Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 29 (783)

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học, trong những năm gần đây, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, cho tới nay, các chính sách đó vẫn chưa thực sự thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học. Bài viết “Chính sách tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học: Thuận lợi và khó khăn”, tác giả Phạm Thị Huyền chỉ ra những thuận lợi và khó khăn khi thực thi các chính sách tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học, từ đó, đề xuất các giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới.

Sau khoảng thời gian chống chọi với đại dịch Covid-19 kéo dài, đa số doanh nghiệp đã bị bào mòn sức khỏe một cách nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, việc phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh Covid-19, cũng như phục hồi kinh tế phải được thực hiện song song, bởi kinh tế phục hồi sẽ tăng khả năng và nguồn lực để chống dịch; ngược lại, việc kiểm soát dịch bệnh hiệu quả sẽ góp phần tạo điều kiện tốt nhất để hoạt động sản xuất, kinh doanh sớm trở lại như bình thường. Thông qua bài viết, “Một số vấn đề đặt ra khi nghiên cứu xây dựng các chương trình, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp “sống chung với Covid-19” trong bối cảnh mới”, tác giả Võ Huy Hùng đưa ra một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sống chung với Covid-19 và tận dụng mọi thời cơ để phục hồi kinh tế.

Trong văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng, lĩnh vực kinh tế được đề cập đến chủ yếu ở 3 báo cáo: Báo cáo chính trị; Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030. Các văn kiện trên đề cập đến nhiều điểm mới nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững... Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, vấn đề phát triển nhanh và bền vững vẫn đang là thách thức lớn đối với các nước đang phát triển. Bài viết, “Phát triển kinh tế nhanh và bền vững theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam”, tác giả Nguyễn Hoàng Phương để ra một số giải pháp cơ bản nhằm nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững theo tinh thần của Đại hội XIII.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng kinh tế, chuyển mạnh nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất, tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhân lực chất lượng cao, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu quan trọng này trong tình hình hiện nay, đòi hỏi phải có những giải pháp vừa mang tính sách lược trước mắt, lại vừa mang tính chiến lược lâu dài. Thông qua bài viết, “Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam theo tinh thần nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”, tác giả Vũ Lê Tùng Giang đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

Trong vài năm trở lại đây, lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech) phát triển khá nhanh tại Việt Nam. Dự báo, Fintech phát triển mạnh mẽ sẽ đem đến những thuận lợi và thách thức trong triển khai TCTD của Việt Nam thời gian tới. Bài viết “Fintech trong triển khai tài chính toàn diện: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam”, tác giả Nguyễn Thị Kim Chung đánh giá thực trạng phát triển Fintech tại Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp phát triển thời gian tới.

Tỷ giá hối đoái, thông tin về tỷ giá hối đoái ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế, người đọc gặp không ít khó khăn khi tìm hiểu các thông tin về tỷ giá do chúng được đưa, được trình bày khá phức tạp, khó hiểu. Tỷ giá hối đoái, dưới góc độ một khái niệm khoa học cần phải được hiểu thống nhất. Vậy tại sao tỷ giá hối đoái ở các nước khác nhau lại được hiểu trái ngược nhau? Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là gì? Tỷ giá Đô la Mỹ được trình bày là USD/VND hay VND/USD? Giải pháp là gì? Thông qua bài viết, “Tỷ giá và thông tin về tỷ giá”, tác giả Nguyễn Ái Đoàn phần nào trả lời những câu hỏi trên.

Trong thời gian qua, những quyết sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giúp doanh nghiệp (DN) củng cố niềm tin và có động lực mạnh mẽ hơn nhằm khắc phục thiệt hại, vực dậy sản xuất kinh doanh, đồng hành cùng Chính phủ trong thực hiện mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế”. Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn hoành hành và diễn biến phức tạp, khó lường, việc đồng bộ hóa các giải pháp với nội dung thiết thực nhằm hỗ trợ DN vượt qua khó khăn là cần thiết không chỉ cho DN, mà còn cho người lao động, cũng như toàn bộ đời sống và sự phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương và cả quốc gia. Bài viết “Tác động của đại dịch Covid-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam và một số khuyến nghị”, tác giả Hồ Thị Thu Hương để xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ và thúc đẩy DN Việt Nam phục hồi trở lại.

Cùng với đó, trong số tạp chí kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Phạm Thị Huyền: Chính sách tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học: Thuận lợi và khó khăn

Võ Huy Hùng: Một số vấn đề đặt ra khi nghiên cứu xây dựng các chương trình, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp “sống chung với Covid-19” trong bối cảnh mới

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Nguyễn Hoàng Phương: Phát triển kinh tế nhanh và bền vững theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam

Vũ Lê Tùng Giang: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam theo tinh thần nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

Bùi Đức Hòa, Trịnh Xuân Việt: Một số giải pháp tăng năng suất lao động ở Việt Nam trên cơ sở vận dụng lý luận của C. Mác

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Nguyễn Thị Kim Chung: Fintech trong triển khai tài chính toàn diện: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

Lê Thanh Huyền: Ứng dụng Fintech trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam

