eMagazine
Quy định thế nào mà đến Nhà nước còn không làm được, thì doanh nghiệp làm sao được?

11:45 | 27/10/2024

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, chiều 26/10, phát biểu tại Tổ 12 (gồm Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Bắc Kạn, Quảng Bình), Tổng Bí thư Tô Lâm trăn trở, quy định thế nào mà đến Nhà nước còn không làm được, thì doanh nghiệp làm sao được? Hàng trăm, hàng nghìn dự án ở địa phương được cấp cho doanh nghiệp, nhưng triển khai lại vướng, đứng chờ nhau. Tất cả do mình cả. Phải phối hợp, không đổ cho nhau hay chờ đợi nhau được, phải tìm cách trả lời cho dân.

Quy định thế nào mà đến Nhà nước còn không làm được, thì doanh nghiệp làm sao được?

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, chiều 26/10, phát biểu tại Tổ 12 (gồm Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Bắc Kạn, Quảng Bình), Tổng Bí thư Tô Lâm trăn trở, quy định thế nào mà đến Nhà nước còn không làm được, thì doanh nghiệp làm sao được? Hàng trăm, hàng nghìn dự án ở địa phương được cấp cho doanh nghiệp, nhưng triển khai lại vướng, đứng chờ nhau. Tất cả do mình cả. Phải phối hợp, không đổ cho nhau hay chờ đợi nhau được, phải tìm cách trả lời cho dân.

Mặc dù thành tựu chung đạt được là rất lớn, nhưng nhìn vào thực chất cũng rất lo lắng

Chiều 26/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở tổ về tình hình kinh tế - xã hội. Phát biểu tại Tổ 12, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, nhìn lại năm 2024, chúng ta đã nỗ lực rất lớn, là năm có kết quả cao nhất trong cả nhiệm kỳ, năm nước rút thực hiện nhiệm kỳ Đại hội XIII. Sau 40 năm đổi mới, có thể khẳng định đây là thắng lợi, là kỳ tích vĩ đại, nhất là trong nhiệm kỳ khóa XIII, vị thế đất nước ngày càng được nâng cao, kinh tế - xã hội phát triển nhiều mặt, quốc phòng, an ninh được giữ vững...

Mặc dù thành tựu chung đạt được là rất lớn, với những con số rất đáng mừng. “Nhưng nhìn vào thực chất cũng rất lo lắng”, Tổng Bí thư nhấn mạnh. Do đó, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội phải bền vững, phát triển toàn diện, hài hòa, cân bằng, đi đôi với bảo vệ môi trường; thành quả phải đến tận tay người dân, nâng cao được mức sống của người dân và đó mới là mục tiêu cao cả, bộ mặt xã hội phải được thay đổi. Kết quả tăng trưởng, dự trữ ngoại tệ và các số liệu vừa qua là tốt, nhưng nếu mọi nguồn lực được sử dụng tốt hơn thì kết quả còn cao hơn.

Quy định thế nào mà đến Nhà nước còn không làm được, thì doanh nghiệp làm sao làm được?

Bên cạnh đó, năng suất lao động cũng là điều cần được quan tâm và cần tiếp tục có những giải pháp để nâng cao năng suất lao động. Các ngành nghề cơ bản, cốt lõi của nền kinh tế phải được phát triển; còn việc dựa vào nguồn thu từ đất đai, thu từ FDI cũng chỉ trong một giai đoạn nhất định.

Theo Tổng Bí thư, mặc dù các vấn đề xã hội như: y tế, giáo dục đạt được kết quả đáng mừng, nhưng vẫn chưa thực sự thực chất. “Mỗi năm người dân ít nhất được đến bệnh viện khám sức khỏe một lần, có làm được không? Có những cụ già 60-70 tuổi, nhưng chưa từng được đo huyết áp, khám tai, khám mắt. Như vậy, y tế chưa được đến với người dân”. Thực hiện sổ sức khỏe điện tử sẽ thống kê được những con số vô cùng quý. Khi nắm rõ được một khu vực có bao nhiêu người có bệnh, từ đó mới tính toán cần bao nhiêu bác sĩ, bệnh viện, nguồn lực đầu tư, dự trù thuốc và điều chỉnh các chính sách khác.

Tương tự, đối với lĩnh vực giáo dục, xác định phổ cập cấp hai, cấp ba, thì các cháu đến tuổi phải được đến trường, phải đủ trường lớp, thầy cô. Việc thống kê dữ liệu dân cư giúp chủ động tính toán được việc này, mới thực hiện được chủ trương ở đâu có học sinh, ở đó có thầy, cô giáo và trường lớp học. Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, nhiệm vụ này là của các cấp ủy, chính quyền địa phương, của cả hệ thống chính trị, chứ không phải chỉ riêng ngành giáo dục hay y tế.

