eMagazine
Nguồn lực và động lực cho phát triển kinh tế xã hội bối cảnh COVID-19, thực trạng và định hướng của Nghệ An

19:06 | 14/04/2022

Nguồn lực và động lực cho phát triển kinh tế xã hội bối cảnh COVID-19, thực trạng và định hướng của Nghệ An.
Nguồn lực và động lực cho phát triển Kinh tế xã hội bối cảnh COVID-19, thực trạng và định hướng của Nghệ An

Nguồn lực và động lực cho phát triển Kinh tế xã hội bối cảnh COVID-19, thực trạng và định hướng của Nghệ An

Đề án Quốc gia “Từ chính sách ra cuộc sống” bao gồm nhiều hoạt động sự kiện, đối thoại, nghiên cứu khảo sát chiến lược chính sách, kiến nghị chính sách và chuỗi chương trình đối thoại độc quyền với các chính trị gia, chuyên gia, doanh nhân nổi bật. Chuyên gia Chính sách và Đổi mới sáng tạo Nguyễn Thy Nga, Chủ nhiệm Đề án Từ Chính sách ra Cuộc sống trao đổi với ông Bùi Đình Long, Phó chủ tịch UBND Tỉnh Nghệ An về Nguồn lực và động lực cho phát triển Kinh tế xã hội bối cảnh COVID-19, thực trạng và định hướng của Nghệ An.

Bài gốc: https://tuchinhsachracuocsong.vn/doi-thoai-chinh-sach-voi-ong-bui-dinh-long-pho-chu-tich-ubnd-tinh-nghe-an-nguon-luc-va-dong-luc-cho-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-boi-canh-covid-19-thuc-trang-va-dinh-huong-cua-nghe-an/

Chuyên gia Thy Nga: Trong bối cảnh COVID-19 cũng như những biến động, thay đổi của chính trị, kinh tế thế giới như thời gian qua, ông có thể đánh giá những tác động đến địa phương của mình và trong giai đoạn sắp tới, Nghệ An sẽ có những giải pháp gì để bứt phá cũng như huy động được nhiều nguồn lực hơn, thưa ông?

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long: Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến thế giới cũng như tại Việt Nam và Nghệ An cũng không nằm ngoài ảnh hưởng chung này. Có thể nói rằng, đại dịch đã ảnh hưởng rất sâu sắc đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của Tỉnh. Trong đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư này, Nghệ An có hàng trăm nghìn người mắc, hơn 150 người tử vong, và hơn 1150 doanh nghiệp tạm dừng, đóng cửa, nhiều doanh nghiệp không hoạt động. Đặc biệt nhất, Nghệ An có hơn 3,4 triệu dân số, con em đi làm ở khắp nơi. Trong đại dịch vừa qua, đã có hơn 125.000 lao động của địa phương trở về từ các vùng dịch.

Trước tình hình đó, Tỉnh đã xác định, song song với công tác phòng chống dịch phải là các giải pháp để phục hồi, phát triển kinh tế. Về công tác phòng chống dịch, thực hiện những chỉ đạo của Trung ương, của Chính phủ, trong thời gian rất ngắn, tỉnh Nghệ An đã triển khai rất đầy đủ và kịp thời. Nhờ triển khai tốt công tác phòng chống dịch, nên Nghệ An là một trong những tỉnh có tỷ lệ tỷ vong thấp nhất. Song song với phòng, chống dịch, kinh tế của Tỉnh có bước phát triển. Dịch vụ du lịch bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng, nhưng lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn nổi lên trở thành “bà đỡ” cho kinh tế Nghệ An. Tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt kết quả tích cực, giữ vững tỷ lệ trên 6% và nằm trong nhóm 20 tỉnh thành cao nhất của cả nước (Năm 2021, tăng trưởng GRDP của Nghệ An đạt 6,2%; sang quý I năm 2022, GRDP của tỉnh Nghệ An tăng 6,51%).

Thu ngân sách năm 2021 chúng tôi cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay, với gần 19.000 tỷ đồng. Cái cơ bản nhất là đời sống người dân và hoạt động văn hóa xã hội đều được duy trì, tất cả những hoạt động kỷ niệm, những ngày lễ trong năm 2021 như 990 năm danh xưng Nghệ An, 120 năm ngày sinh của Bác, 60 năm ngày Bác về thăm quê lần hai và khánh thành Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh… đều được tổ chức trọng thể. Các hoạt động đã để lại dấu ấn rất đậm nét với các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân.

