eMagazine
Không một quốc gia, nền kinh tế nào, nếu vẫn giữ tư duy cũ, mà có thể phát triển nhanh và bền vững

10:18 | 17/01/2024

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, không một quốc gia, nền kinh tế nào, nếu vẫn giữ tư duy cũ, chỉ dựa vào các động lực tăng trưởng truyền thống, mà có thể phát triển nhanh và bền vững.

Không một quốc gia, nền kinh tế nào, nếu vẫn giữ tư duy cũ, mà có thể phát triển nhanh và bền vững

Không một quốc gia, nền kinh tế nào, nếu vẫn giữ tư duy cũ, mà có thể phát triển nhanh và bền vững

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, không một quốc gia, nền kinh tế nào, nếu vẫn giữ tư duy cũ, chỉ dựa vào các động lực tăng trưởng truyền thống, mà có thể phát triển nhanh và bền vững...

3 bí quyết thành công của Việt Nam

Trưa ngày 16/1 (theo giờ địa phương), ngay sau khi tới Davos, Thụy Sĩ, trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp toàn cầu về hợp tác phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ ô tô, chíp bán dẫn và hệ sinh thái liên quan đến các ngành này.

Đây là sự kiện quan trọng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sĩ và Tập đoàn FPT phối hợp tổ chức, với sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và một số bộ trưởng, cùng đại diện các tập đoàn lớn trên thế giới như: Google, Mitsubishi Heavy Industries, Siemens, Mahindra, PSA International, JANZZ.technology, Qualcomm…

Không một quốc gia, nền kinh tế nào, nếu vẫn giữ tư duy cũ, mà có thể phát triển nhanh và bền vững

Đại diện các tập đoàn như: Google, Siemens, Qualcomn, Ericsson… đánh giá cao những thành tựu phát triển của Việt Nam, tầm nhìn của Việt Nam trong phát triển kinh tế xanh, bền vững; cam kết tiếp tục mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam; đồng thời mong muốn Chính phủ Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư phát triển trong lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo, bán dẫn, AI, hạ tầng chiến lược…

Chia sẻ tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, sau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam vẫn bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; chuyển đổi thành công sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; từ một nước chậm phát triển trở thành nước đang phát triển; quy mô nền kinh tế tăng từ khoảng 4 tỷ USD lên khoảng 430 tỷ USD năm 2023; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân (thu nhập bình quân đầu người tăng từ khoảng 100 USD lên khoảng 4.300 USD năm 2023)…

Từ một quốc gia bị bao vây, cấm vận, Việt Nam nay có quan hệ với 193 quốc gia trên thế giới; có quan hệ với 30 đối tác chiến lược và đối tác toàn diện, trong đó có toàn bộ 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc và 7 thành viên G7, 16 thành viên G20; là mắt xích quan trọng trong các chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực và là một trong 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới với mạng lưới 16 FTA đã ký kết và 3 FTA đang đàm phán.

Không một quốc gia, nền kinh tế nào, nếu vẫn giữ tư duy cũ, mà có thể phát triển nhanh và bền vững

Trả lời câu hỏi của một đại biểu về bí quyết thành công của Việt Nam, Thủ tướng chia sẻ 3 nội dung lớn.

Thứ nhất, Việt Nam luôn kiên định, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và truyền thống lịch sử, văn hóa hào hùng hàng nghìn năm của dân tộc, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam và bối cảnh thế giới.

Thứ hai, Việt Nam phát huy tinh thần tự lực, tự cường, dựa vào nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; ngoại lực (gồm đào tạo nhân lực, công nghệ, quản lý, tài chính…) là quan trọng và đột phá.

Thứ ba, có sự hỗ trợ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.

