Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 16 (806)

Nghị định số 15/2022/NĐ-CP, ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15, ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2022. Trong đó, nổi bật là chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10%. Tuy nhiên, hiện vẫn còn tồn tại những khó khăn cho doanh nghiệp và người nộp thuế trong việc thực thi Nghị định số 15. Bài viết “Để thực thi chính sách giảm thuế giá trị gia tăng hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19”, tác giả Ngô Thị Hường đưa ra một số khuyến nghị để thực thi tốt hơn chính sách trên.

Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ tài chính (Fintech) trở thành một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự hình thành chính phủ số và nền kinh tế số của nhiều quốc gia. Trong các lựa chọn chính sách đối với quản lý Fintech, cơ chế quản lý thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đang là lựa chọn ưu tiên của nhiều chính phủ nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo lập môi trường pháp lý thử nghiệm cho các công ty cung ứng giải pháp Fintech, qua đó, giúp cơ quan quản lý định hình được bản chất, quy trình cũng như các rủi ro tiềm ẩn của các loại hình dịch vụ Fintech, từ đó có thể ban hành được khuôn khổ pháp lý, quản lý chính thức cho lĩnh vực này. Bài viết “Hoàn thiện hành lang pháp lý cho cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với Fintech”, nhóm tác giả Vũ Thị Thanh Thủy, Ngô Thị Luyện phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn quá trình xây dựng sandbox cho hoạt động Fintech, trên cơ sở đó đưa ra đề xuất nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho cơ chế này trong thời gian tới.

Dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã đạt được những bước tiến nhanh chóng với sự ra đời của hàng loạt mô hình kinh tế mới dựa trên nền tảng kỹ thuật số, trong đó có mô hình kinh tế chia sẻ. Vì vậy, việc xây dựng, hoàn thiện thể chế tạo thuận lợi cho phát triển mô hình kinh tế chia sẻ là rất quan trọng nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực độc lập, tự chủ của nền kinh tế, phát huy mạnh mẽ sức sáng tạo, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của đất nước cho phát triển. Bài viết “Phát triển mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam”, tác giả Nguyễn Trần Khánh đánh giá thực trạng phát triển mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam, từ đó đưa một số giải pháp phát triển.

Đại dịch Covid-19 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến mọi phương diện, nhưng đồng thời cũng mang lại cơ hội, đặc biệt là năng lực chuyển đổi số cho các doanh nghiệp. Từ số liệu điều tra của VCCI năm 2020 và bằng phương pháp thống kê mô tả cùng phân tích thống kê, tác giả nhận thấy, đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy mạnh mẽ năng lực chuyển đổi số ở hầu hết các mặt, nhất là tỷ lệ số hóa trong giao tiếp và phối hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, tỷ lệ nhân viên có kiến thức và có thể sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công việc, tỷ lệ nhân viên được trang bị các thiết bị CNTT tại nơi làm việc. Mặc dù vậy, nguồn lực, nhận thức và tâm lý đang là những rào cản đáng kể trong việc ứng dụng công nghệ số ở các doanh nghiệp. Thông qua bài viết “Năng lực chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19”, tác giả Lê Thị Anh đưa ra một số khuyến nghị cho Nhà nước cũng như doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh năng lực chuyển đổi số.

Thị trường chứng khoán là nơi huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, là kênh dẫn vốn lớn và quan trọng của thị trường tài chính. Việc phát triển thị trường chứng khoán lành mạnh, ổn định là một việc hết sức cần thiết cho sự phát triển của các công ty nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Bài viết “Một số giải pháp phát triển thị trường chứng khoán lành mạnh, ổn định”, nhóm tác giả Nguyễn Hà Bảo Ngọc, Nguyễn Hồng Nhung đánh giá thực trạng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó khuyến nghị một số giải pháp phát triển trong thời gian tới.