Một số hình ảnh về các hoạt động của Nghệ An năm 2021

Nguồn lực và động lực cho phát triển Kinh tế xã hội bối cảnh COVID-19, thực trạng và định hướng của Nghệ An

Kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm quê lần hai và khánh thành Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong nhiều những chương trình lớn của Nghệ An đã được tổ chức, với sự tham dự của nhiều lãnh đạo cấp cao

Nguồn lực và động lực cho phát triển Kinh tế xã hội bối cảnh COVID-19, thực trạng và định hướng của Nghệ AnChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Lễ kỷ niệm 60 năm Bác Hồ về thăm quê lần thứ hai

Nguồn lực và động lực cho phát triển Kinh tế xã hội bối cảnh COVID-19, thực trạng và định hướng của Nghệ AnĐồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH, Chủ tịch HĐND tỉnh trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm 60 năm Bác Hồ về thăm quê lần thứ hai

Nguồn lực và động lực cho phát triển Kinh tế xã hội bối cảnh COVID-19, thực trạng và định hướng của Nghệ AnPhó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long phát biểu tại chương trình

Nguồn lực và động lực cho phát triển Kinh tế xã hội bối cảnh COVID-19, thực trạng và định hướng của Nghệ AnChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu cắt băng khánh thành Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nguồn lực và động lực cho phát triển Kinh tế xã hội bối cảnh COVID-19, thực trạng và định hướng của Nghệ AnBuổi lễ kỷ niệm 60 năm Bác Hồ về thăm quê lần thứ hai (8/12/1961- 8/12/2021) và khánh thành Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức ấm cúng, an toàn và bản sắc của người dân xứ Nghệ

Nguồn lực và động lực cho phát triển Kinh tế xã hội bối cảnh COVID-19, thực trạng và định hướng của Nghệ AnChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các Bộ ngành, lãnh đạo Đề án Từ Chính sách ra Cuộc sống... chụp hình lưu niệm cùng Lãnh đạo Tỉnh Nghệ An tại Đền Trung Sơn thờ Gia tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nguồn lực và động lực cho phát triển Kinh tế xã hội bối cảnh COVID-19, thực trạng và định hướng của Nghệ AnTại nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí đại biểu tham dự lễ dâng hoa, dâng hương tưởng niệm, bày tỏ lòng biết ơn vô hạn và kính trọng sâu sắc đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng và nhân dân ta, Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất

Nguồn lực và động lực cho phát triển kinh tế xã hội bối cảnh COVID-19, thực trạng và định hướng của Nghệ AnĐối thoại với Chủ nhiệm Đề án Từ Chính sách ra Cuộc sống Nguyễn Thy Nga, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long cho biết, Nghệ An sẽ tập trung phát triển công nghiệp, phát triển về nguồn lực, phát triển về đào tạo

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long: Quan trọng nữa là an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội của Tỉnh được ổn định, đảm bảo được đời sống cho nhân dân, đặc biệt là những chủ thể bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Cùng với những kết quả đã đạt được, chúng tôi cũng có được một số bài học kinh nghiệm, đặc biệt nhất là sự đồng lòng, đoàn kết của nhân dân đối với lãnh đạo trong thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống đại dịch, cũng như phát triển kinh tế - xã hội theo các mục tiêu đã đặt ra.

Chuyên gia Nguyễn Thy Nga: Trong giai đoạn sắp tới, Nghệ An sẽ có những giải pháp gì để bứt phá cũng như huy động được nhiều nguồn lực cho các mục tiêu phát triển, thưa ông?

Trước hết, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các kế hoạch để đáp ứng yêu cầu thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo Nghị định số 128/NĐ-CP của Chính phủ. Tiếp đến, trong công tác chỉ đạo, điều hành, tiếp tục quán triệt chủ trương của Đảng, Nhà nước, Nghệ An xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2025. Trong điều kiện dịch bệnh vẫn diễn ra, Chiến lược được xây dựng song song với việc thực thi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội để định hình con đường phát triển, gắn thực tiễn với từng địa phương. Trong một số lĩnh vực đặc biệt mà Nghệ An có thế mạnh, chúng tôi sẽ tiếp tục có những chính sách để đẩy mạnh sự phát triển. Điều rất đáng mừng là cuối năm 2021, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 36/2021/QH15 phê duyệt một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An. Nghị quyết là một cơ hội rất tốt để tỉnh phát triển kinh tế và có những đột phá trong giai đoạn 2022- 2030.

Để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển, chúng tôi đang xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể trong từng lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực Nghệ An có thế mạnh. Chúng tôi mong rằng, bằng sự nỗ lực từ chính mình, Nghệ An sẽ sớm khắc phục được những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19, khắc phục được những khó khăn, tồn tại và đưa Nghệ An phát triển.

