eMagazine
Toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần "5 xung kích" trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia

17:26 | 26/03/2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thanh niên phải là lực lượng xung kích, nòng cốt, giương cao ngọn cờ tiên phong, tình nguyện đi đầu, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành quốc gia số.

Toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần "5 xung kích" trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia

Toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần "5 xung kích" trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thanh niên phải là lực lượng xung kích, nòng cốt, giương cao ngọn cờ tiên phong, tình nguyện đi đầu, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành quốc gia số.

Trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển, thanh niên Việt Nam đóng vai trò hết sức quan trọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại với thanh niên nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vào sáng nay (ngày 26/3). Hội nghị có chủ đề "Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số Quốc gia". Đây là lần thứ 2 Thủ tướng Chính phủ đối thoại với thanh niên sau khi Luật Thanh niên (năm 2020) được ban hành. Cùng tham dự cuộc đối thoại có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao tặng Đoàn Thanh niên bộ sách gồm 8 cuốn sách quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được xuất bản trong thời gian qua...

Toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần

Tại cuộc đối thoại, Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các bộ, ngành đã trả lời các câu hỏi của thanh niên xung quanh các vấn đề như: giải pháp bảo vệ dữ liệu và an ninh mạng trong công cuộc chuyển đổi số; giải pháp kết nối liên thông các dịch vụ công và dữ liệu dân cư quốc gia; đồng bộ giữa cải cách thủ tục hành chính và chuyển đổi số; việc làm trước sự phát triển trí tuệ nhân tạo; giải pháp đào tạo và tuyển dụng, đãi ngộ nguồn nhân lực trẻ trong lĩnh vực chuyển đổi số…

Toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần

Cùng với trả lời các câu hỏi của thanh niên, tại cuộc đối thoại, Thủ tướng đã đặt các câu hỏi và các đại biểu thanh niên thảo luận, trả lời về 3 nội dung lớn: Đâu là vấn đề cốt lõi để thanh niên thể hiện vai trò xung kích trong công cuộc chuyển đổi số của đất nước; đề nghị thanh niên hiến kế, góp phần cùng Chính phủ đẩy mạnh xây dựng Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số; các thanh niên đã đóng góp gì cho công cuộc xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số?

Toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần "5 xung kích" trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia

Theo Thủ tướng, cuộc gặp được tổ chức nhằm chia sẻ, tâm sự, với niềm tự hào về đất nước, dân tộc Việt Nam, tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, tự hào về thanh niên Việt Nam, chúng ta hiểu nhau hơn, hiểu trách nhiệm của mình hơn, cống hiến, đóng góp nhiều hơn cho nhân dân, cho đất nước.

Theo Thủ tướng, thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và tinh thần, phát triển trí tuệ, năng động, sáng tạo, luôn mong muốn tự khẳng định mình, là lực lượng có tiềm năng to lớn và sức mạnh lan tỏa. Trong suốt chiều dài lịch sử vẻ vang của dân tộc, các thế hệ thanh niên Việt Nam luôn đóng góp quan trọng cho quá trình dựng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu luôn đặc biệt quan tâm đến thanh niên và việc đào tạo, rèn luyện thế hệ trẻ. Người khẳng định: "Muốn thức tỉnh dân tộc phải thức tỉnh thanh niên, vì thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc. Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần là do thanh niên. Thanh niên là chủ tương lai của đất nước. Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội."

Thanh niên luôn được Đảng, Nhà nước đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, phát huy nhân tố con người trong suốt chiều dài lịch sử Cách mạng Việt Nam. Ngay sau khi thành lập Đảng (3/2/1930), Đảng ta và Bác Hồ kính yêu đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn (26/3/1931). Kể từ đó, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã thể hiện xuất sắc vai trò trong việc bảo vệ, xây dựng đất nước.

Điều lệ Đảng khẳng định: "Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt trong phong trào thanh niên...".

Đoàn viên, thanh niên Việt Nam luôn phát huy tinh thần "đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên", chủ động vượt qua mọi khó khăn, thử thách để học tập, rèn luyện và trưởng thành, kế tục xứng đáng truyền thống và sự nghiệp của cha anh, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển, thanh niên Việt Nam đóng vai trò hết sức quan trọng, vừa là lực lượng đông đảo (khoảng 20% dân số), vừa là lực lượng không thể thiếu, có mặt và đóng góp công sức trên tất cả các địa bàn, các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của đất nước.

Các phong trào "Tuổi trẻ giữ nước", "Thanh niên tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", "Tuổi trẻ sáng tạo", "Thanh niên lập nghiệp"… thời gian qua vừa đáp ứng nhu cầu, vừa thể hiện nguyện vọng chính đáng của Đoàn viên, thanh niên và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần "5 xung kích" trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia

"Chúng ta thực sự xúc động trước nhiều tấm gương sáng của thanh niên Việt Nam. Không chỉ ở thời chiến, ngay trong thời bình, nhiều cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an đã nỗ lực quên mình, hy xương máu khi tuổi đời còn rất trẻ để bảo vệ độc lập, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, vì cuộc sống bình yên của nhân dân. Nhiều Đoàn viên, thanh niên đã lập thân, lập nghiệp thành công. Nhiều bạn trẻ mang vinh quang, làm rạng danh Tổ quốc trong học tập, nghiên cứu khoa học, thể thao, văn hóa nghệ thuật… Nhiều thanh niên khuyết tật, yếu thế, mồ côi cả cha lẫn mẹ đã vượt qua nghịch cảnh, phấn đấu, vươn lên, khẳng định phẩm giá, giá trị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mình và đóng góp cho quê hương, đất nước. Mong các bạn luôn tự tin vươn lên với năng lượng tích cực", Thủ tướng chia sẻ.

