiến đồng sáng tạo Asean - Nhật Bản)” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng METI đồng chủ trì. Chương trình được tổ chức tại Việt Nam với mục tiêu thu hút doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đến từ Nhật Bản, khu vực Đông Nam Á cùng giải quyết các vấn đề cấp thiết mà các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Việt Nam và Nhật Bản đang gặp phải.”

Bộ trưởng chia sẻ, ngày 29/8/2023 vừa qua, chúng ta đã tổ chức thành công Lễ công bố Chương trình với sự tham dự và phối hợp tổ chức của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn sở hữu thách thức đến từ cả Việt Nam và Nhật Bản. 6 tập đoàn sở hữu thách thức bao gồm: Công ty Cổ phần giải pháp năng lượng VinES - Tập đoàn VinGroup, Công ty Công nghệ MoMo và Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT - Tập đoàn FPT (phía Việt Nam); Tập đoàn Tokyu, Tập đoàn Money Forward, và Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển và Sản xuất Fujikin Đà Nẵng (phía Nhật Bản). Tất cả các doanh nghiệp sở hữu thách thức đều đã đưa ra những đề bài phù hợp với thực tiễn và thu hút được rất nhiều sự quan tâm không chỉ đến từ các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam, Nhật Bản, mà trên toàn khu vực Đông Nam Á. Trải qua hơn 2 tháng công bố thách thức, Ban tổ chức đã nhận được gần 100 giải pháp chất lượng để tháo gỡ những nút thắt của các doanh nghiệp lớn Việt Nam và Nhật Bản. Chương trình đã tạo niềm tin, động lực, bài học kinh nghiệm tốt lan tỏa cho cộng đồng doanh nghiệp, góp phần giúp các doanh nghiệp tự tin, có hướng đi đúng, tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức khi áp dụng đổi mới sáng tạo.

“Tôi tin rằng chương trình này sẽ là sự kiện quan trọng mở ra những cơ hội mới cho quan hệ hai nước Việt Nam và Nhật Bản phát triển mạnh mẽ hơn nữa dựa trên đổi mới sáng tạo. Tiếp nối thành công Lễ công bố Chương trình, ngày hôm nay, chúng tôi vinh dự được phối hợp cùng METI với sự tham dự của ngài Bộ trưởng Nishimura Yasutoshi để tổ chức Lễ trao giải chương trình. Tôi tin tưởng rằng, chương trình sẽ chọn ra những giải pháp đổi mới sáng tạo xuất sắc và phù hợp nhất để trao giải. Những giải pháp được trình bày hôm nay không chỉ mang tính đột phá, mà còn phải thỏa mãn những yêu cầu thực tế của doanh nghiệp sở hữu thách thức...”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Đổi mới sáng tạo sâu rộng hơn nữa có thể giúp Việt Nam, Nhật Bản vượt lên các thách thức để tiếp tục phát triển

Chương trình ngày hôm nay, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, thể hiện cách chúng ta tận dụng sự sáng tạo và đổi mới trong cộng đồng để tìm kiếm các giải pháp đổi mới sáng tạo giải quyết các thách thức liên quan đến kinh tế, đầu tư kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Với cách tiếp cận này, chương trình sẽ thu hút sự tham gia, đồng hành hỗ trợ của các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổ chức quốc tế, các quỹ đầu tư để tạo nên một sân chơi với đầy đủ các chủ thể liên quan. Đây là dịp để thúc đẩy thêm sự gắn kết cộng đồng doanh nghiệp giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản. Ngoài ra, sự kiện này cũng giúp các doanh nghiệp đạt giải có dịp được mở rộng tầm nhìn, thúc đẩy sự hợp tác đa phương và gia nhập vào một mạng lưới đổi mới sáng tạo mở rộng. Các doanh nghiệp sẽ có cơ hội phát triển kinh doanh không chỉ trong hai quốc gia, mà còn trong toàn khu vực Đông Nam Á và rộng hơn là toàn cầu.

Đổi mới sáng tạo sâu rộng hơn nữa có thể giúp Việt Nam, Nhật Bản vượt lên các thách thức để tiếp tục phát triển

“Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn METI, cá nhân Bộ trưởng Nishimura Yasutoshi cùng JETRO, JCCI và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã đồng hành, phối hợp cùng chúng tôi trong thời gian vừa qua để thúc đẩy đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, cũng như góp phần quan trọng cho thành công của Lễ khánh thánh NIC Hòa Lạc và Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 từ ngày 28/10 đến 1/11/2023. Trên cơ sở hợp tác tốt đẹp này, tôi mong muốn thời gian tới sẽ có sự tham gia và hiện diện nhiều hơn nữa của các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học Nhật Bản tại các cơ sở của NIC...” Bộ trưởng kỳ vọng.

Đổi mới sáng tạo sâu rộng hơn nữa có thể giúp Việt Nam, Nhật Bản vượt lên các thách thức để tiếp tục phát triển

Đề nghị Nhật Bản tiếp tục nghiên cứu hợp tác đầu tư vào Việt Nam, tập trung vào những ngành trọng tâm như: chip bán dẫn, năng lượng tái tạo…

Trong khuôn khổ chương trình, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng Nishimura Yasutoshi đã tiến hành tọa đàm song phương. Tại đây, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã đề nghị Bộ trưởng Nishimura tiếp tục quan tâm, ủng hộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói chung và NIC nói riêng; giới thiệu thêm các doanh nghiệp công nghệ, viện nghiên cứu, trường đại học của Nhật Bản phù hợp có thể đặt văn phòng, trung tâm R&D, nhà máy sản xuất thử nghiệm (fablab) tại NIC Cơ sở Hòa Lạc.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng chia sẻ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư mong muốn được hợp tác chặt chẽ cùng METI trong các công tác giữa Chính phủ hai bên nói chung, cũng như trong việc thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản tới tham quan, tăng cường hợp tác, đầu tư trong các lĩnh vực kinh tế số, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.

