eMagazine
Lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, từ di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến lý luận sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

16:52 | 31/05/2023

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Điều này vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay, nhất là trong bối cảnh thế giới đang ngày càng trở nên bất ổn, với nhiều diễn biến bất thường, khó lường. Hơn lúc nào hết, việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ta đang đặt ra bức thiết để đưa sự nghiệp cách mạng của nước ta, dân tộc ta tiếp tục gặt hái những thành tựu vĩ đại mới theo con đường chủ nghĩa xã hội (CNXH) mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã sáng suốt lựa chọn.

Lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, từ di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến lý luận sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, từ di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến lý luận sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Điều này vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay, nhất là trong bối cảnh thế giới đang ngày càng trở nên bất ổn, với nhiều diễn biến bất thường, khó lường. Hơn lúc nào hết, việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ta đang đặt ra bức thiết để đưa sự nghiệp cách mạng của nước ta, dân tộc ta tiếp tục gặt hái những thành tựu vĩ đại mới theo con đường chủ nghĩa xã hội (CNXH) mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã sáng suốt lựa chọn.

Những di sản vô giá về lý luận CNXH của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Không mơ hồ, trừu tượng, với câu hỏi CNXH là gì, Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời rất sáng tỏ: "Xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội". "Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu nước mạnh" (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8 và tập 10).

Lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, từ di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến lý luận sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kế thừa những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng không ngừng và thời kỳ quá độ lên CNXH; xuất phát từ đặc điểm, điều kiện của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Thời kỳ quá độ “là thời kỳ dân chủ mới”, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Ở Việt Nam là hình thái quá độ gián tiếp với: “Đặc điểm to nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”. Tuy nhiên, muốn “tiến lên chủ nghĩa xã hội” thì không phải “cứ ngồi mà chờ” là sẽ có được CNXH. Nếu nhân dân ta mọi người cố gắng, phấn khởi thi đua xây dựng, thì thời kỳ quá độ có thể rút ngắn hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Phải tạo ra những điều kiện cần và đủ về cơ sở vật chất; đồng thời, Đảng phải “lãnh đạo toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội” (Lê Xuân Thủy, 2019).

Lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, từ di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến lý luận sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quá độ lên CNXH, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa được Người trình bày một cách khái quát nhất trong Diễn văn khai mạc lớp học lý luận khoá I trường Nguyễn Ái Quốc: “Ở miền Bắc, chúng ta đang ở trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất. Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Chúng ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm. Chúng ta phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ, xóa bỏ giai cấp bóc lột, xây dựng quan hệ sản xuất mới không có bóc lột áp bức. Muốn thế chúng ta phải dần dần biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp. Chúng ta phải dần dần tập thể hóa nông nghiệp. Chúng ta phải tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư nhân, đối với thủ công nghiệp. Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc. Chúng ta lại phải tiến hành những nhiệm vụ đó trong những điều kiện đặc biệt của nước ta, nghĩa là trên cơ sở của một xã hội vừa mới thoát khỏi ách thực dân, phong kiến, hết sức lạc hậu và trong hoàn cảnh nước ta đang bị chia cắt làm hai miền. Trong những điều kiện như thế, chúng ta phải dùng những phương pháp gì, hình thức gì, đi theo tốc độ nào để tiến dần lên chủ nghĩa xã hội? Đó là những vấn đề đặt ra trước mắt Đảng ta hiện nay. Muốn giải quyết tốt những vấn đề đó, muốn đỡ bớt mò mẫm, muốn đỡ phạm sai lầm, thì chúng ta phải học tập kinh nghiệm các nước anh em và áp dụng những kinh nghiệm ấy một cách sáng tạo. Chúng ta phải nâng cao sự tu dưỡng về chủ nghĩa Mác - Lênin để dùng lập trường, quan điểm, phương pháp chủ nghĩa Mác - Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nước ta. Có như thế, chúng ta mới có thể dần dần hiểu được quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra được những đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình nước ta. Như thế là phải học tập lý luận, phải nâng cao trình độ lý luận chung của Đảng, trước hết là của cán bộ cốt cán của Đảng” (Phạm Tất Thắng, Nguyễn Linh Khiếu, 2016).

Lý luận về thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta không ngừng được phát triển phong phú, nâng tầm và đáp ứng sát nhu cầu của thực tiễn cách mạng

Từ thấm nhuần lý luận về con đường lên CNXH ở nước ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng, cùng với bám sát thực tiễn sinh động, đa chiều của đất nước ta, vẫn với câu hỏi CNXH là gì, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra những gợi mở mang tính khát quát sâu sắc về con đường quá độ đi lên CNXH ở nước ta trong thời đại mới.

Lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, từ di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến lý luận sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

CNXH là gì và đi lên CNXH bằng cách nào? Đó là điều mà chúng ta luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn để từng bước hoàn thiện đường lối, quan điểm và tổ chức thực hiện, làm sao để vừa theo đúng quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Cho đến nay, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng chúng ta đã hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta phải: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện (Nguyễn Phú Trọng, 2021).

Lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, từ di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến lý luận sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, dựa trên nền tảng lợi ích chung của toàn xã hội hài hòa với lợi ích chính đáng của con người, khác hẳn về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích riêng giữa các cá nhân và phe nhóm, do đó cần và có điều kiện để xây dựng sự đồng thuận xã hội thay vì đối lập, đối kháng xã hội. Trong chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích; mọi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam. Chúng ta chủ trương không ngừng phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, trên cơ sở liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối của Đảng; có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tham gia quản lý xã hội. Chúng ta nhận thức rằng, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về bản chất khác với nhà nước pháp quyền tư sản là ở chỗ: pháp quyền dưới chế độ tư bản chủ nghĩa về thực chất là công cụ bảo vệ và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản, còn pháp quyền dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân. Thông qua thực thi pháp luật, Nhà nước bảo đảm các điều kiện để nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị, thực hiện chuyên chính với mọi hành động xâm hại lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Đồng thời, chúng ta xác định: Đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn sức mạnh và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam; không ngừng thúc đẩy sự bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo. Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, xây dựng CNXH là kiến tạo một kiểu xã hội mới về chất, hoàn toàn không hề đơn giản, dễ dàng. Đây là cả một sự nghiệp sáng tạo vĩ đại, đầy thử thách, khó khăn, một sự nghiệp tự giác, liên tục, hướng đích lâu dài, không thể nóng vội. Vì vậy, bên cạnh việc xác định chủ trương, đường lối đúng, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, phải phát huy mạnh mẽ vai trò sáng tạo, sự ủng hộ và tham gia tích cực của nhân dân. Nhân dân tiếp nhận, ủng hộ và nhiệt tình tham gia thực hiện đường lối của Đảng vì thấy đường lối đó đáp ứng đúng yêu cầu, nguyện vọng của mình. Sức mạnh nhân dân là cội nguồn sâu xa của thắng lợi, của phát triển… (Nguyễn Phú Trọng, 2021).

Lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, từ di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến lý luận sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những bài học quan trọng rút ra

Một là, tiếp tục kiên định con đường đi lên CNXH ở nước ta theo kim chỉ nam là chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Hai là, trên cơ sở nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự nghiệp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chúng ta cần luôn bám sát thực tiễn sinh động của thế giới và Việt Nam, để có sự bổ sung, phát triển khoa học, biện chứng hệ thống lý luận về con đường quá độ đi lên CNXH ở nước ta, từ đó đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong bối cảnh mới. Đây là yếu tố quan trọng để không ngừng củng cố và nâng cao vị thế lãnh đạo đất nước của Đảng ta, mang lại sự hùng cường của quốc gia; bình yên và hạnh phúc cho nhân dân.

Ba là, tiếp tục nâng cao tính hiệu quả và thực chất của cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong rộng rãi quần chúng nhân dân, chứ không chỉ chủ yếu dừng lại trong hệ thống cơ quan Đảng, Nhà nước. Trong đó, cần đạt được những kết quả rõ nét hơn trong việc từng ngành, từng giới luôn bám sát, làm theo những lời dạy của Bác đối với từng ngành, lĩnh vực, từng giới, từ đó có phương thức đánh giá, khen thưởng những mô hình hay, cách làm hiệu quả để không ngừng nâng cao hiệu quả của cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới.

Bốn là, mạnh mẽ và quyết liệt hơn trong đấu tranh với các thế lực phản động, thù địch, phản bác các luận điệu chống phá con đường quá độ đi lên CNXH ở nước ta, đặc biệt là trên không gian mạng, từ đó nâng cao tinh thần cảnh giác trong mọi tầng lớp nhân dân trong bảo vệ chế độ, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ta.

Năm là, cần tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh với các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên, để sự nghiệp cách mạng nước ta luôn trong thế chủ động, đi trước một bước./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Xuân Thủy (2019), Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Giá trị và những luận điểm cần bổ sung, phát triển, truy cập từ https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-thoi-ky-qua-do-len-cnxh-o-viet-nam-gia-tri-va-nhung-luan-diem-can-bo-sung-123889.

2. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, (2011), Hồ Chí Minh Toàn tập, từ tập 5-8.

3. Nguyễn Phú Trọng (2021), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, truy cập từ https://www.tapchicongsan.org.vn/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-ve-chu-nghia-xa-hoi-va-con-duong-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam.

4. Phạm Tất Thắng, Nguyễn Linh Khiếu (2016), Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam, truy cập từ https://tapchicongsan.org.vn/hoc-tap-va-lam-theo-tu-tuong-ao-uc-phong-cach-ho-chi-minh1/-/2018/42218/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-chu-nghia-xa-hoi-va-thoi-ky-qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi%2C-bo-qua-che-do-tu-ban-chu-nghia-o-viet-nam.aspx.

H.Hòe

Ảnh: vov.vn, nhandan.vn, tuyengiao.vn, doanhnghieptrunguong.vn, tư liệu

Tạp chí Kinh tế và Dự báo 16:52 | 31/05/2023