Cơ quan này cũng cho biết, nhập khẩu giảm 2,4% (dự báo ban đầu là giảm 6,2%). Như vậy, xuất khẩu vẫn là cột trụ của nền kinh tế thứ hai thế giới khi khối lượng hàng hóa xuất ra nước ngoài của quốc gia này tăng mạnh hơn dự báo của các nhà kinh tế hồi tháng trước.

Sự phục hồi của kinh tế Mỹ đã thúc đẩy sản xuất của các nhà máy Trung Quốc, ngay cả khi nhu cầu của Trung Hoa Đại lục còn đang bị ảnh hưởng bởi bất động sản suy thoái và năng lực sản xuất dự phòng. Năm 2014, GDP Trung Quốc tăng 7,4%, mức tăng chậm nhất kể từ năm 1990.

Li Miaoxian, nhà kinh tế thuộc Bocom International Holdings Co., Bắc Kinh cho biết: "Xuất khẩu của Trung Quốc sẽ đủ để hỗ trợ cho sự phát triển chung của cả nước, nhưng không đủ mạnh để tạo ra một sự phục hồi".

"Kết quả hoạt động nhập khẩu tốt hơn dự kiến cho thấy, nhu cầu nội địa của Trung Quốc không hề yếu. Thực tế, nó khá ổn định nếu không phải chịu tác động từ việc giá dầu giảm".

Mỹ vẫn duy trì là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc trong năm thứ 3 liên tiếp, theo số liệu của hải quan. Còn EU là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.

Zheng Yuesheng, phát ngôn viên Cơ quan hải quan cho biết: "Tăng trưởng thương mại của Trung Quốc đang chuyển từ tốc độ cao xuống tốc độ cao trung bình". Ông dẫn ví dụ từ việc phục hồi nền kinh tế toàn cầu chậm chạp, mất khả năng cạnh tranh sản xuất và sự sụt giảm đầu tư nước ngoài trong sản xuất của Trung Quốc, cũng như giá hàng hóa giảm.

Bốc dỡ hàng hóa tại bến cảng Thiên Tân, Trung Quốc

Các ước tính từ 40 nhà kinh tế về chỉ số tăng trưởng xuất khẩu hiện nay dao động từ 1,3%-11%. Ước tính trung bình cho thặng dư thương mại là 49 tỷ USD, giảm so với kỷ lục của tháng 10 là 54,5 tỷ USD.

Giá của các nhà máy tại cửa khẩu của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong hai năm vào tháng 12, tạo động lực cho chính phủ nới lỏng tiền tệ./.

Nguồn dịch từ: http://www.bloomberg.com/news/2015-01-13/china-s-exports-rise-more-than-economists-forecast-in-december.html