Đổi mới sáng tạo sâu rộng hơn nữa có thể giúp Việt Nam, Nhật Bản vượt lên các thách thức để tiếp tục phát triển

“Bộ Kế hoạch và Đầu tư cam kết sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ tối đa phía Nhật Bản và đề nghị Nhật Bản tiếp tục nghiên cứu hợp tác đầu tư vào Việt Nam, tập trung vào những ngành trọng tâm như: chip bán dẫn, năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, nhà máy thông minh, chuyển đổi số, cùng với đó là đầu tư cho trung tâm tài chính quốc tế.”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

6 giải thưởng cao nhất được vinh danh

Trải qua hơn 2 tháng kể từ khi công bố Chương trình Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Nhật Bản: Đường tới thành công (ngày 29/8), Ban tổ chức đã nhận được gần 100 giải pháp chất lượng. Đây là một minh chứng cho thấy sức hút của Chương trình từ bài toán các doanh nghiệp, tập đoàn đặt ra cho tới sự quan tâm của các đơn vị giải đề dù lần đầu tiên được tổ chức. Đồng thời, Chương trình tạo ra sự kết nối và tính lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng startup, với kỳ vọng sẽ xuất hiện nhiều giải pháp sáng tạo và đột phá, thúc đẩy trao đổi tri thức, chuyển giao công nghệ, cũng như tăng tính khả thi và nhân rộng của việc áp dụng các giải pháp công nghệ mới đến từ những tên tuổi mới.

Đổi mới sáng tạo sâu rộng hơn nữa có thể giúp Việt Nam, Nhật Bản vượt lên các thách thức để tiếp tục phát triển

6 doanh nghiệp và tập đoàn sở hữu thách thức đến từ Việt Nam và Nhật Bản gồm:

(1) Tập đoàn VinGroup công bố thách thức “Tối ưu hóa dung lượng pin xe điện đã qua sử dụng/hết tuổi thọ trong nền kinh tế tuần hoàn”.

(2) Công ty FPT IS thuộc Tập đoàn FPT công bố 2 thách thức “Nền tảng quản lý và giao dịch tín chỉ carbon xuyên biên giới” và “Trợ lý ảo hỗ trợ tra cứu thông tin pháp luật của các bộ, ngành”.

(3) Công ty Công nghệ MoMo đưa ra đề bài liên quan tới “Thúc đẩy tài chính toàn diện cho người Việt”.

(4) Tập đoàn Kokyu mong muốn các giải pháp giải quyết được vấn đề “Phát triển đô thị bền vững TOKYU Garden City, nhằm tạo ra nơi tốt nhất để sống, làm việc và tham quan tại Việt Nam”.

(5) Tập đoàn Money Forward với thách thức xoay quanh “Hợp tác và mở rộng để hợp lý hóa B2B SaaS hoặc giải pháp Fintech”.

(6) Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển và Sản xuất Fujikin Đà Nẵng (Nhật Bản) đưa ra đề bài liên quan tới “Phát triển phần mềm sử dụng công nghệ AI”.

Đổi mới sáng tạo sâu rộng hơn nữa có thể giúp Việt Nam, Nhật Bản vượt lên các thách thức để tiếp tục phát triển

Ban Tổ chức đã lựa chọn ra giải pháp xuất sắc nhất tương ứng với mỗi thách thức để giới thiệu và trao kỷ niệm chương tại “Lễ trao giải chương trình Inno Vietnam - Japan Fast Track Pitch 2023”.

Giải pháp được Tập đoàn VinGroup lựa chọn là: Emulsion Flow Technologies

Giải pháp được FPT IS lựa chọn là: FAEGER

Giải pháp được Công ty Công nghệ MoMo lựa chọn là: Handprint

Giải pháp được Tập đoàn Kokyu lựa chọn là: Vietcetera

Giải pháp được Tập đoàn Money Forward lựa chọn là: Ecotek

Giải pháp được Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển và Sản xuất Fujikin Đà Nẵng lựa chọn là: RIKKEI.AI

Giải khán giả bình chọn: Vietcetera

6 giải thưởng cao nhất của chương trình là những giải pháp đổi mới sáng tạo xuất sắc nhất, tiềm năng nhất, giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình và tạo ra giá trị thiết thực cho xã hội.

Những giải pháp được trình bày trong Lễ trao giải không chỉ mang tính đột phá, mà còn đáp ứng những yêu cầu thực tế của các doanh nghiệp đưa ra thách thức. Các sản phẩm, giải pháp xuất sắc đạt giải sẽ có cơ hội được doanh nghiệp sở hữu thách thức hỗ trợ phát triển và đầu tư trong tương lai, hướng tới mở rộng thị trường và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Chương trình là cầu nối để thúc đẩy hơn nữa sự gắn kết giữa cả hai cộng đồng doanh nghiệp, cũng như làm sâu sắc hơn nữa quan hệ song phương hai nước.

Ngoài ra, sự kiện này cũng tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp đạt giải được tiến xa hơn, gia nhập mạng lưới đổi mới sáng tạo mở rộng, phát triển kinh doanh không chỉ trong hai quốc gia, mà còn toàn khu vực châu Á…/.

TV

Ảnh: Thế Đại

Tạp chí Kinh tế và Dự báo 21:49 | 03/11/2023