Trong bối cảnh dịch Covid-19, mua hàng trực tuyến đang và ngày càng trở nên phổ biến và trở thành thói quen của người tiêu dùng. Việc tiêu dùng trực tuyến, mua hàng trực tuyến nhiều hơn tạo điều kiện cho thương mại điện tử (TMĐT) phát triển. Nhưng cùng với đó, TMĐT cũng đem tới nhiều rủi ro cho doanh nghiệp, cho người tiêu dùng. Bài viết “Một số rủi ro thương mại điện tử tại Việt Nam trong bối cảnh sau đại dịch Covid-19 “, nhóm tác giả Trịnh Đức Duy, Đào Hồng Hạnh, Lê Thị Tú Anh đề cập đến những rủi ro TMĐT mới xuất hiện trong bối cảnh kinh doanh sau đại dịch Covid-19, từ đó đưa ra một số kiến nghị giúp doanh nghiệp giảm thiểu và ứng phó với rủi ro để phát triển vượt bậc trong giai đoạn tiếp theo.

Cùng với đó, trong số tạp chí kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Ngô Thị Hường: Để thực thi chính sách giảm thuế giá trị gia tăng hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19

Vũ Thị Thanh Thủy, Ngô Thị Luyện: Hoàn thiện hành lang pháp lý cho cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với Fintech

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Nguyễn Trần Khánh: Phát triển mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Lê Thị Anh: Năng lực chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Trịnh Đức Duy, Đào Hồng Hạnh, Lê Thị Tú Anh: Một số rủi ro thương mại điện tử tại Việt Nam trong bối cảnh sau đại dịch Covid-19

Nguyễn Hà Bảo Ngọc, Nguyễn Hồng Nhung: Một số giải pháp phát triển thị trường chứng khoán lành mạnh, ổn định

Vũ Thị Lan Phượng: Nhìn lại tình hình kinh tế Việt Nam trong đại dịch Covid-19 và một số khuyến nghị

Đỗ Thị Hồng Hạnh: Vận dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác kế toán tại doanh nghiệp

Lê Thị Thanh Hải, Tô Thị Vân Anh: Hoàn thiện và thúc đẩy tổ chức kế toán quản trị tại các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam

Trần Hoài Nam, Nguyễn Minh Đức: Ứng dụng công cụ quản trị tri thức dựa trên công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp Việt Nam

Mai Việt Hùng: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tài chính tại Học viện Hậu cần đến năm 2030

Lê Quang Hiếu, Cao Mạnh Đức: Phát triển thị trường ví điện tử của Công ty Cổ phần Giải pháp thanh toán eMoney tại Vương quốc Campuchia

Hà Thị Thu Trang: Giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở các tỉnh Tây Bắc

Hoàng Liên Sơn, Vũ Duy Hưng, Phạm Thị Luyện, Nguyễn Gia Kiêm, Bùi Thị Minh Nguyệt: Tổ chức sản xuất gỗ nguyên liệu theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn tại vùng Đông Bắc

Lê Đức Đạt: Thực trạng quản trị tài chính các trường đại học công lập địa phương: Nghiên cứu trường hợp Đại học Hồng Đức

NHÌN RA THẾ GIỚI

Nguyễn Đức Thuận, Nguyễn Mạnh Tuân: Chính sách kinh tế của Vương quốc Anh trong đại dịch Covid-19 và những gợi ý cho Việt Nam

Phạm Tuấn Trung: Kinh nghiệm phát triển hạ tầng logistics của Singapore và bài học cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Nguyễn Ngọc Sơn: Phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn TP. Hà Nội: Thực trạng và giải pháp

Nguyễn Mạnh Hùng: Giải pháp thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tại quận Tây Hồ, TP. Hà Nội giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030

Hoàng Thị Thiên Trang: Cơ hội và thách thức chuyển đổi số của một số doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hải Phòng thời kỳ dịch Covid-19

Trần Thanh Tùng: Một số giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình

