Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 28(818)

Hạ tầng logistics đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Nó đáp ứng được hoạt động sản xuất và nhu cầu thiết yếu của các chuỗi cung ứng hàng hóa và dịch vụ của tất cả các doanh nghiệp để góp phần vào thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Tuy vậy, việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng logistics, trước hết là các khu công nghiệp (KCN) logistics, cụm logistics và trung tâm logistics đang chịu sự chi phối rất lớn do thiếu hành lang pháp lý. Bài viết “Phát triển cơ sở hạ tầng logistics và sự cần thiết luật hóa bất động sản logistics ở Việt Nam”, nhóm tác giả Đặng Đình Đào, Nguyễn Phương Lan đặt ra vấn đề luật hóa bất động sản logistics và thị trường bất động sản logistics, xem xét bổ sung vào Luật Đất đai sửa đổi lần này, nhằm tạo động lực cho sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững ở Việt Nam trong giai đoạn tới.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề bảo hộ quyền tác giả đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan quản lý nhà nước, tác giả và tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan. Ở Việt Nam hiện nay, mỹ thuật ứng dụng đã và đang tham gia vào mọi mặt của đời sống xã hội, từ các vật dụng trang trí, thời trang… đến cả các sản phẩm nội thất, nhưng sự phát triển của lĩnh vực này đang trong nguy cơ thiếu bền vững do sự vi phạm bản quyền tác giả xảy ra ngày càng nhiều. Bài viết “Hoàn thiện quy định pháp luật về quyền tác giả đối với phát triển mỹ thuật ứng dụng trong bối cảnh kinh tế hiện nay”, nhóm tác giả Trần Nguyên Cường, Nguyễn Lê Thị Phương Anh phân tích những ảnh hưởng từ góc độ bản quyền tác giả đến phát triển mỹ thuật ứng dụng trong bối cảnh phát triển kinh tế hiện nay, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục.

Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày 16/3/2021 đã giảm nhiều thủ tục, góp phần thuận lợi hóa hoạt động đăng ký doanh nghiệp. Để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý và thực hiện đăng ký doanh nghiệp, cần xem xét sửa đổi bổ sung một số văn bản sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp tại hệ thống mẫu văn bản sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp quy định tại Thông tư. Bài viết “Một số đề xuất sửa đổi, bổ sung đối với hệ thống mẫu văn bản sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp quy định tại Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT”, tác giả Nguyễn Minh Trang sẽ làm rõ hơn những nội dung này.

Doanh nghiệp là một bộ phận của hệ thống kinh tế, có chức năng tổ chức biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm và dịch vụ bán ra thị trường. Vì thế, doanh nghiệp vừa là nơi khai thác, sử dụng tài nguyên, tác động mạnh mẽ đến môi trường, vừa là tổ chức có giá trị đối với tiêu dùng, việc làm của người lao động... Trong bối cảnh cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường, ở phạm vi mỗi quốc gia hay khu vực và toàn cầu, việc xây dựng mô hình kinh tế theo hướng chuyển toàn bộ vật liệu thừa và chất thải thành đầu vào của hệ thống kinh tế, để tiếp tục sản xuất theo phương châm “từ cái nôi - đến cái nôi” là hết sức cần thiết. Bài viết “Vai trò của doanh nghiệp đối với việc xây dựng kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam”, tác giả Đỗ Thị Kim Tiên xem xét sự tác động, vai trò của doanh nghiệp đến xây dựng và phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp trong thời gian tới.

Cơ cấu và chính sách thu ngân sách nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ và tác động nhiều mặt đến các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam trong thời gian tới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng cơ cấu và chính sách thu ngân sách nhà nước, từ đó có những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện chính sách và cơ cấu thu ngân sách để phục vụ phát triển bền vững trong thời gian tới tại Việt Nam là rất cần thiết. Bài viết “Hoàn thiện chính sách và cơ cấu thu ngân sách nhà nước tại Việt Nam”, tác giả Mai Thị Kim Oanh sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê, với phương pháp định tính, nhằm phân tích thực trạng cơ cấu và chính sách thu ngân sách nhà nước, trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị hoàn thiện đổi mới chính sách và cơ cấu thu ngân sách giai đoạn 2021-2025.

Đẩy mạnh cho vay chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp, là một trong những chủ trương phát triển kinh tế được Nhà nước quan tâm thực hiện. Chủ trương này được tiếp thêm sức mạnh khi có lực đẩy từ nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là sự tham gia cùng tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận vốn của hệ thống ngân hàng thương mại. Thông qua ký kết hợp đồng tín dụng với các doanh nghiệp có mô hình chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp, các ngân hàng thương mại thể hiện quyết tâm trong việc từng bước góp phần xây dựng thành công mô hình liên kết, tháo gỡ được những hạn chế, tồn tại trong quá trình triển khai nhằm đem lại lợi ích lâu dài cho tất cả các bên tham gia, góp phần phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp của Việt Nam. Bài viết “Cho vay chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, tác giả Phạm Hoài Bắc đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển mô hình cho vay chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp của các ngân hàng thương mại trong thời gian tới.

