Trong suốt quá trình xây dựng đường lối đổi mới trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở nhận thức lý luận của Mác và việc xác định các thành phần kinh tế - “cơ sở hạ tầng” trong từng giai đoạn, Đảng ta đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng thể chế kinh tế thị trường, thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với yêu cầu thực tiễn đất nước, góp phần phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Từ đó, làm thay đổi cơ sở hạ tầng xã hội, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, tạo nền tảng vững chắc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Bài viết, “Nhận thức “cơ sở hạ tầng” theo quan niệm của Mác và vận dụng trong phát triển kinh tế nhiều thành phần ở nước ta”, tác giả Lê Thị Tuyết Vân sẽ làm rõ hơn những nội dụng trên.

Từ cuối năm 2019, đầu năm 2020, cả thế giới phải đối mặt với dịch viêm phổi cấp (COVID-19) do chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) gây ra. Dưới tác động của đại dịch, không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, phải thu hẹp sản xuất, kinh doanh hoặc tạm ngừng hoạt động trong ngắn hạn. Bài viết “Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tháo gỡ khó khăn sau đại dịch COVID-19”, tác giả Đỗ Văn Viện sẽ phân tích rõ hơn những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cùng những chính sách hỗ trợ của Chính phủ, qua đó gợi mở giải pháp để thúc đẩy doanh nghiệp vượt qua thách thức trong thời gian tới.

Hiện nay, kinh tế số đã phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy tái cơ cấu lao động theo hướng số hóa của nền kinh tế và làm thay đổi nhanh mọi mặt của đời sống xã hội, đóng góp đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân của nhiều quốc gia. Bối cảnh này, đặt Việt Nam trước yêu cầu phải có sự thay đổi về cơ cấu lao động mà theo đó nguồn nhân lực trong thời đại số phải được chú trọng phát triển. Bài viết “Phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số ở Việt Nam giai đoạn 2020-2030”, nhớm tác giả Trần Trọng Nguyên, Đỗ Thế Dương làm rõ khái niệm về kinh tế số và đặc trưng của nguồn nhân lực trong thời đại số, nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực số tại Việt Nam hiện nay, qua đó đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực số ở Việt Nam giai đoạn 2020-2030.

Đổi mới thông qua ứng dụng công nghệ số đang là động lực chính của thay đổi trong lĩnh vực tài chính nói chung, lĩnh vực bảo hiểm nói riêng. Thông qua bài viết “Xu thế chuyển đổi số trong lĩnh vực bảo hiểm”, Nguyễn Tiến Hùng tập trung khái quát khái niệm của chuyển đổi số, tác động của nó đến thị trường bảo hiểm, qua đó, đề xuất khuyến nghị để chuyển đổi số thành công cho thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 01/8/2020, mở ra cơ hội hàng rào thuế quan lớn chưa từng có cho hàng Việt vào thị trường hơn 500 triệu dân EU. Đối với ngành dệt may Việt Nam, để tận dụng cơ hội lớn này có nhiều việc cần phải làm. Thông qua bài viết, “Tận dụng cơ hội từ EVFTA cho ngành dệt may Việt Nam”, tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Anh đánh giá cơ hội, thách thức của của EVFTA đối với ngành dệt may Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra một số giải giúp các doanh nghiệp ứng phó trước những thách thức của EVFTA.

Sau hơn 30 năm đầu tư ra nước ngoài, số dự án và tổng vốn đầu tư của Việt Nam còn rất khiêm tốn, lợi nhuận chuyển về nước cũng chưa đóng góp đáng kể vào kinh tế đất nước... Bài viết “Đôi nét về đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam”, nhóm tác giả Bảo Châu - Đức Trí sẽ khắc họa một số nét chính trong bức tranh đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam, từ đó có định hướng để thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài mạnh mẽ và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Trong bối cảnh bảo vệ môi trường và phát triển bền vững không chỉ là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà đã trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu, kiểm toán môi trường được xem là công cụ hữu hiệu cho Kiểm toán nhà nước đạt được mục tiêu đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công trong lĩnh vực môi trường. Thông qua bài viết “Phát huy vai trò của Kiểm toán nhà nước trong kiểm toán môi trường”, tác giả Phạm Thị Hương đánh giá thực trạng công tác kiểm toán môi trường của Kiểm toán nhà nước, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới.

Cùng với những nội dung trên, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Lê Thị Tuyết Vân: Nhận thức “cơ sở hạ tầng” theo quan niệm của Mác và vận dụng trong phát triển kinh tế nhiều thành phần ở nước ta

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Đỗ Văn Viện: Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tháo gỡ khó khăn sau đại dịch COVID-19

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Trần Trọng Nguyên, Đỗ Thế Dương: Phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số ở Việt Nam giai đoạn 2020-2030

Nguyễn Tiến Hùng: Xu thế chuyển đổi số trong lĩnh vực bảo hiểm

Nguyễn Thị Quỳnh Anh: Tận dụng cơ hội từ EVFTA cho ngành dệt may Việt Nam

Bảo Châu - Đức Trí: Đôi nét về đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam

Phạm Thị Hương: Phát huy vai trò của Kiểm toán nhà nước trong kiểm toán môi trường