Lưu Thế Vinh, Phạm Thái Thủy: Liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Hồ Thị Thanh Phương, Đỗ Văn Chúc: Quản lý thanh tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Giang Thị Thoa: Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở tỉnh Ninh Bình

Lê Thanh Tùng: Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thanh Hóa

Trần Thị Thái: Giải pháp phát triển bền vững du lịch ở Quảng Nam

Lê Thị Tuyết Thoa, Nguyễn Thị Cẩm Vân: Hiệu quả công tác quản lý, sử dụng tài sản công trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Trương Thị Dung: Nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Ngo Thi Huong: Implementation of VAT reduction policy to support businesses in the context the Covid-19 pandemic

Vu Thi Thanh Thuy, Ngo Thi Luyen: Completing the legal framework for Fintech regulatory sandbox

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Nguyen Tran Khanh: To boost sharing economy in Vietnam

RESEARCH - DISCUSSION

Le Thi Anh: Vietnamese businesses’ capacity for digital transformation in the context of the Covid-19 pandemic

Trinh Duc Duy, Dao Hong Hanh, Le Thi Tu Anh: Some risks in e-commerce in Vietnam in the post-Covid-19 pandemic

Nguyen Ha Bao Ngoc, Nguyen Hong Nhung: Some solutions to a healthy and stable stock market

Vu Thi Lan Phuong: A review of Vietnam’s economy during the Covid-19 pandemic and several recommendations

Do Thi Hong Hanh: Application of artificial intelligence to accounting at enterprises

Le Thi Thanh Hai, To Thi Van Anh: Improving and promoting management accounting in Vietnamese mechanical enterprises

Tran Hoai Nam, Nguyen Minh Duc: Adoption of IT-based knowledge management tools at Vietnamese enterprises

Mai Viet Hung: Solutions for improving the quality of financial activities at Logistics Academy until 2030

Le Quang Hieu, Cao Manh Duc: To expand e-wallet market in Cambodia of eMoney Payment Solutions JSC

Ha Thi Thu Trang: Solutions for sustainable agricultural development in the Northwest provinces

Hoang Lien Son, Vu Duy Hung, Pham Thi Luyen, Nguyen Gia Kiem, Bui Thi Minh Nguyet: Organizing the production of wood materials according to the principles of circular economy in the Northeast region

Le Duc Dat: Financial management at local public universities: The case study of Hong Duc University

WORLD OUTLOOK

Nguyen Duc Thuan, Nguyen Manh Tuan: UK’s economic policy during the Covid-19 pandemic and suggestions for Vietnam

Pham Tuan Trung: Singapore’s experience in the development of logistics infrastructure and lessons for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Nguyen Ngoc Son: Boosting night-time economy in Hanoi: Reality and solutions

Nguyen Manh Hung: Schemes to attract investment for socio-economic development in Tay Ho district, Hanoi city for the period of 2021-2025 and vision to 2030

Hoang Thi Thien Trang: Opportunities and challenges of digital transformation in some Hai Phong-based SMEs during Covid-19 pandemic

Tran Thanh Tung: Some schemes to promote the application of hi-tech in agricultural production in Hoa Binh province

Luu The Vinh, Pham Thai Thuy: Linkage between production and consumption of agricultural products in Lam Thao district, Phu Tho province

Ho Thi Thanh Phuong, Do Van Chuc: Management of tax inspection on companies in Bac Giang province

Giang Thi Thoa: New rural construction in association with agricultural restructuring in Ninh Binh province

Le Thanh Tung: Promoting FDI attraction into Thanh Hoa province

Tran Thi Thai: Solutions for sustainable tourism development in Quang Nam

Le Thi Tuyet Thoa, Nguyen Thi Cam Van: The efficiency of management and use of public assets in Quang Ngai province

Truong Thi Dung: Improving the competitiveness of private economic sector in Lien Chieu district, Da Nang city