Không một quốc gia, nền kinh tế nào, nếu vẫn giữ tư duy cũ, mà có thể phát triển nhanh và bền vững
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Hội nghị

Theo Thủ tướng, AI, bán dẫn và công nghiệp ô tô là những ngành quan trọng, vừa có những động lực phát triển cũ cần được làm mới, vừa có những động lực mới cho sự phát triển. Việt Nam đã ban hành chiến lược phát triển trong lĩnh vực AI; xây dựng các trung tâm dữ liệu quốc gia kết nối với các trung tâm dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương. Việt Nam tập trung phát triển ô tô điện, sử dụng nguyên liệu sạch, phát thải carbon thấp và đầu tư cho giao thông xanh.

Về công nghiệp bán dẫn, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ, Việt Nam xác định đây là một động lực phát triển mới và sẽ đầu tư để tham gia vào cả 3 công đoạn trong chuỗi giá trị vi mạch bán dẫn gồm: thiết kế, chế tạo và đóng gói; tiếp tục tập trung phát triển nền tảng công nghệ thông tin, nguồn nhân lực và sẽ có chính sách ưu đãi phù hợp.

Để phát triển các lĩnh vực trên, Thủ tướng cho biết, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược gồm: hạ tầng chiến lược để giảm chi phí logistics, chi phí đầu vào, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; và hoàn thiện thể chế để tạo thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, người dân.

Thủ tướng mong các doanh nghiệp tiếp tục hợp tác, đầu tư hiệu quả, bền vững tại Việt Nam, khẳng định Việt Nam luôn đồng hành, hợp tác với nhà đầu tư trên nguyên tắc lợi ích hài hòa giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, nhà đầu tư, đồng thời khi có rủi ro thì cùng chia sẻ.

Tìm kiếm và kiến tạo các động lực tăng trưởng mới là xu thế khách quan và tất yếu của thế giới ngày nay

Vào chiều ngày 16/1 theo giờ địa phương, tại Thụy Sĩ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự và phát biểu tại Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) với chủ đề: "Chân trời phát triển mới: Thúc đẩy chuyển đổi, mở ra các động lực tăng trưởng mới tại Việt Nam".

Phát biểu chính tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, chuyển đổi, tìm kiếm và kiến tạo các động lực tăng trưởng mới là xu thế khách quan và tất yếu của thế giới ngày nay; không một quốc gia, nền kinh tế nào, nếu vẫn giữ tư duy cũ, chỉ dựa vào các động lực tăng trưởng truyền thống, mà có thể phát triển nhanh và bền vững.

Thủ tướng nhấn mạnh, để thúc đẩy chuyển đổi, kiến tạo, mở ra các động lực tăng trưởng mới, Việt Nam sẽ tập trung vào 4 nhóm giải pháp chính.

Thứ nhất, tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật với tinh thần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Thứ hai, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó tập trung phát triển hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng số, hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thứ tư, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, trong đó ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, công nghiệp bán dẫn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Không một quốc gia, nền kinh tế nào, nếu vẫn giữ tư duy cũ, mà có thể phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng khẳng định, Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển đổi, gồm chuyển đổi về kinh tế, làm mới những động lực tăng trưởng cũ (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy những động lực tăng trưởng mới; chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức; chuyển đổi về cơ chế, chính sách, xây dựng hạ tầng chiến lược cho chuyển đổi; chuyển đổi nguồn nhân lực.

Không một quốc gia, nền kinh tế nào, nếu vẫn giữ tư duy cũ, mà có thể phát triển nhanh và bền vững

Cùng với đó, Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn tối, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; kiên trì chính sách quốc phòng "bốn không"; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển; xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, không ngừng nâng cao nội lực và khả năng chống chịu của nền kinh tế...

Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp nước ngoài hợp tác kinh doanh

Cũng vào chiều ngày 16/1 (giờ địa phương), tại Thụy Sĩ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu với vai trò diễn giả chính tại Phiên đối thoại chính sách "Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu" trong khuôn khổ Hội nghị WEF Davos năm 2024.

Đây là 1 trong 8 phiên đối thoại với người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ được WEF tổ chức tại Hội nghị Davos năm nay, thể hiện sự quan tâm, đánh giá tích cực của WEF và các thành viên đối với vai trò, vị thế quốc tế, thành tựu, tầm nhìn và triển vọng phát triển của Việt Nam.

