Kể từ 2003, khu vực Mỹ La - tinh đã trải qua một gia đoạn phục hồi kinh tế với mức tăng trưởng cao, lạm phát thấp và phúc lợi xã hội được cải thiện. Nguồn vốn rẻ và dư thừa từ nước ngoài cùng với nhu cầu lớn về hàng hóa, đặc biệt là từ Trung Quốc, mang lại triển vọng vô cùng lớn cho khu vực này.

Những những điều này có thể thay đổi khi các nước phát triển phục hồi trở lại và dòng vốn đầu tư quay ngược lại phương Tây.

Báo cáo kinh tế khu vực mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, những điểm lạc quan hợp lý về triển vọng kinh tế toàn cầu. Sản lượng toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng khoảng 3,5% trong năm 2013, tăng lên 4,0% vào năm 2014, mặc dù vân chưa thể chắc chắn về sự phục hồi thị trường của các nước phát triển và sức mạnh của các thị trường mới nổi.

Một trong những vấn đề lớn nhất vẫn là giải quyế nợ công và nỗ lực nhằm cải thiện bảng cân đối chình phủ và bảng cân đối của các ngân hàng. Đây là hai vấn đề song song có liên hệ mật thiết với nhau, và có sức mạnh châm ngòi tạo ra những vòng xoáy căng thẳng mới cho kinh tế toàn cầu.

Có một câu hỏi khác chưa có lời giải là: liệu Mỹ La - tinh có thể hình thành cái IMF gọi là “thập kỷ vàng” hay là tăng trưởng của khu vực này sẽ giảm xuống? Nhìn lại những năm 1980, toàn khu vực Mỹ La - tinh có tốc độ tăng trưởng bình quân 2%, giai đoạn 1990-2002 là 2,7%, còn từ 2003-2012 là 4%. Tăng trưởng phục hồi đáng kể từ 2003 có phần là nhờ các chính sách vĩ mô quan trọng của các chính phủ nơi đây.

Tuy nhiên, thập kỷ tăng trường vừa qua diễn ra trong bối cảnh các điều kiện bên ngoài khá yên ả, và mọi thay đổi đều có thể diễn ra. Bởi, trong khi chưa có điều gì xảy ra thì các nền kinh tế phát triển sẽ dần phục hồi, lãi suất sẽ tăng làm giảm các dòng vốn đầu tư và Mỹ La - tinh, tiền tệ trở nên đắt đỏ khi chính sách tiền tệ của phương Tây chuyển từ trạng thái nới lỏng thích ứng sang thắt chặt với mục tiêu kiềm chế lạm phát hơn là kích thích tăng trưởng./.

Dịch từ: http://www.economywatch.com/economy-business-and-finance-news/latin-america-golden-decade.11-07.html