Phát huy tinh thần "5 xung kích" trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia

Theo Người đứng đầu Chính phủ, chuyển đổi số là yêu cầu khách quan, là xu thế tất yếu, là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu. Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế chuyển đổi số. Chính phủ đã ban hành Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đặt mục tiêu tới năm 2030, kinh tế số chiếm 30% GDP. Việt Nam là quốc gia có tốc độ chuyển đổi số nhanh trong khu vực, nhưng chúng ta xuất phát điểm thấp, do đó mục tiêu là làm sao "đi sau nhưng về trước", theo kịp, tiến cùng và bứt phá vươn lên.

Thủ tướng nhấn mạnh, có 5 yêu cầu đặt ra về chuyển đổi số đối với nền kinh tế: (i) Xây dựng chiến lược bài bản, tổng thể với lộ trình phù hợp; (ii) Thực hiện có trọng tâm, trọng điểm; (iii) Đổi mới phương thức quản lý, vận hành, quản trị xã hội theo hướng hiện đại, số hóa; (iv) Phát huy tính chủ động, sáng tạo, đột phá của mọi chủ thể, nhất là thế hệ trẻ; (v) Huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực và sự tham gia của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp.Thủ tướng đề nghị Đoàn Thanh niên cùng toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần "5 xung kích" trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia: (1) Xung kích trong nâng cao nhận thức số; (2) Xung kích xây dựng, hoàn thiện thể chế số; (3) Xung kích phát triển hạ tầng số; (4) Xung kích đào tạo nguồn nhân lực số; (5) Xung kích trong đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, lập nghiệp và văn hóa số.

Đồng thời, Thủ tướng đề nghị thanh niên Việt Nam phải có "6 khát vọng": (1) Khát vọng đóng góp, cống hiến; (2) Khát vọng học tập, rèn luyện; (3) Khát vọng đổi mới, sáng tạo; (4) Khát vọng lập thân, lập nghiệp; (5) Khát vọng hội nhập, phát triển; (6) Khát vọng đoàn kết, phát huy sức mạnh tập thể, sức mạnh toàn dân tộc.

Toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần "5 xung kích" trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tạo mọi điều kiện cho Đoàn và thanh niên phát triển đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng, sứ mệnh của mình; xử lý kịp thời các kiến nghị; có cơ chế, chính sách ưu tiên phù hợp; hỗ trợ Đoàn và thanh niên khi gặp khó khăn, nhất là những đối tượng yếu thế. Các tổ chức chính trị - xã hội phải phối hợp, hỗ trợ Đoàn thanh niên, tạo sức mạnh tổng hợp.

Thủ tướng đề nghị Đoàn Thanh niên và các cơ quan lựa chọn các công việc trọng tâm, trọng điểm với phong trào thanh niên, nhất là phong trào học tập công nghệ thông tin; phong trào học tập ngoại ngữ; phong trào giữ gìn vệ sinh môi trường.

Nhắc lại phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (nhiệm kỳ 2022-2027): "Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không; đất nước ta có hội nhập và sánh vai được với các cường quốc năm châu như Bác Hồ mong muốn và căn dặn hay không; cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không; một phần lớn là tùy thuộc vào lực lượng thanh niên và phụ thuộc vào việc bồi dưỡng, rèn luyện, đào tạo thế hệ trẻ", Thủ tướng khẳng định Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân cả nước luôn tin tưởng, hy vọng và mong muốn Đoàn và thanh niên khẳng định vị trí, vai trò, sứ mệnh lịch sử trong mọi hoạt động, nhất là những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm đã nêu.

"Chúng ta cùng nhau đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng, góp phần xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc", Thủ tướng nhấn mạnh.

Toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần "5 xung kích" trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiều hoạt động, chương trình đang triển khai nhằm thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia

Toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần "5 xung kích" trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia

Tại Hội nghị, bà Mai Thị Tươi, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại tổng hợp Toan Vân (Thái Bình) cho rằng, hiện tại chuyển đổi số tại các khu vực nông thôn, đặc biệt là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn do có nhiều rào cản. Ví dụ như cơ sở hạ tầng, cũng như nhận thức của bà con. Vậy Chính phủ có những giải pháp như thế nào để thu hẹp khoảng cách chuyển đổi số giữa nông thôn, vùng sâu, vùng xa với thành thị và việc đưa những cán bộ trẻ có năng lực chuyển đổi số về với vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa sẽ như thế nào?