Phiên đối thoại chính sách của Thủ tướng Phạm Minh Chính được WEF đề xuất, xác định là một phiên điểm nhấn tại Hội nghị. Phiên đối thoại diễn ra vào thời điểm then chốt, giúp thúc đẩy quan hệ với các đối tác và chuyển tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam phát triển năng động, đổi mới, là điểm đến đầu tư hấp dẫn, là thành viên trách nhiệm và là hình trên nhiều mặt, lĩnh vực của cộng đồng quốc tế.

Phiên đối thoại có sự tham dự trực tiếp của Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch WEF, 100 lãnh đạo, đại diện các quốc gia, tổ chức quốc tế, các tập đoàn, doanh nghiệp là thành viên của WEF.

Phát biểu tại Phiên đối thoại, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ 2 gợi ý cho các quốc gia.

Thứ nhất, xác định nguồn lực bắt đầu từ tư duy, động lực bắt đầu từ sự đổi mới và sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân; đề cao vai trò của đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa đa phương trong giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Thứ hai, lấy người dân là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất, là động lực và là mục tiêu của sự phát triển. Theo đó, người dân cần được trực tiếp tham gia và thụ hưởng chính sách.

Không một quốc gia, nền kinh tế nào, nếu vẫn giữ tư duy cũ, mà có thể phát triển nhanh và bền vững

Trả lời câu hỏi của nhà bình luận Thomas Friedman về quan điểm của Việt Nam trong cân bằng quan hệ với các nước lớn, Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam là một trong những nước chịu nhiều thiệt hại nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, liên tục bị tác động bởi chiến tranh, bao vây, cấm vận. Tuy vậy, Việt Nam đã "gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng đến tương lai" để biến thù thành bạn. Thủ tướng khẳng định chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden thể hiện lòng tin chính trị vững vàng giữa Việt Nam và 2 đối tác, thể hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hòa bình, hợp tác, phát triển và thịnh vượng, đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam.

Không một quốc gia, nền kinh tế nào, nếu vẫn giữ tư duy cũ, mà có thể phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng nhấn mạnh một số lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam trong thời gian tới, bao gồm: chuyển đổi số, khoa học - công nghệ, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi xanh…, xác định đây vừa là yêu cầu, xu thế khách quan và vừa là lựa chọn chiến lược.

Trong lĩnh vực bán dẫn, Thủ tướng chia sẻ những nỗ lực của Việt Nam trong phát triển hạ tầng chiến lược, đặc biệt là hạ tầng thông tin và đang có kế hoạch đào tạo 50 nghìn đến 100 nghìn kỹ sư trong lĩnh vực bán dẫn trong thời gian sắp tới.

Về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, mọi vấn đề đều có tính hai mặt, cho biết Việt Nam sẽ tích cực khai thác lợi thế, hạn chế tiêu cực của AI, bắt đầu từ việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, song song với hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư và tăng cường, nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực.

Trong quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp, Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện, phát triển 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, nhân lực; tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp nước ngoài hợp tác kinh doanh, trên cơ sở phát huy tối đa lòng tin, hy vọng và quyết tâm của hai bên và mong muốn các doanh nghiệp gắn sản xuất, tiêu dùng với nghiên cứu và đào tạo.

Không một quốc gia, nền kinh tế nào, nếu vẫn giữ tư duy cũ, mà có thể phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng chia sẻ, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ biến đổi khí hậu. Nhấn mạnh cam kết đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050 tại Hội nghị COP26, Thủ tướng cho biết trong thời gian qua, Việt Nam đã chủ động nâng cao khả năng thích ứng với sạt lở, hạn hán, thiên tai, đồng thời, triển khai sáng kiến mới về phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao và phát thải thấp, để vừa phù hợp với xu thế phát triển bền vững, vừa phát huy vai trò quan trọng của Việt Nam trong bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu…/.

T.Văn

Ảnh: VGP

Tạp chí Kinh tế và Dự báo 10:18 | 17/01/2024