Nguồn lực và động lực cho phát triển Kinh tế xã hội bối cảnh COVID-19, thực trạng và định hướng của Nghệ An

“Phải toàn diện trên tất cả lĩnh vực để đạt được hiệu quả”

Chuyên gia Nguyễn Thy Nga: Vâng một trong những điểm tạo nên nguồn lực và động cho sự phát triển đột phá của các địa phương là tác động đến từ liên kết vùng. Vậy từ liên kết vùng của Nghệ An với các điểm lân cận có điểm gì nổi trội và Nghệ An định hướng như thế nào trong thời gian tới để phát triển mạnh mẽ liên kết vùng, thưa ông?

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long: Có thể nói là về khái niệm liên kết vùng và triển khai thực hiện liên kết vùng thì không những bây giờ mà chúng tôi đã xác định từ trước nay, vùng Nam Thanh Bắc Nghệ cũng đã được xây dựng thành một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An, tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Thanh Hóa.

Nguồn lực và động lực cho phát triển kinh tế xã hội bối cảnh COVID-19, thực trạng và định hướng của Nghệ An

Chuyên gia Nguyễn Thy Nga được Tỉnh Nghệ An mời làm Cố vấn thiết kế chương trình Khát vọng Sông Lam - Vì một Việt Nam hùng cường 2021

Trong thời gian sắp tới, Nghệ An sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại, cũng như tất cả các hoạt động để làm sao liên kết vùng đạt được mục tiêu quan trọng nhất. Chúng tôi nhất quán và khẳng định rõ ràng rằng, để phát triển Nghệ An không thể không có sự liên kết. Cho nên các bài học của Quảng Ninh sẽ được áp dụng cho việc phát triển liên kết vùng của Nghệ An trong thời gian sắp tới, trong đó tập trung một số lĩnh vực như phát triển công nghiệp, phát triển về nguồn lực, phát triển về đào tạo… Tức là phải toàn diện trên tất cả lĩnh vực để đạt được hiệu quả.

Nguồn lực và động lực cho phát triển Kinh tế xã hội bối cảnh COVID-19, thực trạng và định hướng của Nghệ An

Lãnh đạo và cố vấn chương trình Khát vọng Sông Lam – Vì một Việt Nam Hùng Cường, đơn vị đầu mối Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An

Chuyên gia Nguyễn Thy Nga: Nghệ An cũng sẽ cùng chúng tôi phối hợp thiết kế các hoạt động từ Chính sách ra Cuộc sống?

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long: Rất cảm ơn đồng chí. Chúng tôi sẵn sàng. Ví dụ bây giờ tổ chức một cuộc hội thảo riêng tại Nghệ An, tổ chức một hội thảo về chính sách đất đai chẳng hạn, tạo nguồn lực động lực cho sự phát triển, tôi cho rằng chỉ một chủ đề đấy thôi đã ra được rất nhiều vấn đề. Hoặc là chính sách về tiền lương, chính sách về làm thêm giờ, rất nhiều vấn đề là chúng tôi sẵn sàng. Chúng tôi mong muốn rằng có những chính sách mới đồng bộ hơn, cụ thể hơn, thực tiễn hơn và sát thực hơn để làm sao đó trở thành động lực phát triển thực sự.

Chuyên gia Nguyễn Thy Nga: Xin chân thành cảm ơn ông! Chúng tôi luôn mong muốn tăng cường hội tụ các nguồn lực về với các địa phương.

Tinh thần đoàn kết, tin tưởng trong nhân dân được phát huy và lan tỏa mạnh mẽ

Nguồn lực và động lực cho phát triển kinh tế xã hội bối cảnh COVID-19, thực trạng và định hướng của Nghệ An

Ông Thái Thanh Quý, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An

“Cùng với cả nước, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 trong bối cảnh chịu tác động, ảnh hưởng rất sâu của đại dịch COVID-19. Các chuỗi cung ứng sản xuất và lưu chuyển hàng hóa bị đình trệ, nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt nguy cơ thiếu nguyên liệu đầu vào, vừa giảm mạnh thị trường đầu ra cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Toàn tỉnh đã có 1.123 doanh nghiệp đăng ký tạm dừng hoạt động; 506 chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký tạm dừng hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động. Cùng với đó, hơn 125 nghìn người dân ở ngoại tỉnh phải trở về địa phương để tránh dịch, trong đó 76% là lực lượng lao động, gây áp lực rất lớn trong kiểm soát dịch bệnh, bảo đảm an sinh xã hội, việc làm, thu nhập, an ninh - trật tự… trên địa bàn tỉnh.