Cùng với đó, trong số này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Đặng Đình Đào, Nguyễn Phương Lan: Phát triển cơ sở hạ tầng logistics và sự cần thiết luật hóa bất động sản logistics ở Việt Nam

Trần Nguyên Cường, Nguyễn Lê Thị Phương Anh: Hoàn thiện quy định pháp luật về quyền tác giả đối với phát triển mỹ thuật ứng dụng trong bối cảnh kinh tế hiện nay

Nguyễn Minh Trang: Một số đề xuất sửa đổi, bổ sung đối với hệ thống mẫu văn bản sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp quy định tại Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Đỗ Thị Kim Tiên: Vai trò của doanh nghiệp đối với việc xây dựng kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

Mai Thị Kim Oanh: Hoàn thiện chính sách và cơ cấu thu ngân sách nhà nước tại Việt Nam

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Phạm Hoài Bắc: Cho vay chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trần Thị Thanh Hương: Đánh giá thực trạng tài chính toàn diện của Việt Nam thông qua chỉ tiêu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính của hộ gia đình

Nguyễn Hồng Hà, Châu Thị Mỹ Tiên: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Trà Vinh

Nguyễn Văn Nhật: Hoàn thiện quản lý tín dụng vi mô tại Agribank

Lâm Thanh Hà, Ngô Vân Ngọc: Phát triển truyền thông số ở Việt Nam

Vũ Kim Dung, Lý Nguyên Ngọc, Trần Thanh Phương: Đánh giá tình hình xuất khẩu hàng da giày Việt Nam sau 2 năm EVFTA có hiệu lực và đề xuất giải pháp

Nguyễn Thị Thủy: Nâng cao giá trị thương hiệu mỹ phẩm Việt theo góc nhìn marketing

Nguyễn Việt Khánh: Thực trạng quản lý ngân sách ngành quân huấn theo cơ chế quản lý tài chính mới

Phí Thị Thu Trang: Nhận diện vấn đề bóc lột lao động theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin

Phạm Văn Hoan, Bùi Văn Quân: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục

NHÌN RA THẾ GIỚI

Lê Trung Đạo, Tô Anh Thơ: Kinh nghiệm của một số nước sử dụng chính sách tài chính phát triển kinh tế tư nhân và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Nguyễn Khắc Hải: Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ngành Kiểm sát ở Liên bang Nga và Trung Quốc - Bài học rút ra cho Việt Nam

Nguyễn Mạnh Hùng: Kinh nghiệm quốc tế về phát triển năng lượng tái tạo và những gợi ý cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Trần Thị Thu Huyền: Phát triển hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ ở huyện Đông Anh, TP. Hà Nội: Thực trạng và giải pháp

 Bắc Giang nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh

Ngô Thúy Quỳnh: Huy động vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Trần Thị Thanh Xuân, Kim Đình Hùng: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ logistics tỉnh Vĩnh Phúc

Nguyễn Thị Phương Thảo, Lê Thị Thảo, Lê Xuân Tùng: Thực trạng quản lý rủi ro thiên tai thời tiết trong sản xuất trồng trọt của nông dân tỉnh Sơn La

Nguyễn Hoàng Anh: Quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa...

Tạ Doãn Cường: Thách thức đến từ thị trường Trung Quốc và sự chuyển hóa chuỗi cung ứng xuất khẩu quả thanh long ở tỉnh Long An

 Ban Quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Phúc quyết tâm hoàn thành toàn diện nhiệm vụ năm 2022

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Dang Dinh Dao, Nguyen Phuong Lan: Development of logistics infrastructure and the need to legalize logistics real estate in Vietnam

Tran Nguyen Cuong, Nguyen Le Thi Phuong Anh: Completing regulations on copyright protection for works of applied art in the current context

Nguyen Minh Trang: Some proposals for amendments and supplements to document templates in business registration under Circular No.01/2021/TT-BKHDT

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Do Thi Kim Tien: The role of business in circular economy in Vietnam

Mai Thi Kim Oanh: Completing policies and structure of state budget revenue in Vietnam

RESEARCH - DISCUSSION

Pham Hoai Bac: Vietnamese commercial banks’ loans for agricultural production linkages

Tran Thi Thanh Huong: Assessing financial inclusion of Vietnam through the use of financial products and services by households

Nguyen Hong Ha, Chau Thi My Tien: Improving retail banking services at Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade of Vietnam, Tra Vinh Branch

Nguyen Van Nhat: Perfecting microcredit management at Agribank

Lam Thanh Ha, Ngo Van Ngoc: Boosting digital media in Vietnam

Vu Kim Dung, Ly Nguyen Ngoc, Tran Thanh Phuong: Assessing Vietnam’s leather and footwear export after 2 years of EVFTA taking effect and proposing solutions

Nguyen Thi Thuy: Enhancing the value of Vietnamese cosmetic brands from marketing perspective

Nguyen Viet Khanh: Reality of military training budget management under the new financial management mechanism

Phi Thi Thu Trang: Identifying the problem of labor exploitation from Marxism - Leninism perspective

Pham Van Hoan, Bui Van Quan: Some schemes to improve the quality of vocational training at private vocational education institutions

WORLD OUTLOOK

Le Trung Dao, To Anh Tho: Experiences of some countries in using financial policies for the development of private sector and lessons for Vietnam

Nguyen Khac Hai: Russia’s and China’s experiences in improving human resources in procuracy - Lessons for Vietnam

Nguyen Manh Hung: Global experience in renewable energy development and suggestions for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Tran Thi Thu Huyen: The development of organic agricultural cooperatives in Dong Anh district, Hanoi city: Reality and solutions

 Bac Giang strives to strengthen business environment

Ngo Thuy Quynh: Mobilizing investment capital for new rural construction in Lam Thao district, Phu Tho province

Tran Thi Thanh Xuan, Kim Dinh Hung: Improving the efficiency of state management on logistics services in Vinh Phuc province

Nguyen Thi Phuong Thao, Le Thi Thao, Le Xuan Tung: Reality of disaster risk management in crop production of farmers in Son La province

Nguyen Hoang Anh: State budget management in Dong Son district, Thanh Hoa province

Ta Doan Cuong: Challenges from the Chinese market and the transformation of supply chains for dragon fruit export in Long An province

 Vinh Phuc Industrial Park Management Board determines to complete the task in 2022