Nếu Hy Lạp rút khỏi Eurozone

Thứ Bảy tuần vừa rồi tạp chí Der Spiegel của Đức cho biết, Thủ tướng Angela Merkel đã sẵn sàng để Hy Lạp ra khỏi khu vực đồng Euro trong trường hợp đảng cánh tả Syriza thắng trong cuộc bầu cử ngày 25/01 và đảo ngược các chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ.

Nhóm ủng hộ đảng Syriza, do Alexis Tsipras dẫn đầu đã phản đối gay gắt với chính sách thắt lưng buộc bụng của Hy Lạp mà Liên minh châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Quỹ Tiền tệ quốc tế áp đặt lên nước này, để đổi lấy khoản vay cứu trợ tài chính có giá trị 240 tỷ Euro.

Lãnh đạo Đảng Syriza, Alexis Tsipras

Theo nhiều nhà kinh tế, kịch bản “chính phủ từ chối trả nợ, tình trạng rút tiền gửi đột ngột và phía nhà đầu tư tháo chạy” sẽ là viễn cảnh đối với Hy Lạp nếu rút khỏi Eurozone.

Châu Âu đã nhận thấy viễn cảnh này kể từ gói cứu trợ đầu tiên cho Hy Lạp năm 2010. Các nhà đầu tư đã phá giá chứng khoán châu Âu khi chỉ số chứng khoán Madrid giảm 3%; Paris giảm 3,3% và Milan giảm 4,9% vào hôm thứ Hai. Họ đã nắm bắt những khoản đầu tư tương đối bí mật của trái phiếu chính phủ Pháp và Đức, khiến cho chi phí đi vay của Berlin và Paris xuống mức thấp kỷ lục.

Trong trang cá nhân của mình, nhà kinh tế Pháp Alexandre Delaigue đã phác thảo ra các kịch bản về những điều mà nhà đầu tư đang lo lắng. "Các cuộc đàm phán giữa chính phủ mới của Hy Lạp và Troika không đem lại kết quả. Athens từ chối trả các khoản thanh toán đã đến hạn. Điều này khiến người dân lo lắng, người Hy Lạp đổ xô đi rút tiền tiết kiệm của họ từ các ngân hàng vì sợ nước này sẽ rút khỏi Eurozone và các nhà đầu tư rút vốn về nước", Delaigue nhận định.

Theo ông, Athens cần phải kiểm soát để ngăn chặn việc rút vốn, đồng tiền mới mà Hy Lạp dự định phát hành sẽ nhanh chóng giảm giá trị so với đồng Euro.

Đi, hay ở?

Ủy ban châu Âu nhấn mạnh, về mặt pháp lý, các thành viên không được rút khỏi Eurozone.
Tuy nhiên, theo Janis Emmanouilidis thuộc Trung tâm chính sách châu Âu: “Ngay cả khi không có một điều khoản trong bất kỳ hiệp ước nào của châu Âu về việc ra khỏi khu vực đồng Euro, một quốc gia vẫn có thể tìm một cơ chế pháp lý để làm như vậy”.
Rất ít nhà phân tích tin rằng, chuỗi sự kiện này có khả năng xảy ra trong tương lai gần. Joerg Kraemer và Christoph Weil tại Commerzbank cho rằng, Tsipras vẫn chưa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, và trong bất cứ trường hợp nào, thì cả Syriza lẫn Liên minh châu Âu đều không muốn ra khỏi khu vực đồng Euro.

Theo Christopher Dembik từ Saxo Banque, Hy Lạp sẽ không rời khỏi khu vực đồng Euro cả hiện nay và sau này, nhưng vấn đề lâu dài vẫn còn là câu hỏi mở bởi nước này đã mất khả năng cạnh tranh bởi những khoản nợ khổng lồ và những sai lầm từ chính sách thắt lưng buộc bụng.

Giờ đây, vấn đề không chỉ của riêng Hy Lạp, mà còn cả sự tồn tại của khu vực đồng Euro. Ông nhấn mạnh: “Lịch sử cho thấy, một khi bắt đầu phân rã, thì một liên minh tiền tệ gần như không thể trụ vững được nữa".

Ông Delaigue không loại trừ khả năng điều này sẽ làm tăng sức mạnh của các đảng cánh tả ở Tây Ban Nha, Ý… Đồng thời, chính phủ các nước châu Âu sẽ bị cám dỗ để học theo Hy Lạp.

Trong khi đó, chủ tịch nghị viện Châu Âu Martin Schulz đã cáo buộc thủ tướng Đức Angela Merkel là "suy đoán vô trách nhiệm" vào hôm thứ Tư vì những nhận xét của bà.
Các thành viên của nghị viện Châu Âu đã cảnh báo: "Nên làm rõ rằng: không có nghi vấn nào về việc rút khỏi liên minh đồng Euro. Các ý kiến không mong muốn được đưa ra không phải là ý tưởng để người dân Hy Lạp quyết định tương lai của họ thông qua các lá phiếu, nhưng cũng tùy theo Brussels hay Berlin, thậm chí có thể đẩy cử tri vào tay của các lực lượng cực đoan".

Bộ trưởng Kinh tế Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh, vị trí của Hy Lạp ở khu vực châu Âu còn phụ thuộc vào hành động của Chính phủ mới và kêu gọi Berlin cùng Ngân hàng Trung ương châu Âu cùng cố gắng phục hồi kinh tế khu vực./.

Nguồn dịch từ: http://www.news.com.au/finance/economy/elections-bankruptcy-bank-runs-this-is-what-a-greek-exit-from-the-Euro-would-look-like/story-e6frflo9-1227178728038