Thông tin từ nay đến hết năm mỗi tháng sẽ giải ngân 21.500 tỷ đồng, cao hơn gấp rưỡi so với mức giải ngân vốn đầu tư công của 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo ngại việc “đẩy” đầu tư công ồ ạt sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường. Để hiểu rõ bản chất của vấn đề này, Tạp chí đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bùi Quang Vinh xung quanh vấn đề này, trong chuyên mục Định hướng triển vọng.

Tuy bối cảnh nền kinh tế thế giới tiếp tục bị ảnh hưởng xấu bởi cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu, giá cả diễn biến khó lường… nhưng xuất – nhập khẩu những tháng đầu năm 2012 đã “điểm những mảng màu sáng” trên “bức tranh” kinh tế Việt Nam. Bài viết Dự báo xuất nhập khẩu năm 2012: Điểm sáng của nền kinh tế của tác giả Lưu Quang Khánh, sẽ khái quát nội dung này.

Ngày 17/7/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 929/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015. Tạp chí xin trích đăng một số nội dung chính của Đề án, mở đầu cho chuyên mục Tái cơ cấu nền kinh tế.

Nông dân là người có công lớn trong việc đưa Việt Nam lên ngôi vị á quân xuất khẩu gạo trên thế giới. Nhưng đáng buồn thay họ không có tiếng nói gì trong việc quyết định giá của sản phẩm. Nỗi trăn trở của những người có trách nhiệm, cũng như chính người nông dân được phản ánh qua bài viết Đổi mới tư duy quản lý nông nghiệp thời hội nhập của tác giả Võ Tòng Xuân.

Trong chuyên mục Nghiên cứu trao đổi, bài viết Cánh đồng mẫu lớn: từ lý luận đến thực tiễn của tác giả Vũ Trọng Bình, Đặng Đức Chiến, tiếp tục đề cập đến việc phát triển nông nghiệp Việt Nam bền vững, qua việc tham khảo một số nước trong xây dựng cánh đồng mẫu lớn có thể giúp Việt Nam triển khai thành công mô hình này. Tiếp đến là một số bài viết: Để tối ưu mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” của tác giả Nguyễn Trí Ngọc; Dự báo thị trường lúa gạo năm 2012 của các tác giả Phạm Quang Diệu, Vụ Thị Thùy Ninh và Bạch Ngọc Văn; Nền kinh tế Việt Nam qua 2 chỉ số tăng trưởng và lạm phát của tác giả Hà Quang Tuyến, Bùi Trinh; Bài toán nợ xấu ngân hàng: Xử lý thế nào? của tác giả Nguyễn Đại Lai; Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả dòng vốn FDI của tác giả Tô Phương; Lợi nhuận ngân hàng và nguồn vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn của tác giả Nguyễn Thị Bích Diệp.

Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước cũng như thế giới gặp rất nhiều khó khăn, Khánh Hòa đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu vươn lên, phát huy các tiềm năng thế mạnh của tỉnh, đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Đây là nội dung được truyền tải đến bạn đọc thông qua chuyên đề về Khánh Hòa qua chuyên mục Khánh Hòa – điểm đến hấp dẫn.

Chuyên mục Kinh tế ngành - địa phương, trong chuyên mục này gồm các nội dung sau: Thu hút FDI cho các khu công nghiệp tại tỉnh Hải Dương của tác giả Bùi Thị Hải Yến; Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản trị của tác giả Dương Văn Toản, Nguyễn Tiến Dũng; Để ngành chè Thái Nguyên tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu của tác giả Đỗ Thùy Ninh.

Trong số ra kỳ này, Tạp chí tiếp tục gửi đến bạn đọc tầm quan trọng của việc áp dụng tốt quy định của pháp luật về đánh giá tác động môi trường vào hoạt xây dựng Văn bản Quy phạm pháp luật, qua bài viếtĐánh giá tác động môi trường trong quá trình xây dựng VBQPPL của tác giả Trương Hồng Quang.

Chuyên mục Phổ biến kiến thức trong số ra kỳ này, đề cập đến vai trò và ảnh hưởng của CEO tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp và với việc áp dụng nghiên cứu của nước ngoài này có phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam không? bài viết Mối quan hệ CEO, tính học tập và khả năng thích nghi của doanh nghiệp việt Nam của tác giả Hoàng Thái Học, phần nào trả lời được câu hỏi này.

Chuyên mục Nhìn ra Thế giới, các tác giả Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Hương Giang, Vũ Thu Trang, đã chia sẻ kinh nghiệm phát triển Hàn Quốc với Việt Nam qua bài viết Đổi mới quản lý tài khóa và kế hoạch tài khóa trung hạn: Nhìn từ Hàn Quốc.

Phần cuối tạp chí số ra kỳ này, như thường lệ, là những văn bản pháp quy của Chính phủ, một số cơ quan quản lý nhà nước và những tin tức kinh tế trong, ngoài nước mới diễn ra.