Điều gì sẽ xảy ra nếu chính sách nới lỏng định lượng (QE) không bao giờ kết thúc? Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể sẽ công bố một chương trình mua tài sản mới vào ngày 22/1. Các nhà đầu tư sẽ thấy vui mừng, và trái phiếu chính phủ khu vực đồng Euro sẽ giao dịch ở mức lợi suất thấp kỷ lục. Tuy nhiên, cho dù QE là vũ khí mạnh nhất của ECB, thì một mình nó cũng không thể là cứu cánh toàn bộ châu Âu. Nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ về kích thích và cải cách tài chính, QE có thể sẽ chỉ thúc đẩy giá tài sản, hoặc thậm chí tạo ra một cái bẫy cho chính khu vực này.

Chính sách QE đã đem lại hiệu quả tại Mỹ, nhờ giảm chi phí tái cấp vốn cho các doanh nghiệp, thúc đẩy niềm tin và tiêu dùng, và giữ đồng USD ở mức thấp. Nhưng cấu trúc hệ thống tài chính của châu Âu lại khác. Chỉ một trong số các cách thức trên của Mỹ là đem lại tác dụng cho châu Âu.

Lợi suất trái phiếu chính phủ thấp hơn sẽ không có lợi cho các công ty nhỏ của châu Âu – khu vực tạo ra hơn 80% việc làm cho người dân. Trong khi các doanh nghiệp này có thể vay tiền thông qua thị trường vốn ở Mỹ, thì ở châu Âu họ dựa chủ yếu vào vay tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, khoảng một phần ba các ngân hàng châu Âu đang không ở trong tình trạng tốt để cho doanh nghiệp vay vốn.

Đối với hiệu ứng tài sản, chính sách QE khá hiệu quả. Vấn đề là nó làm lợi cho các hộ gia đình giàu có mà nắm giữ nhiều tài sản nhất, nhưng lại ít có lợi đối với lợi ích cận biên. Sau sáu năm tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và mức lương giảm, thì QE khó mà thúc đẩy châu Âu chi tiêu hoang phí được.

Biện pháp đem lại hiệu quả nhất là tiền tệ: đồng Euro yếu có thể sẽ nâng cao xuất khẩu cho các công ty châu Âu. Tuy nhiên, điều này chỉ có kết quả tạm thời, và có thể sẽ mất dần tác dụng nếu các ngân hàng trung ương khác quyết định giảm lãi suất.

Bên cạnh đó, chi tiêu chính phủ trong khu vực đồng Euro thấp hơn rất nhiều so với thời điểm Mỹ và Anh bắt đầu các chương trình QE của họ. Trong kịch bản này, người tiêu dùng và các doanh nghiệp có thể trì hoãn chi tiêu và đầu tư. Thực tế điều này đang xảy ra. Tiêu thụ đang giảm, các ngân hàng đã giảm 600 tỷ Euro cho vay doanh nghiệp kể từ cuộc khủng hoảng, và hiện tại các doanh nghiệp đang tích trữ khoảng 10% tiền mặt của bảng cân đối ở ngoại vi. Nghiên cứu gần đây của SP Kothari, Jonathan Lewellen và Jerold Warner (2014) cho thấy, việc cắt giảm lãi suất có rất ít tác động đến đầu tư của Mỹ giai đoạn 1952-2010: các doanh nghiệp có xu hướng đầu tư theo chu kỳ, khi tăng trưởng và lãi suất tăng.

Nếu không có cam kết từ chính phủ để kích thích tăng trưởng, QE sẽ có nguy cơ tạo ra các rủi ro trong thị trường tài chính hơn là đầu tư kinh tế dài hạn. ECB là nhận thức được những rủi ro và đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hỗ trợ của các chính phủ nhằm kích thích tiền tệ, tuy nhiên không phải tất cả các chính phủ EU đều sẵn sàng để hành động./.

Dịch từ nguồn:

http://www.ft.com/intl/cms/s/0/267bb360-7a4e-11e4-a8e1-00144feabdc0.html#axzz3O7xUlhFr