Quy định thế nào mà đến Nhà nước còn không làm được, thì doanh nghiệp làm sao làm được?

Nguồn lực đất nước là không nhỏ, nhưng sản xuất trong nước chưa tương xứng

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, qua thảo luận cho thấy, các đại biểu Quốc hội rất quan tâm đến chống lãng phí - đây cũng là vấn đề khiến người dân rất bức xúc: “Dân hỏi nhưng không trả lời được. Ai cũng nói mảnh đất đó là vàng, là quý, trị giá bao nhiêu tiền, nhưng cả chục năm vẫn để cỏ mọc, vậy ai chịu trách nhiệm?”.

Tổng Bí thư cũng dẫn chứng dự án chống ngập ở TP. Hồ Chí Minh qua 2 nhiệm kỳ, nhưng nhân dân Thành phố vẫn phải chịu ngập lụt, trong khi tiền Nhà nước đã đầu tư. Hay trường hợp 2 bệnh viện công được Nhà nước đầu tư, nhưng chục năm vẫn chưa đưa vào sử dụng, trong khi đó, nếu là dự án của tư nhân đã thu hồi vốn xong.

Quy định thế nào mà đến Nhà nước còn không làm được, thì doanh nghiệp làm sao làm được?

Một số nhà đầu tư đã tính toán với tốc độ phát triển như hiện nay, Việt Nam có nguy cơ thiếu điện

Góp ý cho dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, chúng ta đang đứng trước thách thức rất lớn là thiếu điện. Một số nhà đầu tư đã tính toán với tốc độ phát triển như hiện nay, Việt Nam có nguy cơ thiếu điện, nên đã cân nhắc có đầu tư vào Việt Nam hay không. Vì vậy, bên cạnh môi trường đầu tư tốt, kinh doanh thuận lợi, cũng cần tính toán đến sản lượng điện cung cấp cho nền kinh tế, để thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Bài toán đặt ra hiện nay làm sao có đủ năng lượng phục vụ phát triển. Do vậy, sửa đổi Luật Điện lực cần có tầm nhìn để đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời gian tới. Cùng với đó, chú trọng ưu tiên phát triển điện sạch, phấn đấu đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tính toán quy hoạch điện, vận tải điện hài hòa giữa các vùng, miền trong cả nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, có những tỉnh không sản xuất điện nhưng tiêu thụ điện lớn, nhưng có những địa phương sản xuất được điện, nhưng người dân chưa được dùng diện. Do đó, Chính phủ, Nhà nước cần làm tốt nhiệm vụ điều hòa điện. Vừa qua, đường dây 500 kV mạch 3 chiều dài 514km, được nối từ Quảng Trạch ra Phố Nối (Hưng Yên) được hoàn thành cũng nhằm giúp cân đối, điều hòa nguồn điện giữa các vùng.

Quy định thế nào mà đến Nhà nước còn không làm được, thì doanh nghiệp làm sao làm được?

“Nhiều địa phương có tiềm năng lớn về phát triển điện sạch như: điện gió, điện ngoài khơi, do vậy cần đặt ra mục tiêu cụ thể, nhận diện rõ khó khăn, thuận lợi của từng loại hình để có kế hoạch dài hạn trong việc cung ứng đủ nguồn điện…”, Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý.

Nhấn mạnh tính cấp bách trong sửa đổi Luật Điện lực, Tổng Bí thư đề nghị làm rõ khó khăn, bất cập hiện nay, từ đó có định hướng và cụ thể hóa các chủ trương của Đảng vào chính sách, pháp luật, đáp ứng yêu cầu đủ điện cho sản xuất, tiêu dùng, cho nhu cầu điện của quốc gia. Trong đó, lưu ý có các quy định về phát triển điện, điều hòa điện, quy hoạch điện, đặc biệt có đủ nguồn điện để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư.

Quy định thế nào mà đến Nhà nước còn không làm được, thì doanh nghiệp làm sao làm được?

Sau khi Trung ương có ý kiến về chủ trương đầu tư điện hạt nhân, trong Luật Điện lực (sửa đổi) cần đề cập đến nội dung này, trong đó tính toán đến công suất, vị trí, công nghệ như thế nào. Tổng Bí thư nhấn mạnh, thời gian không chờ đợi ai, chúng ta cần chủ động triển khai nhanh chóng, đồng bộ, song song với việc triển khai sẽ tiếp tục hoàn chỉnh, hoàn thiện.

Trên cơ sở những định hướng lớn, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị các đại biểu Quốc hội tiếp tục quan tâm, đóng góp ý kiến vào các điều khoản cụ thể của dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)./

TV
Ảnh: quochoi.vn

Tạp chí Kinh tế và Dự báo 11:45 | 27/10/2024