Trước bối cảnh đó, Nghệ An vừa dồn sức, dồn lực tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đã khống chế, vượt qua được nhiều đợt trong làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4; kịp thời chuyển sang chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ; đồng thời nỗ lực tận dụng, khơi thông các dư địa để ổn định, phát triển kinh tế - xã hội mang lại những điểm sáng rất tích cực.

Bù đắp cho ngành thương mại - dịch vụ bị suy giảm mạnh, nông nghiệp đã phát huy được vai trò trụ đỡ cho nền kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng 5,59%, cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Công nghiệp - xây dựng tăng khá, xấp xỉ đạt 14% (riêng công nghiệp tăng 18,79%), góp phần đưa tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng 6,2%, đứng thứ thứ 22 trong cả nước. Thu ngân sách đạt 19.000 tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lần đầu tiên đạt mốc 3,36 tỷ USD, trong đó xuất khẩu chứng kiến năm bứt phá “ngoạn mục” với tổng kim ngạch đạt trên 2,4 tỷ USD, hoàn thành trước 4 năm mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XIX đề ra. Thu hút đầu tư chuyển biến rõ nét, trong năm, tỉnh đã cấp mới cho 118 dự án với tổng số vốn đăng ký đầu tư đạt 31.060 tỷ đồng, tăng 38,82% về số lượng dự án và gấp 3,69 lần số vốn đầu tư đăng ký so cùng kỳ năm 2020.

Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, lũy kế đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 300/411 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 72,99%; có 7 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và đạt chuẩn nông thông mới. Các hoạt động văn hóa, xã hội được điều chỉnh linh hoạt để thích ứng với tình hình dịch bệnh; an sinh xã hội được quan tâm, chú trọng; công tác đón công dân, người lao động ngoại tỉnh trở về quê bảo đảm an toàn. Cải cách hành chính, quản lý nhà nước tiếp tục được đẩy mạnh, tạo chuyển biến tích cực. Quốc phòng, an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội bảo đảm vững chắc. Tinh thần đoàn kết, tin tưởng trong nhân dân được phát huy và lan tỏa mạnh mẽ”.

Từ Chính sách ra Cuộc sống: Kinh tế số mở cơ hội hiếm có cho Việt Nam Từ Chính sách ra Cuộc sống: Kinh tế số mở cơ hội hiếm có cho Việt Nam

Đối thoại với "Chương trình Từ chính sách ra cuộc sống”, GS. Trần Thọ Đạt cho rằng, lần đầu tiên hiếm có trong lịch sử, ...

Tôi hạnh phúc khi được thấy chính sách có tác động tích cực và mang lại đời sống tốt đẹp cho người dân... Tôi hạnh phúc khi được thấy chính sách có tác động tích cực và mang lại đời sống tốt đẹp cho người dân...

Chủ nhiệm Đề án “Từ Chính sách ra Cuộc sống” Nguyễn Thy Nga tâm sự khi nói về công việc đặc biệt mà chị đảm ...

Đề án “Từ chính sách ra cuộc sống” đến với cán bộ Đoàn tỉnh Lào Cai Đề án “Từ chính sách ra cuộc sống” đến với cán bộ Đoàn tỉnh Lào Cai

Đầu Xuân Nhâm Dần 2022, tại tỉnh Lào Cai đã diễn ra chương trình đào tạo nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn cho ...

Đại dịch COVID-19 là cú sốc lớn, tác động nhiều mặt đối với đời sống kinh tế - xã hội mọi quốc gia trên thế giới. Sau những thành công trong ứng phó với bốn đợt bùng phát dịch bệnh, Việt Nam đã chuyển sang thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Sự chuyển hướng đó đòi hỏi phải làm tốt cả việc phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và sẵn sàng ứng phó có hiệu quả với dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả, cần khơi thông, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, động lực có thể bị cản trở bởi các nút thắt thể chế, có thể bị ngưng trệ do chính hậu quả dịch COVID-19.

Cuộc trao đổi chuyên sâu trong chuỗi “Chương trình đối thoại chính sách” của Đề án Từ Chính sách ra Cuộc sống và Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản phối hợp Văn phòng Chính phủ, Hội đồng lý luận Trung ương về Nguồn lực và động lực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh COVID-19.

https://tuchinhsachracuocsong.vn

Tạp chí Kinh tế và Dự báo 19:06 | 14/04/2022