Trong các tháng đã qua của năm 2012, giá cả cả nước có xu hướng giảm và tăng trưởng GDP cũng có dấu hiệu chậm lại… Nguyên nhân của tình hình đó là gì? Nhận định trong các tháng cuối năm ra sao? Cần có giải pháp như thế nào? Bạn đọc quan tâm tới vấn đề này xin tìm hiểu qua bài viết Dự báo tình hình giá cả và thị trường những tháng cuối năm 2012trong chuyên mục Định hướng triển vọng.

Phát triển nền kinh tế phải đặt trên nền móng tăng trưởng bền vững, dựa trên khai thác nguồn lực thật sự của quốc gia. Vấn đề này được phản ánh qua bài viết Tái cấu trúc nền kinh tế: Hãy bắt đầu từ vốn của tác giả Đặng Đức Thành, mở đầu cho chuyên mục Tái cơ cấu nền kinh tế.

Ngày 17/7/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 292/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015. Nhưng liệu Đề án có gỡ được những “nút thắt”… phóng viên Tạp chí đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương về vấn đề này qua bài Tái cơ cấu để doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả hơn.

Trong chuyên mục Nghiên cứu trao đổi, bài viết Về đổi mới quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch của tác giả Hoàng Ngọc Phong, tiếp tục đề cập đến quy hoạch và kế hoạch là những công cụ quản lý nhà nước về nền kinh tế. Tiếp đến là một số bài viết: Công tác quy hoạch giao thông vận tải: Cần đổi mới toàn diện của tác giả Lý Huy Tuấn; “Vỡ” Quy hoạch ngành thép: Nguyên nhân và hệ luỵcủa tác giả Nguyễn Thị Vinh; Dịch vụ công của Việt Nam trước yêu cầu PPP của tác giả Phạm Thị Trúc Hoa Quỳnh; Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp: Thực trạng và thách thức của tác giả Nguyễn Văn Tuấn; Giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân ODA của tác giả Nguyễn Văn Tuấn; Phát triển giao thông nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc – Những vấn đề đặt ra của tác giả Dìu Đức Hà.

Những năm qua, tỉnh Sóc Trăng có nhiều nỗ lực khai thác tiềm năng, lợi thế và tạo mọi điều kiện thu hút đầu tư. Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá cao góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn, đô thị nhất là vùng có đồng bào dân tộc Khmer, đời sống người dân không ngừng cải thiện và nâng cao. Đây là nội dung được truyền tải đến bạn đọc thông qua chuyên đề về Sóc Trăng qua chuyên mục Sóc Trăng – tiềm năng và cơ hội đầu tư.

Chuyên mục Kinh tế ngành - địa phương, trong chuyên mục này gồm các nội dung sau: Một số giải pháp phiết triển kinh tế bền vững ở Ninh Bình của tác giả Lê Quốc Lý; Mô hình nào cho Khu hợp tác kinh tế biên giới Việt – Lào tại Hà Tĩnh của tác giả Trần Báu Hà; Hà Tĩnh đẩy mạnh thu hút FDI của tác giả Bùi Thị Quỳnh Thơ; Để công nghiệp Quảng Nam phát triển đúng định hướngcủa tác giả Nguyễn Quang Thử; Củng cố và phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Nội của tác giả Vũ Mạnh Nam.

Trong số ra kỳ này, Tạp chí tiếp tục gửi đến bạn đọc bài viết trong chuyên đề Tuyên truyền pháp luật và bảo vệ môi trường Nâng cao chất lượng xử lý chất thải rắn đô thị tại Việt Nam của tác giả An Nhi. Thông điệp mà bài viết muốn nhắn nhủ đó là quản lý và xử lý chất thải rắn đô thị là một việc làm không dễ, đòi hỏi sự nhập cuộc của người dân và toàn xã hội…

Chuyên mục Phổ biến kiến thức trong số ra kỳ này, giới thiệu kết quả nghiên cứu khả thi ứng dụng mô hình Thẻ điểm cân bằng tại các doanh nghiệp Việt Nam, bài viết Mô hình BSC và khả năng ứng dụng tại Việt Nam của tác giả Trần Quốc Việt, giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về vấn đề này. Tiếp đến là bài viếtMở chi nhánh ngân hàng mới - Một giải pháp có hiệu quả? Của tác giả Đào Thị Thanh Bình, đã kết thúc chuyên mục này

Chuyên mục Nhìn ra Thế giới, tác giả Trần Hồng Quang với bài viết Hệ thống quy hoạch ở Malaysiađã chia sẻ kinh nghiệm về hệ thống quy hoạch ở Malaysia phần nào giúp ích cho việc xây dựng Luật Quy hoạch.

Phần cuối tạp chí số ra kỳ này, như thường lệ, là những văn bản pháp quy của Chính phủ, một số cơ quan quản lý nhà nước và những tin tức kinh tế trong, ngoài nước mới diễn ra.