Nguyễn Thị Nga: Một số giải pháp chống gian lận, thất thu thuế ở nước ta hiện nay

Huỳnh Thị Thanh Thúy: Cơ hội và thách thức đối với lĩnh vực kế toán ở Việt Nam trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0

Nguyễn Thị Mỹ Trinh, Bùi Trường An: Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

Vũ Thị Liên: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay

Vũ Thị Hoàng Yến: Thực trạng nguồn vốn đầu tư phát triển đội tàu vận tải biển Việt Nam

Nguyễn Quốc Huy: Nâng cao chất lượng dịch vụ môi giới bất động sản: Nhìn từ góc độ nguồn nhân lực

Lê Hồng Quân, Nguyễn Tiến Thành, Trần Thị Tú Ngà: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên đáp ứng yêu cầu phát triển Học viện Chính sách và Phát triển giai đoạn 2020-2030

Ngô Thị Thu: Phát huy vai trò của kiểm toán nội bộ ở các doanh nghiệp tại Việt Nam

NHÌN RA THẾ GIỚI

Đỗ Minh Sơn: Tái cấu trúc ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của các tập đoàn ở Hàn Quốc và gợi ý cho Việt Nam

Manivong Bongsouvanh: Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ở tỉnh Savannakhet, CHDCND Lào

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Nguyễn Thị Hạnh, Trần Công Hòa: Đầu tư công trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn: Thực trạng và giải pháp

Ngô Thị Thủy: Phát triển thủy sản huyện Vân Đồn, Quảng Ninh: Thực trạng và giải pháp

Nguyễn Thị Ngọc Anh: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

Chu Thị Hồng Phượng, La Thị Quỳnh: Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ gỗ lũa trên địa bàn xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, Hòa Bình

Lê Phú Hào, Nguyễn Hoàng Phương: Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Dương trong hội nhập quốc tế

Nguyễn Thị Lan: Một số giải pháp phát triển kinh tế biển tỉnh Bình Định

Lại Tiến Dĩnh: Tạo sinh kế giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nam Bộ

Lê Dư Ngọc, Bùi Văn Trịnh: Giải pháp giảm nợ bảo hiểm xã hội tại địa bàn tỉnh Hậu Giang

Lý Văn Dũng: Giải pháp hoàn thiện công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Bình Dương

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO LIFE

Le Thi Tuyet Van: Marx’s notion of “infrastructure” and application to the development of our multi-sector economy

ANALYZE - RECOMMENDATION - FORECAST

Do Van Vien: Schemes to support Vietnamese businesses to overcome difficulties after the COVID-19 pandemic

Tran Trong Nguyen, Do The Duong: Development of human resource to meet the requirements of digital economy in Vietnam for the period 2020-2030

RESEARCH - EXCHANGE

Nguyen Tien Hung: Digital transformation trend in insurance sector

Nguyen Thi Quynh Anh: Taking advantage of opportunities from EVFTA for Vietnam’s textile and garment industry

Bao Chau - Duc Tri: A brief overview of Vietnam’s overseas investment

Pham Thi Huong: Promoting the role of the State Audit Office of Vietnam in environmental audit

Nguyen Thi Nga: Some solutions for combating fraud and tax loss in our country

Huynh Thi Thanh Thuy: Opportunities and challenges for accounting sector in Vietnam

in the Fourth Industrial Revolution

Nguyen Thi My Trinh, Bui Truong An: Opportunities and challenges for Vietnamese enterprises’s adoption of International financial reporting standards

Vu Thi Lien: Promote the application of information technology in education and training in Vietnam today

Vu Thi Hoang Yen: Current status of investment capital for development of Vietnam’s sea fleet

Nguyen Quoc Huy: Strengthen the quality of real estate brokerage services: From perspective of human resource

Le Hong Quan, Nguyen Tien Thanh, Tran Thi Tu Nga: Improve lecturer capacity to meet the development requirements of Academy of Policy and Development for the period 2020-2030

Ngo Thi Thu: Promoting the role of internal audit in Vietnam-based enterprises

LOOK AT THE WORLD

Do Minh Son: Restructuring business lines and fields of corporations in Korea and suggestions for Vietnam

Manivong Bongsouvanh: Training and retraining for cadres and civil servants in Savannakhet province, Lao PDR

ECONOMIC SECTOR - TERRITORY

Nguyen Thi Hanh, Tran Cong Hoa: Public investment in Bac Kan province: Current situation and solutions

Ngo Thi Thuy: Fishery development in Van Don district, Quang Ninh: Reality and solutions

Nguyen Thi Ngoc Anh: Enhance human resources quality in FDI enterprises in Vinh Phuc province-based industrial zones

Chu Thi Hong Phuong, La Thi Quynh: Production and consumption of driftwood products in Lam Son commune, Luong Son district, Hoa Binh

Le Phu Hao, Nguyen Hoang Phuong: Solutions to develop tourism in Binh Duong province in the context of international integration

Nguyen Thi Lan: Some schemes to boost marine economy in Binh Dinh province

Lai Tien Dinh: Creating sustainable livelihood to reduce poverty for ethnic minorities in the South West region

Le Du Ngoc, Bui Van Trinh: Solutions to reduce social insurance debt in Hau Giang province

Ly Van Dung: Perfect the work of attracting FDI into Binh Duong