Giải đáp câu hỏi trên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chia sẻ, đúng như bạn nói, hiện nay đang còn khoảng cách do nhiều điều kiện chủ quan, khách quan khác nhau.

Theo Bộ trưởng, các giải pháp có lẽ tựu trung vào những việc mà Chính phủ và các bộ, ngành phải tiếp tục làm trong thời gian tới: Trước hết là phải thực hiện hiệu quả, đồng bộ và toàn diện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thứ hai, phải nâng cao công tác tuyên truyền, truyền thông để nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trẻ, của người trẻ đối với vai trò của chuyển đổi số trong phát triển đất nước.

Thứ ba, hoàn thiện thể chế để thúc đẩy chuyển đổi số; đẩy mạnh phát triển hạ tầng cho chuyển đổi số; xây dựng các mạng lưới chuyên gia, các doanh nghiệp đã thành công trong phát triển, để kết nối với các bạn mới bắt đầu tham gia khởi nghiệp hoặc những doanh nghiệp mới, từ đó chúng ta có thể kết nối nhận được những sự chia sẻ về nguồn lực, kinh nghiệm, công nghệ cần thiết, thậm chí làm sao để các bạn có thể tiếp cận, mà không phải trả phí nhằm hỗ trợ các bạn có điều kiện áp dụng các giải pháp công nghệ trong hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó phải đẩy mạnh mạng lưới tư vấn. Đây là những việc mà Chính phủ đã và đang làm và sắp tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh.

Riêng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chúng tôi có nhiều hoạt động, chương trình đang triển khai, nhằm thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia. Bộ đang triển khai Chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam và hiện đã hỗ trợ được cho 13.000 doanh nghiệp. Đây là một chương trình rất có ý nghĩa. Bộ đã triển khai trong 5 năm qua, có sự hợp tác với các tập đoàn công nghệ lớn như: Google, Meta… Các bạn có thể tham khảo và tham gia cùng với chúng tôi, để có thể nhận được sự hỗ trợ về nguồn lực, cũng như các tư vấn hay là các tài liệu, cũng như sự hỗ trợ về công nghệ.

Chúng tôi cũng đang triển khai Chương trình phát triển nhân tài số, phối hợp cùng với Google đã cung cấp được 20.000 suất học bổng cho 83 trường đại học và cao đẳng trên cả nước. Năm nay chúng tôi tiếp tục phấn đấu cung cấp khoảng 100.000 suất học bổng, nếu các bạn có điều kiện tham gia cùng với chúng tôi thì rất tốt. Chúng tôi cũng đang triển khai Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam (phối hợp với Meta) rất có ý nghĩa để thúc đẩy các giải pháp công nghệ phục vụ cho chuyển đổi số. Một chương trình nữa được Thủ tướng giao, mà chúng tôi đang triển khai là đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn và AI. Chúng tôi đang hoàn thiện đề án này và sắp sửa trình Chính phủ, để làm sao chúng ta có được nguồn nhân lực tốt nhất cho chuyển đổi số, từ đó nắm bắt được các cơ hội, xây dựng đất nước trong giai đoạn tới.

Toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần "5 xung kích" trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia

“Các bạn cần bất cứ điều gì xung quanh việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, những doanh nghiệp trẻ, các bạn thanh niên trẻ cần điều gì có thể liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng giúp khi các bạn cần. Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính luôn luôn quan tâm đến khu vực này. Theo tôi, muốn chuyển đổi số ở khu vực này thì có 2 cái rất cơ bản là sóng và điện.”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chia sẻ.

Trong thời gian qua, Chính phủ đã tập trung vào, một là lấp điểm lõm về sóng, hai là lấp điểm lõm về điện. Có những việc rất tốn kém, nhưng vẫn phải làm với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau, vì có những khu dân cư chỉ có 3 đến 4 hộ cheo leo trên núi.

Về điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải có trách nhiệm kéo điện đến vùng sâu, vùng xa. Tất nhiên, đi cùng với 2 việc trên phải có sự ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực công nghệ thông tin cho vùng sâu, vùng xa và chính sách ưu tiên để làm sao khuyến khích nâng cao năng lực công nghệ thông tin của người dân, doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, chúng ta đang ở một thời điểm hết sức quan trọng của đất nước, khi mà chúng ta đã đi được 1/3 chặng đường của Chiến lược 10 năm và đi được hơn một nửa kế hoạch 5 năm, thách thức thì rất nhiều, mục tiêu đề ra rất lớn cho phát triển đến năm 2030 rồi đến năm 2045, nhưng cơ hội thì không phải thiếu.

“Cơ hội của chúng ta còn đang rất nhiều. Bây giờ làm thế nào để nắm bắt được cơ hội, hiện thực hóa được cơ hội để vượt qua thách thức, xây dựng được một đất nước Việt Nam hùng cường và phải đạt được các mục tiêu của Đại hội XIII đã đề ra. Đây là một trách nhiệm hết sức lớn đối với chúng ta, trong đó lực niên là lực lượng nòng cốt, tiên phong gánh vác những sứ mệnh này.”, Bộ trưởng tâm huyết chia sẻ./.

TV

Ảnh: VGP

Tạp chí Kinh tế và Dự báo 17:26 | 26/03/2024