Nguyễn Ái Đoàn: Tỷ giá và thông tin về tỷ giá

Hồ Thị Thu Hương: Tác động của đại dịch Covid-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam và một số khuyến nghị

Nguyễn Thị Lương: Đổi mới công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ 4.0

Trần Thị Hồng Huệ, Nguyễn Thị Hồng Duyên: Công tác đào tạo kế toán, kiểm toán trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0

Lê Thị Kim Triệu: Ngành kế toán trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0

Vũ Thị Mai Nhi: Đại dịch Covid-19 và xu hướng làm việc mới đối với ngành kế toán

Nguyễn Thị Như Quỳnh: Thúc đẩy sự liên kết vùng trong phát triển du lịch các tỉnh miền núi Tây Bắc: Thực trạng và giải pháp

Hồ Thị Minh Phương: Quản lý liên kết để nâng cao chất lượng chuỗi sản phẩm du lịch vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung

Lê Mạnh Cường: Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trên địa bàn các khu kinh tế quốc phòng ở Việt Nam

NHÌN RA THẾ GIỚI

Manichanh Xaiyavong, Nguyễn Hồng Minh: Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Savannakhet, CHDCND Lào giai đoạn 2021-2025

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Trần Hữu Dào, Nguyễn Ngọc Trình: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước Chương Mỹ, TP. Hà Nội

Nguyễn Thị Hồng Thúy: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Nguyễn Thị Hạnh Duyên, Nguyễn Thị Hải Yến: Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế khu vực Bắc Nghệ I, Nghệ An

Nguyễn Viết Đức: Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay

Đỗ Văn Nhân: Những giải pháp thu hút đầu tư vào Quảng Trị trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Nguyễn Thị Kim Anh, Lê Thị Thu Duyên: Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế khu vực Bắc Khánh Hòa

Lê Thị Thu Diềm, Tất Duyên Thư: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy chuyển đổi lên doanh nghiệp của hộ kinh doanh tại tỉnh Trà Vinh

Nguyễn Thị Vân: Liên kết sản xuất phát triển ngành hàng trái cây tại tỉnh Bến Tre trước thách thức biến đổi khí hậu

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Pham Thi Huyen: Policies on financing scientific research activities at higher education institutions: Pros and cons

Vo Huy Hung: Some issues on researching and developing programs and solutions for supporting businesses “living with Covid-19” in the new context

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Nguyen Hoang Phuong: Rapid and sustainable economic development in line with the spirit of the 13th National Congress of the Communist Party of Vietnam

Vu Le Tung Giang: Renovating the economic growth model in Vietnam in the spirit of the resolution of the 13th National Congress of the Communist Party of Vietnam

Bui Duc Hoa, Trinh Xuan Viet: Some solutions for increasing labor productivity in Vietnam based on the application of Marx’s theory

RESEARCH - DISCUSSION

Nguyen Thi Kim Chung: Fintech in the implementation of financial inclusion: Opportunities and challenges for Vietnam

Le Thanh Huyen: Applicationof Fintech to banking sector in Vietnam

Nguyen Ai Doan: Exchange rate and information on exchange rate

Ho Thi Thu Huong: Impact of the Covid-19 pandemic on Vietnamese businesses and some recommendations

Nguyen Thi Luong: Innovation of accounting in the context of the applications of Industry 4.0 technologies

Tran Thi Hong Hue, Nguyen Thi Hong Duyen: Accounting and auditing training in the context of the Fourth Industrial Revolution

Le Thi Kim Trieu: Accounting sector in the context of the Fourth Industrial Revolution

Vu Thi Mai Nhi: The Covid-19 pandemic and new work trends in accounting sector

Nguyen Thi Nhu Quynh: Promoting regional linkage in tourism development in the Northwest mountainous provinces: Current situation and solutions

Ho Thi Minh Phuong: Management of linkage to improve the quality of tourism product chain in the Central key economic region

Le Manh Cuong: Identify determinants of economic development in economic - defense zones in Vietnam

WORLD OUTLOOK

Manichanh Xaiyavong, Nguyen Hong Minh: Solutions for boosting FDI attraction to Savannakhet province, Lao PDR in the 2021-2025 period

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Tran Huu Dao, Nguyen Ngoc Trinh: Improving the control of recurrent expenditures through the State Treasury at Chuong My, Hanoi

Nguyen Thi Hong Thuy: Enhancing the competitiveness of private enterprises in Phu Tho province

Nguyen Thi Hanh Duyen, Nguyen Thi Hai Yen: Managing corporate income tax at the Bac Nghe I Tax Department, Nghe An province

Nguyen Viet Duc: Accelerate fishery logistics services in Ha Tinh province today

Do Van Nhan: Solutions for attracting investment in Quang Tri in the context of the Covid-19 pandemic

Nguyen Thi Kim Anh, Le Thi Thu Duyen: Completing tax inspection for non-state enterprises at the Northern Khanh Hoa Tax Department

Le Thi Thu Diem, Tat Duyen Thu: Situation and solutions for motivating household businesses to convert into firms in Tra Vinh province

Nguyen Thi Van: Production linkage to develop the fruit sector in Ben Tre province in response to climate change